12/08/2018, 13:16

Chuẩn mực kế toán Malaysia

Kế toán là công cụ quản lý tài chính hiệu quả mà hiện nay đã mang tính phổ biến trên phạm vi khu vực và toàn cầu, tuy nhiên do đặc điểm riêng biệt vể kinh tế, xã hội và chính trị, vẫn có nhiều khác biệt ở các quốc gia. 1. Khái niệm hội tụ Trước xu thế toàn cầu hóa, các chuẩn mực quốc tế như ...

Kế toán là công cụ quản lý tài chính hiệu quả mà hiện nay đã mang tính phổ biến trên phạm vi khu vực và toàn cầu, tuy nhiên do đặc điểm riêng biệt vể kinh tế, xã hội và chính trị, vẫn có nhiều khác biệt ở các quốc gia.

1. Khái niệm hội tụ

Trước xu thế toàn cầu hóa, các chuẩn mực quốc tế như Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) của Ủy ban Chuẩn mực Tài chính Quốc tế (IASB) đã được ban hành, nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách khác biệt này, và được nhiều quốc gia tham khảo để có bộ chuẩn mực kế toán riêng của chính mình, trong đó có Malaysia. Nhìn từ góc độ những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia, việc áp dụng bộ chuẩn mực kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế giống như việc dùng tiếng Anh để lập báo cáo tài chính vậy. Khi đó thì không chỉ các nhà đầu tư Malaysia, mà các nhà đầu tư trên toàn thế giới có thể đọc hiểu về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết Malaysia.

Indian-Accounting-Standards-to-Convergence-with-IFRS.jpg

Hiện nay, khi nói đến chuẩn mực kế toán, người ta thường nhắc đến cụm từ “hội tụ”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc có một ngôn ngữ kế toán chung là cần thiết để tăng cường sự minh bạch, hiểu biết, tạo tiền đề cho việc giảm rủi ro cho các nhà đầu tư cũng như thu hút vốn vào thị trường vốn. “Hội tụ” chính là việc các quốc gia đồng hóa, chuyển đổi từ tiêu chuẩn kế toán quốc gia sang tiêu chuẩn kế toán quốc tế như IFRS.

Hội tụ sẽ nâng cao mức độ tin cậy và thu hút vốn đầu tư vào thị trường Malaysia. Đây là điều mà hơn 100 quốc gia đang làm, bao gồm Australia, Brazil, Canada, Hàn Quốc, Anh và cả Việt Nam,…

2. Sự áp dụng của chuẩn mực kế toán quốc tế tại các công ty niêm yết

Khi mở bất kỳ một báo cáo thường niên của một công ty trên thị trường chứng khoán Bursa của Malaysia, trong phần đầu của Thuyết minh báo cáo tài chính, ta có thể đọc được tên của chuẩn mực kế toán được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

adoption.jpg

Theo đó, từ ngày 19/11/2011, Hội đồng chuẩn mực kế toán Malaysia (MASB) đã ban hành Khung chuẩn mực báo cáo tài chính Malaysia (MASB framework). Các tiêu chuẩn trong khung được gọi là Chuẩn mực BCTC (FRS). Khung chuẩn mực này là bản áp dụng đầy đủ hệ thống Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS), áp dụng bắt buộc trong việc lập báo cáo thường niên của các công ty niêm yết từ năm 2012. Malaysia là một trong những nước hầu như áp dụng toàn bộ IFRS và gần như không sửa đổi, bên cạnh đó còn có Hồng Kong, Indonesia, Đài Loan,…

Hàng năm, MASB sẽ ban hành một số quy định sửa đổi khi có thay đổi trong các tiêu chuẩn kế toán tại Vương quốc Anh. Điều này là do Anh là một trong những nước đã hội tụ với IFRS, và hệ thống luật pháp của Malaysia bị ảnh hưởng khá nhiều từ thông luật Anh.

