19/09/2019, 06:38

Các cách để làm chủ khi học ngôn ngữ lập trình mới (Phần 2)

Ở phần trước, tôi đã đưa ra 5 phương pháp để giúp các bạn có thể làm chủ khi học ngôn ngữ lập trình mới. Phần này tôi sẽ tiếp tục liệt kê các phương pháp học ngôn ngữ lập trình còn lại mà tôi tìm hiểu được. Không quan trọng việc bạn chọn ngôn ngữ lập trình hoặc phương thức nào để ...

học ngôn ngữ lập trình

Ở phần trước, tôi đã đưa ra 5 phương pháp để giúp các bạn có thể làm chủ khi học ngôn ngữ lập trình mới.

Phần này tôi sẽ tiếp tục liệt kê các phương pháp học ngôn ngữ lập trình còn lại mà tôi tìm hiểu được.

Không quan trọng việc bạn chọn ngôn ngữ lập trình hoặc phương thức nào để học, bạn nên bắt đầu ở mức cơ bản nhất.

Ví dụ, khi David Sinsky tự học lập trình trong 8 tuần, anh ta đã dành ra một ngày cuối tuần để nắm kiến thức giới thiệu về Python và một ngày để hiểu sơ bộ về framework Django – thực hành theo những tutorial, sau đó xóa tất cả các code mẫu của tutorial, và tự làm lại thông qua trí nhớ. (Xem thêm Framework là gì?)

Bắt đầu với những thứ cơ bản và hãy kiên nhẫn với bản thân trong quá trình học tập.

Để cho dự án lập trình đầu tiên của mình được hoàn thành, hãy chia nhỏ dự án đó thành nhiều bước đơn giản.

Và nếu một phương thức học tập nào đó không mang lại hiệu quả cho bạn thì hãy thử những cách thức khác trước khi bỏ cuộc.

Các trang web dạy học trực tuyến miễn phí như Codecademy và tham gia chương trình Hour of Code có thể giúp bạn viết chương trình máy tính đầu tiên của mình.

Các tutorial từ những trang như KhanAcademy, Codecademy, Code.org, và nhiều trang khác sẽ giới thiệu bạn những kiến thức lập trình cơ bản hay lập trình game, lập trình web,…

Tìm những tài nguyên cần thiết về những ngôn ngữ mà bạn đang học.

Đây là những điểm bắt đầu rất tốt, nhưng bạn sẽ cần tiếp tục học xa hơn sau những phần sơ lược này.

Đối với tôi, bài tập về nhà là phần dở nhất của mô hình trường học. Nó có vẻ giống như một mánh khóe tinh vi để nhằm giết niềm vui và khiến cho sinh viên luôn bận rộn – nhưng công bằng mà nói, đôi khi nó cũng có giá trị. Nhưng giờ đây khi tôi nhìn lại, tầm quan trọng của bài tập về nhà cuối cùng cũng có một ý nghĩa gì đó. Nó buộc tôi phải áp dụng kiến thức mới một cách chủ động.

Nếu bạn đang theo học một lớp lập trình, đừng đánh giá thấp hiệu quả của bài tập về nhà. Hãy nghiêm túc, luôn luôn xem nó như một cơ hội để củng cố thêm những gì bạn đã học được vào trí nhớ của bạn về lâu về dài.

Nhưng nhiều khi, làm bài tập về nhà vẫn là chưa đủ. (Và nếu bạn đang tự học lập trình mà không có một người hướng dẫn thực sự, thì có thể bạn sẽ chẳng có bài tập về nhà nào để bắt đầu với nó cả.)

  Ngôn ngữ lập trình nào phổ biến nhất thế giới?

Vậy giải pháp ở đây là gì? Hãy tạo ra cho mình một vài dự án cá nhân!

Hãy nghĩ về một vài ý tưởng dự án mà bạn muốn thực hiện. Đối với người mới học lập trình, bạn có thể tạo ra một trò chơi kiểu Tic-Tac-Toe hoặc Hangman. Đối với các lập trình viên dày dạn thì cố gắng tìm hiểu một framework mới, hay thử lập trình một ứng dụng web hoặc trò game mobile đơn giản. Miễn là nó tạo ra hứng thú cho bạn, hãy thực hiện nó!

