06/04/2021, 14:35

Chương trình quản lý sinh viên PHP lưu Session - Học lập trình PHP căn bản

Trong bài tập này chúng ta sẽ viết một chương trình quản lý sinh viên sử dụng Session nhé các bạn, nghĩa là ta sẽ sử dụng session để lưu trữ dữ liệu thay vì sử dụng MySQL. Bài tập này khá hay bởi nó tập cho bạn thực hiện các thao tác lấy danh sách, thêm, xóa và sửa. Đầu tiên bạn tạo cho tôi một ...

Trong bài tập này chúng ta sẽ viết một chương trình quản lý sinh viên sử dụng Session nhé các bạn, nghĩa là ta sẽ sử dụng session để lưu trữ dữ liệu thay vì sử dụng MySQL. Bài tập này khá hay bởi nó tập cho bạn thực hiện các thao tác lấy danh sách, thêm, xóa và sửa.

Đầu tiên bạn tạo cho tôi một cấu trúc folder như sau:

quan ly sinh vien su dung session png

Trong đó các file được giải thích như sau:

  • students.php: Đây là file lưu trữ các hàm lấy danh sách, thêm, xóa và sửa sinh viên
  • student-list.php: Đây là file hiển thị danh sách sinh viên
  • student-add.php: Đây là file thực hiện hai thao tác đó là thêm và sửa
  • student-delete.php: Đây là file thực hiện thao tác xóa sinh viên.

1. Viết thư viện quản lý sinh viên bằng Session

Đầu tiên bạn mở file students.php lên và nhập vào nội dung sau:

 

session_start();

// Lấy danh sach sinh viên trong session
function getAllStudents()
{
    return isset($_SESSION['students']) ? $_SESSION['students'] : array();
}

// Lấy chi tiết một sinh viên dựa vào sinh viên id
function getStudent($student_id)
{
    // Lấy danh sách sinh viên để tìm
    $students = getAllStudents();
    
    // Duyệt qua từng phần tử, nếu xuất hiện ID giống nhau thì tức là đã tìm thấy sinh viên
    foreach ($students as $item)
    {
        if ($item['student_id'] == $student_id){
            return $item;
        }
    }
    
    return array();
}

// Xóa sinh viên bởi sinh viên ID
function deleteStudent($student_id)
{
    // Lấy danh sách sinh viên để tìm
    $students = getAllStudents();
    
    /// Duyệt qua từng phần tử, nếu xuất hiện ID giống nhau thì tức là đã tìm thấy sinh viên
    foreach ($students as $key => $item)
    {
        // Đã tìm thấy thì dùng hàm unset để xóa
        if ($item['student_id'] == $student_id){
            unset($students[$key]);
        }
    }
    
    // Cập nhật lại Session
    $_SESSION['students'] = $students;
    
    return $students;
}

// Hàm thêm và sửa sinh viên
function updateStudent($student_id, $student_name, $student_email)
{
    // Lấy danh sách sinh viên
    $students = getAllStudents();
    
    // Khai báo cấu trúc lưu trữ một sinh viên
    $new_student = array(
        'student_id' => $student_id,
        'student_name' => $student_name,
        'student_email' => $student_email
    );
    
    // Trường hợp update
    $is_update_action = false;
    foreach ($students as $key => $item)
    {
        if ($item['student_id'] == $student_id){
            $students[$key] = $new_student;
            $is_update_action = true; // khai báo đây là action update
        }
    }
    
    // Trường hợp add, tứ là $is_update_action = false
    if (!$is_update_action){
        $students[] = $new_student;
    }
    
    // Cập nhật dữ liệu trong Session
    $_SESSION['students'] = $students;
    
    return $students;
}

 

Kể từ bây giờ các file còn lại sẽ require file này vào để sử dụng thư viện.

2. Hiển thị danh sách sinh viên

Bạn mở file student-list.php lên và copy nội dung sau vào:

 

<?php
require ("/students.php");
$students = getAllStudents();
?>

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title>Danh sách sinh viên</title>
        <meta charset="UTF-8">
        <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
    </head>
    <body>
        <a href="student-add.php">THÊM</a>
        <table border="1" cellspacing="0" cellpadding="10">
            <tr>
                <td>ID</td>
                <td>Fullname</td>
                <td>Birthday</td>
                <td>Action</td>
            </tr>
            <?php foreach ($students as $item){ ?>
            <tr>
                <td><?php echo $item['student_id']; ?></td>
                <td>
                    <a href="student-add.php?id=<?php echo $item['student_id']; ?>"><?php echo $item['student_name']; ?></a>
                </td>
                <td><?php echo $item['student_email']; ?></td>
                <td>
                    <form method="post" action="student-delete.php">
                        <input type="hidden" value="<?php echo $item['student_id']; ?>" name="student_id"/>
                        <input onclick="return confirm('Ban co chac muon xoa sinh vien nay hay khong?');" type="submit" value="Delete" name="delete"/>
                    </form>
                </td>
            </tr>
            <?php } ?>
        </table>
    </body>
</html>

 

Thư nhất: Trong file này mình đã dùng hàm getAllStudents() để lấy danh sách sinh viên, đồng thời sử dụng vòng lặp foreach để lặp qua từng sinh viên và in ra trình duyệt.

 

require ("/students.php");
$students = getAllStudents();

 

Thứ hai: Trong mỗi vòng lặp mình có tạo một cái form dùng để delete, trong form có một input hidden lưu trữ sinhvien_id để khi người dùng nhấn delete ta sẽ biết là cần delete sinh viên id nào.

