29/08/2020, 10:09

Chỉ bạn các bố trí thiết kế gian bếp nhà hàng

Chỉ bạn các bố trí thiết kế gian bếp nhà hàng

Khu vực nhà bếp trong nhà hàng là khu vực nên được đầu tư nhất trong toàn bộ tổng thể nhà hàng. Bởi đây là nơi làm ra các món ăn ngon cho thực khách. Khu bếp được bố trí hợp lí, gọn gàng thuận tiện, sạch sẽ giúp các đầu bếp và phụ bếp thực hiện công việc được nhanh chóng và dễ dàng hơn, góp phần tăng doanh thu cho nhà hàng. Vì vậy, chúng tôi xin được đưa ra những lưu ý về việc sắp xếp các khu vực trong thiết kế bếp nhà hàng để các bạn tham khảo.

Xem thêm dụng cụ vệ sinh thang cuốn của công ty Hành Tinh Xanh

Khu vực kho lưu trữ thực phẩm

Đây là khu vực quan trọng bở nhà hàng hoạt động tốt và luôn sắn sàng phục vụ khách hàng khi và chỉ khi có sẵn thực phẩm trong kho. Khu vực kho rộng rãi, sắp xếp hợp lí và gọn gàng giúp người đầu bếp dễ dàng tìm thấy thực phẩm mình cần. Hơn nữa, khu vực này cũng cần thông thoáng để thực phẩm không bị hư hỏng. Các thiết bị như tủ bảo quản thực phẩm, tủ bảo quản rau củ quả phải được lau và bảo trì thường xuyên nhằm đảm bảo cho thực phẩm được bảo quản tốt nhất.

Khu sơ chế của bếp nhà hàng, khách sạn

Khu sơ chế bao gồm các hệ thống như: Chậu rửa, giá để đồ, thiết bị thái rau củ quả, máy cưa xương, xe đẩy thức ăn dao, thớt, thùng rác, vv… 

Trong khu này nên thiết kế các giá để và các chậu rửa vừa tầm tay đầu bếp, chậu rửa bằng Inox rộng và chia thành nhiều ngăn. Dao thớt được để hoặc treo vừa tầm tay để phụ bếp có thể tiện lấy đồ xuống. Thùng rác dưới chân hoặc bên cạnh không được làm vướng chân người sơ chế. Các giá để đổ gọn gàng chia thành nhiều ngăn để có thể cất đặt được dụng cụ như rổ rá, xoong nồi được nhiều mà vẫn thoáng.

Khu gia công trong bếp nhà hàng, khách sạn

Các thực phẩm sau khi được sơ chế sẽ chuyển sang khu gia công, gồm: Băm chặt thịt, nhào bột, nặn bột, viên thịt, ướp gia vị, ướp cá, tôm, lăn bột,… Khi thiết kế bếp nhà hàng nên bố trí một không gian rộng để có thể đủ chỗ cho 3 đến 4 đầu bếp đứng. Các vật dụng, xe đẩy thức ăn 3 tầng bằng nhựa của khu vực này cũng thường được làm từ Inox, gỗ, hoặc đá,… có bề mặt nhẵn dễ vệ sinh.

Khu bếp nấu trong thiết kế bếp nhà hàng

Đây là khu vực quan trọng nhất trong quy trình làm bếp.

- Khu vực này sẽ có các đồ dùng, thiết bị như bếp xào, nấu, bếp hấp, bếp hầm, bếp chiên, bếp nướng… Chính vì là khu nấu nướng nên nhiệt độ ở đây cao và còn có cả bình ga, bếp điện, ổ cắm,… vì vậy nên cần thiết kế đảm bảo an toàn cũng như thoáng để người đầu bếp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Các thiết bị đồ dùng ở đây cũng cần làm từ inox hoặc đá để vệ sinh dễ dàng do có thể thường bị mỡ bắn ra.


Khu vực này cũng cần được trang bị máy hút mùi do đơn vị chuyên nghiệp thực hiện, không để khói làm ảnh hưởng nhà bếp, cũng như ảnh hưởng ra bên ngoài bàn ăn của khách.

Khu trình bày thức ăn và ra đồ

Các thiết bị cho khu này bao gồm chậu rửa, các giá inox, các bàn inox,   chờ sẵn, giá bát đĩa…

Cửa ra đồ phải rộng, thoáng, không vướng víu làm đổ vỡ cũng như dây dưa thức ăn ra ngoài. Khu vực này cũng cần tuyệt đối sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực khách.

Khu rửa bát và diệt khuẩn của bếp nhà hàng, khách sạn

Bát đĩa, xong nồi đã qua sử dụng sẽ được tập trung ở khu này để vệ sinh làm sạch, vì vậy, các thiết bị nhà bếp ở đây gồm: Bàn để, các chậu rửa,  các giá thang inox nhiều tầng... khi thiết kế bếp nhà hàng nên bố trí chúng sát tường hoặc trên cao để đảm bảo vệ sinh, ngoài ra tủ diệt khuẩn cho bát đĩa cũng phải thực hiên trong một quy trình khép kín bố trí rộng rãi và và logic.


Hi vọng rằng những lưu ý quan trọng trên sẽ giúp cho thiết kế bếp nhà hàng được đẹp và hoàn thiện hơn góp phần nâng cao doanh thu cho nhà hàng của bạn.

0