Với phương pháp này bạn sẽ thu được 2 lợi ích rất lớn.

Đầu tiên, nó sẽ giúp duy trì sự tập trung của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên sẽ học tốt hơn khi họ có thể theo đuổi các chủ đề mà họ quan tâm. Đó là chính xác những gì một dự án cá nhân mang lại. Bạn có một mục tiêu cuối cùng mà bạn thực sự muốn đạt được, do đó bạn có nhiều khả năng để lưu giữ lại những thông tin và kiến thức đó.

Thứ hai, bạn không có áp lực bắt buộc phải thành công. Trong khi thành công thì rất tốt, nhưng nếu không xem trọng điều đó cho phép bạn được thử nghiệm và sáng tạo. Chắc chắn bạn sẽ gặp phải những vấn đề, nhưng nó giống như là bạn đang chơi trò xếp hình Lego hơn là bài tập về nhà. Nó mang lại nhiều niềm vui và không có sự căng thẳng.

Sự thật là không có lập trình viên nào nhớ được tất cả mọi thứ mà họ đã học được. Ngay cả sau khi bạn đã làm việc với một thư viện hoặc framework cụ thể trong một thời gian, thì cũng không phải là hiếm nếu bạn không thể nhớ hết các chức năng của nó trong tâm trí của mình.

Trong thực tế, việc cố gắng ghi nhớ tất cả mọi thứ chỉ sẽ chỉ tốn thời gian và công sức của bạn mà thôi. Các tài liệu tham khảo tồn tại là cũng bởi lý do này. Tại sao lại phải nhồi nhét toàn bộ kiến thức bách khoa toàn thư vào bộ nhớ khi bạn có thể lật mở nó ra bất cứ khi nào bạn cần nó? Điều này cũng đúng cho các thư viện lập trình ứng dụng API.

Vậy thì khi nào nên ghi nhớ và khi nào nên tham khảo?

Đối với các khái niệm thì bạn nên ghi nhớ về chúng.

  Những cái khó khăn của tự học code - và cách giải quyết chúng

Đối với tất cả những thứ khác – chẳng hạn như tên gọi cụ thể các function, danh sách tham số, v.v… – tôi sẽ không lo lắng để nhớ về chúng. Hãy lưu giữ chúng trong các tài liệu tham khảo. Đôi khi bạn sẽ tham khảo một cái gì đó vào lúc bạn đã quên về nó. Nếu điều đó xảy ra, cũng không sao cả. Nếu không, điều đó là rất tốt.

Cá nhân tôi có hàng trăm các bookmark lưu các API, hướng dẫn, và tutorial khác nhau. Nếu tôi cần phải thực hiện một số loại thuật toán tìm đường, tôi có thể tham khảo một hướng dẫn để giúp mình có được phần code đó trước khi tôi lại quên về nó một lần nữa. Nó giúp hiểu các khái niệm cơ bản, nhưng tôi cố gắng không phải băn khoăn về các chi tiết thực hiện.

Tôi sẽ lặp đi lặp lại một triệu lần rằng: làm lập trình viên rất khó và sẽ là chuyện bình thường nếu bạn phải vật lộn với nó. Tôi đã lập trình như là một sở thích trong hơn một thập kỷ và tôi vẫn thấy khá khó khăn khi cần phải học thêm những khái niệm mới.

Đừng dằn vặt chính mình lên nếu bạn không thể nhớ tất cả mọi thứ ngay lập tức. Các lời khuyên trên đây hy vọng sẽ có ích cho bạn, và thậm chí nếu không thì bạn luôn luôn có thể dựa vào các tài liệu tham khảo đã được bookmark như một phương sách cuối cùng.

Nguồn: Tổng hợp từ Internet.

Xem thêm việc làm Software Developers mới nhất trên TopDev 

TopDev via viblo

  Top 10 ngôn ngữ lập trình tốt nhất để học năm 2019
  Vì sao các ông lớn công nghệ lại đua nhau phát triển ngôn ngữ lập trình của riêng mình?
0