 

<?php foreach ($students as $item){ ?>
<tr>
    <td><?php echo $item['student_id']; ?></td>
    <td>
        <a href="student-add.php?id=<?php echo $item['student_id']; ?>"><?php echo $item['student_name']; ?></a>
    </td>
    <td><?php echo $item['student_email']; ?></td>
    <td>
        <form method="post" action="student-delete.php">
            <input type="hidden" value="<?php echo $item['student_id']; ?>" name="student_id"/>
            <input onclick="return confirm('Ban co chac muon xoa sinh vien nay hay khong?');" type="submit" value="Delete" name="delete"/>
        </form>
    </td>
</tr>
<?php } ?>

 

Thứ ba: Trong phần tên sinh viên mình gắn thẻ a trỏ đến trang student-add.php, bạn để ý là URL mình có bổ sung thêm một cái query string đó là student-add.php?id=<?php echo $item['student_id']; ?>. Lúc này ở bên file student-add.php sẽ kiểm tra nếu URL có id thì tức là thao tác edit, ngược lại là thao tác add.

 

<form method="post" action="student-delete.php">
    <input type="hidden" value="<?php echo $item['student_id']; ?>" name="student_id"/>
    <input onclick="return confirm('Ban co chac muon xoa sinh vien nay hay khong?');" type="submit" value="Delete" name="delete"/>
</form>

 

3. Thêm và sửa sinh viên

Bạn mở file student-add.php lên và dán nội dung sau vào:

 

<?php
require ("/students.php");

// Biến lưu trữ data và error
// Biến này phải khai báo ở đây để ở dưới sử dụng sẽ không bị lỗi
$data = array();
$errors = array();

// Biến kiểm tra có phải action edit hay không
$is_update_action = false;

// Trường hợp edit thì ta lấy thông tin để show ra cho người dùng thấy
if (!empty($_GET['id']))
{
    $data = getStudent($_GET['id']);
    $is_update_action  = true;
}

// Nếu người dùng click vào nút submit
if (!empty($_POST['add_student']))
{
    
    // Lấy thông tin
    $data['student_id'] = isset($_POST['id']) ? $_POST['id'] : '';
    $data['student_name'] = isset($_POST['name']) ? $_POST['name'] : '';
    $data['student_email'] = isset($_POST['email']) ? $_POST['email'] : '';
    
    // Validate
    if (empty($data['student_id'])){
        $errors['student_id'] = 'Ban chua nhap ID';
    }
    
    if (empty($data['student_name'])){
        $errors['student_name'] = 'Ban chua nhap name';
    }
    
    if (empty($data['student_email'])){
        $errors['student_email'] = 'Ban chua nhap Email';
    }
    
    //  Nếu dữ liệu hợp lệ thì thực hiện thao tác update thông tin
    // đồng thời redirect về trang danh sách
    if (empty($errors)){
        updateStudent($data['student_id'], $data['student_name'], $data['student_email']);
        header("Location:student-list.php");
    }
}
?>

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title>Thêm sinh viên</title>
        <meta charset="UTF-8">
        <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
    </head>
    <body>
        <a href="student-list.php">BACK</a>
        <form method="post">
            <table border="1" cellspacing="0" cellpadding="10">
                <tr>
                    <td>Id</td>
                    <td>
                        <input type="text" name="id" value="<?php echo !empty($data['student_id']) ? $data['student_id'] : ''; ?>" />
                        <?php echo !empty($errors['student_id']) ? $errors['student_id'] : ''; ?>
                    </td>
                </tr>
                <tr>
                    <td>Name</td>
                    <td>
                        <input type="text" name="name" value="<?php echo !empty($data['student_name']) ? $data['student_name'] : ''; ?>" />
                        <?php echo !empty($errors['student_name']) ? $errors['student_name'] : ''; ?>
                    </td>
                </tr>
                <tr>
                    <td>Email</td>
                    <td>
                        <input type="text" name="email" value="<?php echo !empty($data['student_email']) ? $data['student_email'] : ''; ?>" />
                        <?php echo !empty($errors['student_email']) ? $errors['student_email'] : ''; ?>
                    </td>
                </tr>
                <tr>
                    <td></td>
                    <td><input type="submit" name="add_student" value="<?php echo ($is_update_action) ? "Cap nhat" : "Them moi"; ?>" /></td>
                </tr>
            </table>
        </form>
    </body>
</html>

 

File này khó hơn một chút xíu là thực hiện cả hai thao tác edit và add luôn, bạn hãy để ý từng dòng comment của mình thật kỹ nhé.

4. Xóa sinh viên

Bạn mở file student-delete.php lên và dán nội dung sau vào:

 

// Nếu là delete thì thực hiện thao tác này
if (!empty($_POST['delete']))
{
    require ("/students.php");
    $student_id = isset($_POST['student_id']) ? $_POST['student_id'] : '';
    deleteStudent($student_id);
}

// Cuối cùng là chuyển hướng về trang danh sách
header("Location:student-list.php");

 

Phần delete này là dễ nhất phải không các bạn :)

5. Lời kết

Bài viết chương trình quản lý sinh viên sử dụng session này đã thẻ hiện rõ bốn thao tác chính đó là lấy danh sách, thêm, xóa và sửa sinh viên. Sau này khi các bạn lập trình web thì bạn sẽ sử dụng MySQL để lưu trữ thay vì sử dụng session như trong bài. Nếu bạn hiểu nguyên tắc hoạt động của các file trê thì sau này bạn sẽ không bỡ ngỡ khi thực hiện trong project của các bạn đấy.

DEMO

Hoàng Hải Đăng

24 chủ đề

7226 bài viết

Cùng chủ đề
0