3. Hệ thống kế toán Malaysia – Hội tụ từng phần

Năm 2008, Malaysia công bố kế hoạch hội tụ và dự kiến sẽ hoàn thành và áp dụng từ năm 2012. Trước thời điểm dự kiến 1 tháng, khung chuẩn mực MFRS ra đời, đánh dấu việc bắt đầu áp dụng một khuôn khổ tuân thủ toàn bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Tuy nhiên, khung chuẩn mực này không áp dụng cho toàn bộ công ty Malaysia.

multinational-corporations-and-financial-accounting-framework-26-728.jpg

Hiện nay, các FRS thuộc khung MFRS được áp dụng cho các công ty niêm yết và mở rộng thêm một số trường hợp như có quy mô lớn hoặc thuộc một số lĩnh vực đặc thù như tài chính, bảo hiểm. Các doanh nghiệp không niêm yết và quy mô nhỏ được phép áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia hiện hành và không hội tụ với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4. Yếu tố con người

Bên cạnh một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, lực lượng các kế toán viên và kiểm toán viên cũng là yếu tố “phần cứng” không thể thiếu trong hệ thống kế toán Malaysia.

image01.jpg

Hệ thống nghiệp vụ kế toán tại Malaysia được quy định bởi Viện kế toán Malaysia (MIA) theo quyền hạn của Luật Kế toán, năm 1967. MIA là một cơ quan thuộc Bộ Tài chính và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng cục Kế toán. Tính đến ngày 04 tháng 2 năm 2016, MIA có 32.618 thành viên trong đó 68% có liên quan đến thương mại và công nghiệp, 22% làm việc trong thực tế xã hội và 10% nằm trong chính phủ và các học viện. Về các công ty kế toán, đến ngày 30/06/2015, có 1.407 doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ kiểm toán và 836 công ty khác cung cấp dịch vụ kế toán liên quan khác Hầu hết các công ty kế toán lớn trên thế giới như Ernst & Young, Deloitte, KPMG, PricewaterhouseCoopers, BDO, Geneva International Group, Crowe Horwath, Baker Tilly, Urbach Hacker Young và Grant Thornton đều đã có mặt tại Malaysia.

Trách nhiệm của MIA bao gồm giáo dục và đảm bảo chất lượng cũng như thực hiện các chế tài để đảm bảo độ tin cậy của các kế toán chuyên nghiệp và lợi ích công cộng tiếp tục được duy trì. Để thực hiện vai trò của mình, MIA có một số phương pháp chuyên biệt như:

  • MIA ban hành bộ luật về Quy chuẩn hành xử chuyên nghiệp và đạo đức, và chuẩn mực kiểm toán cho các kế toán tại Malaysia. Bộ luật này nằm trong các tiêu chuẩn được đặt ra bởi Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) và Hội đồng chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế (IAASB).

  • Tất cả các kế toán tại Malaysia được công nhận phải là thành viên của MIA, và MIA có trách nhiệm giáo dục các thành viên của họ nâng cao kỹ năng và đảm bảo đúng tiêu chuẩn đạo đức.

  • MIA có những chế tài nghiêm khắc để trừng phạt những thành viên vi phạm tiêu chuẩn đã được quy định.

Bên cạnh MIA, Viện Malaysia Kế toán Công chứng (MICPA), được thành lập vào năm 1958, là một cơ quan kế toán khác cũng tham gia vào việc đào tạo và phát triển của các kế toán viên tại Malaysia. Ngoài ra, cơ quan kế toán từ các quốc gia có nền kế toán phát triển như Hiệp hội Kế toán Công chứng (ACCA), Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (CIMA), Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW), CPA Australia,… cũng đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và phát triển Malaysia hướng tới đạt trình độ kế toán chuyên nghiệp.

5. Tổng kết

Hiện nay các nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn thông tin tài chính minh bạch của các công ty triển vọng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Bursa qua các báo cáo quý, báo cáo năm được trình bày theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc hội tụ hệ thống kế toán, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao cho nguồn nhân lực kế toán viên và kiểm toán viên đã trở thành xu thế tất yếu trên thế giới, và là một tiêu chí của một thị trường chứng khoán hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

0