19/09/2018, 14:51

Công nghệ khiến xã hội ngớ ngẩn hơn

Merry Christmas. Happy birthday. Happy… Darwin Day? Trong danh sách dài về các ngày lễ, thì Darwin Day có lẽ đây là một ngày kỳ lạ để kỷ niệm. Nhưng là cha đẻ của thuyết tiến hoá, Charlie đã đưa ra cho chúng tôi rất nhiều góc nhìn, thay đổi mọi suy nghĩ của chúng ta về bản ...

Merry Christmas. Happy birthday. Happy… Darwin Day?

Trong danh sách dài về các ngày lễ, thì Darwin Day có lẽ đây là một ngày kỳ lạ để kỷ niệm. Nhưng là cha đẻ của thuyết tiến hoá, Charlie đã đưa ra cho chúng tôi rất nhiều góc nhìn, thay đổi mọi suy nghĩ của chúng ta về bản thản mình và thế giới xung quanh.

Trong khi đây là một ngày tuyệt vời để ngồi xuống, lấy bản sao của Origin of Species và hoà mình vào những gì con người đã đóng góp cho khoa học cũng như trí tuệ, thì bài này lại viết ngược hoàn toàn.

Thay vì đắm chìm vào những phát hiện về tự nhiên của Darwin, tôi lại muốn biết về cách ra đời của công nghệ hiện đại và khiến chúng tôi trở nên ngớ ngẩn hơn. Không mang tính hào nhoáng như “Darwin Awards”, nhưng tinh tế và có thể khắc phục hậu quả.

Internet dù chỉ mới phổ biến vào đầu những năm 2000, nhưng thật khó có thể tưởng tượng ra cuộc sống mà không có nó. Tôi sống ở nước ngoài, nhưng tôi vẫn có thể liên lạc với gia đình, bạn bè ở quê nhà. Và trong thế giới rộng lớn của chúng ta, mạng đã cho chúng ta khả năng tiếp cận đến vô số các thông tin khác.

Đừng hiểu nhầm ý tôi nha, tôi không có ý dìm hàng Internet đâu, nhưng chúng ta đã quá lệ thuộc vào nó khiến suy nghĩ chúng trở nên lú lẫn và đắm chìm vào một mớ hỗn độn.

Ranh giới

Animated GIF  - Find & Share on GIPHY

Bạn không thể đi một phút mà không kiểm tra những status hoặc những lượt like trên tweet của bạn. Chính bản thân tôi cũng đã kiểm tra mạng xã hội tới bốn lần trong khi viết bài này. Kiểm tra mạng xã hội đã trở thành điều không thể thiếu như việc hít thở. Và chúng ta không thể nhớ tại sao lại như vậy.

Như triết học gia La Mã Seneca từng nói: “Để có ở mọi nơi thì phải không ở nơi nào.”

Tham gia ngay để biết thêm về cuộc chiến

Không phải đổ lỗi cho Internet, tuy nhiên vì điên cuồng thèm muốn nó.

Khi chúng ta liên tục bị phân tâm và gián đoạn, não của chúng ta không thể đưa ra khả năng phân biệt và suy nghĩ sâu xa (deep thinking).

Trong một thí nghiệm của Đại học Stanford, đã khiến tư duy của chúng ta trở nên rời rạc, xao lãng và quá tải. Như vậy, chúng ta không thể chọn lọc những thông tin quan trọng trong những thứ tầm thường.

Tin giả

Animated GIF  - Find & Share on GIPHY

Bạn chỉ có thể tìm kiếm thông tin trên Internet nếu không có những tin tức giả mạo. Bạn không còn thấy được những thông tin tinh tế,  và khi những hành vi câu view đã không còn hiệu quả nữa, thì các biên tập viên đều nhờ đến những sự sáng tạo khác biệt. Nên viết những thông tin giả mạo đã xuất phát từ đây.

Trong khi mọi người liên tục đổ lỗi cho các biên tập viên, mà họ lại lười biếng không tìm những thông tin chính thống. Chưa kể đến những người còn chưa phân biệt được Breitbart (trang chuyên gây bão dư luận) và The Associated Press (Liên đoàn báo chí của Mỹ).

Nếu bạn không nhớ tên hai thượng nghị sĩ của Hoa Kỳ, chứng tỏ bạn không phải là chuyên gia về chính trị. Tuy nhiên, đa số đều tin ra rằng họ có được những nguồn tin chính thống. Họ tin rằng suy nghĩ của mình là sự thật. Đó chính là cách giúp sự dối trá và giả định có được sự tín nhiệm. Thêm một chút ý kiến chủ quan nữa là bạn đã có cách để tạo nên những tin giả mạo rất có sức thuyết phục.

Đó là lý do tại sao việc đối chiếu thông tin đã không còn hiệu quả nữa. Khi Susan Glasser, cựu biên tập viên của Politico, giải thích “Ngay cả việc fact-checking (đối chiếu sự thật) của những phát ngôn từ ứng viên dối trá nhất lịch sử chính trị Mỹ cũng đã bắt đầu tỏ ra kém hiệu quả, giới truyền thông càng đối chiều, càng ít người biết được sự thật hơn.”

Nhưng tin tức giả mạo không chỉ gây ảnh hưởng đến mục tiêu bị nhắm tới. Pizzagate không chỉ là cái tên hài hước của một âm mưu giả mạo, mà nó đã xui khiến một người đàn ông xả súng vào nhà hàng.

Tư tưởng phản biện

Animated GIF  - Find & Share on GIPHY

Nhà thần kinh học đã từng đoạt giải Nobel Eric Kandel viết rằng chỉ khi chúng ta quan tâm đến thông tin thì chúng ta mới có thể tổng hợp được nó trở nên có ý nghĩa và tồn tại như một hệ thống trong não chúng ta. Những liên kết như vậy rất cần thiết để làm chủ được những suy nghĩ phức tạp và tư duy phản biện.

Thật không may, chúng ta lại đang sống trong một thế giới mà bạn không cần phải suy nghĩ để làm gì cả. Chúng ta đã trở nên phụ thuộc vào internet để tìm kiếm thông tin thay vì phải suy nghĩ để giải quyết. Tất cả mọi thứ bạn cần làm chỉ là đến với Google.

Khi công nghệ và phương tiện truyền thông chỉ hiển thị những thứ mà chúng ta thích thấy, chúng ta sẽ chìm đắm trong sự mù quáng và bám theo chính xác những gì người khác nghĩ.

Và trách nhiệm của mỗi công dân trong xã hội là phải tự giáo dục và cập nhật thông tin, chứ đừng để công nghệ quăng thông tin vào mặt bạn.

Techtalk via Thenextweb

0