13/11/2018, 23:25

Developer vượt qua rào cản bất lực bằng cách nào?

Ai cũng đã từng trải qua nó. Sự kiệt sức xảy ra với tất cả chúng ta. Nhưng đầu tiên, làm sao chúng ta phân biệt được giữa kiệt sức và chỉ mệt mỏi đơn thuần? Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc này. Coding không còn là đam mê sở thích nữa và bạn không thể tập trung làm nó ...

Ai cũng đã từng trải qua nó.

Sự kiệt sức xảy ra với tất cả chúng ta. Nhưng đầu tiên, làm sao chúng ta phân biệt được giữa kiệt sức và chỉ mệt mỏi đơn thuần? Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc này.

  • Coding không còn là đam mê sở thích nữa và bạn không thể tập trung làm nó được.
  • Dễ cáu kỉnh (cứ như thể dev chưa đủ chuyện để nóng nảy vậy)
  • Có dấu hiệu trầm cảm

Đây chỉ là một vài trong số nhiều suy nghĩ cảm xúc của một người kiệt sức. Tất cả đều có một điểm chung: Bạn đang bị mắc kẹt một chỗ.

Hằng ngày tôi làm việc nhiều giờ đồng hồ, hiếm khi mới có ngày off. Tôi là chủ doanh nghiệp và là dev duy nhất của các web project. Để có thể hoàn thành các project đúng hạn, tôi thường phải thức rất khuya, hi sinh giờ sinh hoạt và ngủ ít lại.

Chính vì thế mà mọi chuyện còn tệ hơn nữa khi tôi nhận job thứ hai.

Rất nhiều người (nhất là người khởi nghiệp) bị ám ảnh về việc thành công sớm mà hi sinh cả thanh xuân, sức khỏe để làm không ngừng nghỉ. Vượt qua giới hạn của bản thân là tốt nhưng hành hạ nó không đâu là ngu ngốc không đáng.

Sau 6 tuần dằng dẳng làm job thứ hai (kết hợp với việc phải cân bằng project kia), tôi mới nhận ra rằng mình đang lẵng phí thời gian. Tôi làm mà không còn vui thích nữa. Tôi cảm thấy tôi đã phá hủy niềm đam mê tôi từng có. Tôi sẽ như thế này mãi mãi ư?

Câu trả lời là không. Tôi làm rất nhiều thứ khác nhau để hồi phục sau chuyện này. Đây là những gì tôi học được.

Ngừng làm việc quá sức.

Okay fine, tôi biết là câu này quá nhàm chán, nhưng cứ nghe tôi nói đã. Ví dụ bạn là một dev đi làm 5 ngày một tuần từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Làm việc dằng dẳng 8 tiếng một ngày, và có 2 ngày off để làm những việc bạn thích.

Bây giờ tôi sẽ phân chia tính chất công việc ra. Nếu bạn code vì bạn được trả lương cho việc đó (có thể bạn không thực lòng 100% muốn code). Nếu bạn làm dev 40 tiếng một ngày, thì vẫn không sao. Bài viết này nói rằng trở thành lập trình viên như một nghề nghiệp là hoàn toàn ổn, chứ không phải như cả cuộc sống của mình.

Còn nếu như coding là tình yêu của cuộc đời bạn, hãy học cách biết nghỉ ngơi. Đôi khi hãy code cái gì bạn thích, đưa nó lên các project Open Source. Học cách dừng đúng lúc là điều bạn cần nhất lúc này.

Ưu tiên sức khỏe của mình.

Nói chung programmer là những người không khỏe mạnh. Đây không phải lỗi của chúng tôi nhé. Công việc này không chỉ đòi hỏi hàng giờ gõ máy, mà còn gõ ở nhiều kiểu nhiều mục. May mắn thay chúng tôi có cái “bánh lăn hamster” để vừa code vừa chạy bộ ở bàn làm việc.

Cá nhân tôi thì bởi vì không ảnh hưởng đến tiến độ công việc nên tôi đã mua một thẻ thành viên tập gym và đi tập mỗi ngày trong khi kết hợp giảm cân. Không chỉ tôi cảm thấy đỡ hơn mà cả lúc code cũng tốt hơn rất nhiều. Sau một buổi tập, tôi quyết định viết lại mớ jQuery tôi làm 6 tháng trước, cảm giác tuyệt biết bao.

Thử cái gì đó mới mẻ.

Cuộc sống của tôi là những chuỗi ngày thần kì. Làm, đọc, ngủ, lặp lại. Tôi bắt đầu tập gym vào ban ngày và chạy bộ vào ban đêm để thử cái gì đó khác và tôi cảm thấy cực kì phấn khởi khi quay lại làm việc và làm việc hết mình. Nhờ đó mà dần dần tôi hồi phục khỏi sự bế tắc.

Tôi cùng bạn gái nấu ăn và đi bộ với nhau nhiều hơn. Từ đó cuộc sống của tôi cũng trở nên thú vị hơn hẳn.

Trên đây là những tip giúp phòng tránh căng thẳng. Còn nếu như tôi đã bị thì sao?

Qua quá trình thực hiện những thay đổi trên, lời khuyên tốt nhất tôi có thể cho bạn đó là:

Chìa khóa chính là sự kiên nhẫn. Hãy nói chuyện với người thân về nó.

Trầm cảm là căn bệnh rất nghiêm trọng. Bạn không thể làm việc gì nếu cảm thấy mệt mỏi chán nản với mọi thứ. Sau tất cả bạn sẽ trở nên rất tiêu cực và nghi ngờ bản thân. Tôi chưa bao giờ suy nghĩ nhiều về cuộc đời trong một thời gian ngắn như vậy. Thật buồn.

Bỏ qua những hố đen tiêu cực trong cuộc đời mình, tôi phải không ngừng nhắc nhở bản thân rằng, tôi đã làm việc nhiều đến mức nào để chịu như vậy, thì chắc chắc cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để thoát khỏi nó. Chính vì thế tôi đã quyết định off 1 tuần để hồi phục lại tâm lý. Đôi khi quá trình hồi phục sẽ chậm hơn một chút nhưng không sao, cứ bình tĩnh đón nhận.

Hãy nói chuyện với người bạn thân yêu nhất về cảm xúc suy nghĩ của mình và để họ giúp bạn trong quá trình hồi phục năng lượng.

  Nếu không biết nói "Không", bạn sẽ chỉ là một "kẻ nô lệ" và mãi "tầm thường"

TopDev via dev.to

0