Bài 07: Thuộc tính display trong CSS (inline - block -none)

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao thẻ p lại có chiều rộng là 100%, hay thẻ div, thẻ header, footer đều có chiều rộng là 100%. Nhưng ngược lại với ...

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao thẻ p lại có chiều rộng là 100%, hay thẻ div, thẻ header, footer đều có chiều rộng là 100%. Nhưng ngược lại với các thẻ span, a, strong...  thì nó có chiều rộng phụ thuộc vào nội dung bên trong của thẻ, không những vậy mà nó cũng không thể sử dụng được hai thuộc tính margin (top và bottom). Vậy thì trong bài này chúng ta tìm hiểu thuộc tính display và các giá trị của nó để các bạn trả lời các câu hỏi trên.

Các thuộc tính của display chính bao gồm:

  • inline: hiển thị trên một hàng
  • block: hiển thị dang khối
  • inline-block: kết hợp cả 2 cách hiển thị trên
  • none: không hiển thị

1. Phân biệt display inline - block của thẻ HTML

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu hai thuộc tính inline và block của thẻ HTML.

Inline:

Là cách hiển thị trên một hàng và chiều rộng của thẻ đó sẽ phụ thuộc vào nội dung bên trong của thẻ. Vì vậy nhiều thẻ có thể nằm trên cùng một hàng và một số thuộc tính CSS không sử dụng được như thuộc tính margin-top, margin-bottomCác thẻ HTML được hiển thị mặc định inline là: spana, strong, b, i, ...

Ví dụ: Trong ví dụ này mình sử dụng thẻ span

<body>
    <span>
        Dòng thứ nhất: 
    </span>
    <span>
        Dòng thứ hai: 
    </span>
    <span>
        Dòng thứ ba: 
    </span>
</body>

Chạy lên bạn sẽ thấy nó nằm cùng trên một hàng như hình dưới đây.

Bây giờ giả sử bạn thêm một chút CSS nhu sau:

<style>
    span{
        border: solid 1px;
        margin: 30px;
        background: blue;
    }
</style>

Chạy lên giao diện sẽ như sau:

Rõ ràng thuộc tính margin đã không xuất hiện ở vị trí top và bottom.

Block:

Là cách hiển thị chiêm một khoảng rộng (một khối) và có chiêu rộng bằng 100%. Vì vậy khi bạn dùng thẻ này thì mặc dù nội dung ngắn nhưng các thẻ khác ở phía dưới vẫn phải nằm ở vị trí bên dưới nó. Các thẻ HTML hiển thị mặc đinh block là: div, p, h1 -> h6, header, footer, section, nav, ...

Ví dụ: Trong ví dụ này mình  sử dụng thẻ div

<body>
    <div>
        Dòng thứ nhất: 
    </div>
    <div>
        Dòng thứ hai: 
    </div>
    <div>
        Dòng thứ ba: 
    </div>
</body>

Chạy lên bạn sẽ thấy nó có xuống dòng:

Bổ sung thêm một chút CSS như sau:

<style>
    div{
        border: solid 1px;
        margin: 30px;
        background: blue;
    }
</style>

Lúc này giao diện sẽ xuất hiện margin top và bottom:

Inline-block

Là cách hiển thị kết hợp cả hai cách trên, nghĩa là bạn có thể sử dụng CSS để chia khổi và nằm cùng trên cùng một hàng. Thuộc tính này thường được sử dụng khi bạn muốn một thẻ hiển thị dạng khối và có thể nằm trên cùng một hàng.

2. Ẩn thẻ HTML với thuộc tính display none

Nếu bạn muốn ẩn một thẻ HTML nào đó thì bạn sẽ sử dụng thuộc tính display:none, vì nó ẩn thẻ cấp cao nhất nên tất cả các thẻ con của nó cũng sẽ ẩn theo. 

Ví dụ

<body>
    <div class="hidden">
        NỘI DUNG SẼ BỊ ẨN 
    </div>
    <div class="show">
        NỘI DUNG SẼ NHÌN THẤY
    </div>
</body>

Mình có thêm hai class cho hai thẻ div trên và mình muốn thẻ div.hidden sẽ ẩn và thẻ div.show sẽ hiển thị thì viết CSS như sau:

<style>
    .hidden{
        display: none;
    }

    .show{
        display: block;
    }
</style>

3. Thay đổi giá trị display cho các thẻ HTML

Nếu bạn muốn thay đổi cách hiển thị inline, block, inline-block, none cho các thẻ HTML thì bạn chỉ cần sử dụng thuộc tính CSS:

display: value

Ví dụ: Thiết lập display block cho the span

 

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title>thay đổi thuộc tính display:none - code24h.com</title>
        <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8">
        <style>
            span{
                display: block;
                margin: 100px;
                background: red;
            }
        </style>
    </head>
    <body>
        <span>
            NỘI DUNG SẼ BỊ ẨN 
        </span>
    </body>
</html>

4. Lời kết

Như vậy là mình đã nêu lên được một số vấn đề liên quan đến thuộc tính display trong CSS. Dựa vào các ví dụ trên tôi tin rằng bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của nó và áp dụng vào từng  trường hợp cụ thẻ.

BÀI KẾ SAU
BÀI KẾ TIẾP
 

Nguồn: code24h.com

0