Bài 01: Lập trình hướng đối tượng OPP

Là 1 phương pháp viết mã cho phép các lập trình viên nhóm các thuộc tính, hoạt động tượng tự nhau của đối tượng vào các class”. Điều này giúp mã lệnh giữ vững được nguyên lý DRY “don’t repeat yourself” (không lặp lại chính nó) và dễ dàng để bảo trì. 1. Đối tượng là gì ? ...

Là 1 phương pháp viết mã cho phép các lập trình viên nhóm các thuộc tính, hoạt động  tượng tự nhau của đối tượng vào các class”. Điều này giúp mã lệnh giữ vững được nguyên lý DRY “don’t repeat yourself” (không lặp lại chính nó) và dễ dàng để bảo trì.

1. Đối tượng là gì ?

Đối tượng là những sự vật, sự việc mà nó có những tính chất, đặc tính, hành động giống nhau và ta gom góp lại thành một đối tượng.  

Ví dụ: Sinh Viên là một đối tượng vì sinh viên có các đặc tính như tên, tuổi, mã sinh viên và những hành động như đi thi, học, … Mỗi sinh viên là một thể hiện của đối tượng Sinh Viên.

Động vật ta có thể ghép chúng thành một đối tượng vì chúng có các đặc tính như mắt, mũi, chân, tay , .. và các hành động như đi, ăn, uống nước, … Mỗi con vật như chó, mèo là một thể hiện của đối tượng động vật.

Xe đạp là một đối tượng vì xe đạp có các đặc tính như bánh xe, xăm xe, vỏ bánh xe và có những hành động như chạy, dừng, đâm vào bụi … :D. Mỗi chiếc xe đạp là 1 thể hiện của xe đạp.

2. Lập trình hướng đối tượng là gì?

Lập trình hướng đối tượng (OOP) là kiểu viết mã sử dụng lớp (classes), quan hệ (relationships), thuộc tính (properties) và phương thức (methods) của đối tượng (objects) nhằm giảm thời gian viết mã và giúp đơn giản hóa việc lập trình. Các đặc điểm của lập trình hướng đối tượng:

  • Tính trừu tượng (Abstraction )
  • Tính đóng gói (Encapsulation)
  • Tính kế thừa (Inheritance)
  • Tính đa hình (Polymorphism)

3. Lập trình hướng đối tượng bắt nguồn từ đâu ?

Xuất phát từ các nhược điểm của các phương pháp lập trình truyền thống như:

  • Không quản lý được dòng code khi có sự thay đổi chương trình, có nhiều chương trình cùng sử dụng một biến chung nên rất nguy hiểm khi chương trình ngày càng lớn.
  • Không tiết kiệm được tài nguyên con người và tài nguyên hệ thống, giải thuật gắn liền với dữ liệu nên khi thay đổi dữ liệu thì giải thuật buộc phải thay đổi theo.
  • Dữ liệu không bị che dấu cần là dùng nên không có tính bảo mật

Để khắc phục những hạn chế đó khi giải quyết các bài toán lớn người ta xây dựng một phương pháp tiếp cận mới, đó là phương pháp lập trình hướng đối tượng.

4. Kết luận

Kết thúc bài học này mình muốn các bạn hiểu được khái niệm lập trình hướng đối tượng(OPP) là gì. Các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về lập trình hướng đối tượng nhé. 

0