12/08/2018, 13:20

Các mã nguồn mở tốt nhất để làm website bán hàng thương mại điện tử (TMĐT)

Thương mại điện tử bao gồm bất kỳ loại hình kinh doanh, hoặc giao dịch thương mại, có liên quan đến việc chuyển đổi thông tin Internet giữa các mạng máy tính khác nhau. Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà không có rào cản về thời gian hay khoảng cách. ...

Thương mại điện tử bao gồm bất kỳ loại hình kinh doanh, hoặc giao dịch thương mại, có liên quan đến việc chuyển đổi thông tin Internet giữa các mạng máy tính khác nhau. Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà không có rào cản về thời gian hay khoảng cách.

picture9.jpg

Trong bài viết này, mình sẽ phân tích chi tiết điểm mạnh và điểm yếu của các mã nguồn web bán hàng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay gồm có Magento, PrestaShop, Zen Cart, WooCommerce, OpenCart, CS-Cart, OsCommerce, Joomla Virtuemart, TomatoCart, Sellvana,... Mình sẽ liệt kê những điểm chính, những tính năng cốt lõi của mỗi loại cũng như quan điểm tích cực và tiêu cực của mình về những loại mã nguồn này.

1.Magento

magento.jpg

Magento gồm có 2 phiên bản đó là Community Edition (CE) và Enterprise Edition (EE). Cái đầu tiên là mã nguồn mở, miễn phí sử dụng tuy nhiên bạn phải mất khá nhiều tiền để đầu tư vào nó như thiết lập các hệ thống thanh toán, mua các extension, tên miền, máy chủ và nhiều thứ khác để có thể làm nên một web site bán hàng hoàn chỉnh. Phiên bản thứ 2 Enterprise Edition là phiên bản mất phí có giá 15,500$$năm nhưng được tích hợp rất nhiều chức năng và bạn không cần phải mất công để thiết lập nó như phiên bản Community Edition, thích hợp cho các website lớn tầm cỡ thương mại điện tử (TMĐT). Ở đây mình chỉ bàn tới bản Community Edition vì mình chỉ quan tâm tới mã nguồn mở.

Magento Community Edition (CE) cũng không phải là giải pháp dễ dàng để có thể xây dựng website bán hàng. Nó được tích hợp nhiều chức năng thích hợp cho một website bán hàng nhưng bạn sẽ cần một đội lập trình viên để có thể khai thác hết khả năng vốn có của nó. Ngoài ra, Magento cũng thuộc dạng website phức tạp, khó sử dụng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu, việc thêm sản phẩm hay tuỳ biến các chức năng khá là khó. Bạn sẽ cần nhiều thời gian để học hỏi và làm quen nó hơn các nền tảng khác.

Điểm yếu của Magento CE không hỗ trợ PCI Compliant đầy đủ bằng Magento EE. PCI Compliant là một chứng chỉ bảo mật cấp cao đối với hệ thống máy chủ của các website thương mại điện tử (TMĐT). Nếu bạn có ý định xây dựng một website tầm cỡ thương mại điện tử thì đây là điều không thể thiếu với với các doanh nghiệp. Và bạn sẽ cần bản EE để có thể được hỗ trợ đầy đủ cho PCI Compliant.

Nếu bạn chọn sử dụng Magento, bạn sẽ có được một website nhiều chức năng nhất, có thể thiết lập nhiều gian hàng trên website ví dụ như gian hàng điện tử, gian hàng thời trang, … và đương nhiên là bạn có thể thiết lập đa ngôn ngữ cho website chạy Magento một cách dễ dàng. Ngoài ra, Magento cũng được tích hợp nhiều chứ năng rất hữu ích như cài sẵn Google Analytics, cho phép tạo sitemap cho website, hỗ trợ URL rewrites và thẻ meta tốt cho SEO,…Magento CE cũng có một công cụ báo cáo cực kì trực quan giúp bạn có thể theo dõi doanh thu, lợi nhuận rất dễ dàng. Về sản phẩm trong Magento, mình đánh giá đây là mã nguồn linh hoạt nhất, bạn có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm theo ý muốn, tuỳ biến thoải mái             </div>
            
            <div class=

0