12/08/2018, 17:02

Giới thiệu về Sidekiq và một số cơ chế hoạt động

1. Background Jobs Để hiểu về gem Sidekiq và sự cần thiết của nó trong vấn đề xử lý background jobs của Rails, trước hết ta hãy xem background jobs là gì đã nhé. Đúng như tên gọi của mình, background jobs - "các công việc phía sau", là những công việc hay tác vụ được xử lý ngoài luồng ...

1. Background Jobs

Để hiểu về gem Sidekiq và sự cần thiết của nó trong vấn đề xử lý background jobs của Rails, trước hết ta hãy xem background jobs là gì đã nhé.

Đúng như tên gọi của mình, background jobs - "các công việc phía sau", là những công việc hay tác vụ được xử lý ngoài luồng request-response thông thường trong các ứng dụng web. Nếu task mất nhiều thời gian xử lý hoặc việc hiển thị kết quả xử lý ra màn hình không quan trọng thì nên coi nó như một background job để web có thể phản hồi nhanh hơn. Vậy những công việc nào nên sử dụng background jobs? Hãy cân nhắc khi web app của bạn có những chức năng sau: xử lý ảnh, gửi email, đăng bài tới các trang social, các jobs được lập lịch (scheduled jobs).

Hình dưới minh họa hành động cập nhật thông tin (quê quán) trang profile của một user. Nếu không sử dụng background jobs, luồng xử lý request của chúng ta sẽ như sau:

Có thể thấy user phải đợi các task hoàn thành lần lượt rồi mới nhận được kết quả cho hành động update của mình sau... 3.7 giây. Nhưng nếu sử dụng background jobs, chúng ta sẽ cải thiện được thời gian chờ như sau:

Lúc này user chỉ phải đợi có 0.3 giây. Mình sẽ giải thích chút background jobs đã hoạt động như thế nào trong trường hợp này:

  1. Người dùng Lambda yêu cầu ngài Server cập nhật thông tin về địa điểm mới của người dùng.
  2. Rails#1, một nhân viên của Server, nhận thông tin yêu cầu của người dùng.
  3. Rails#1 cập nhật thông tin này trong database
  4. Rails#1 viết vào một tờ giấy to-do list(danh sách những việc cần làm): "Tôi vừa cập nhật thông tin của người dùng Lambda, giờ cần refresh lại cache, gửi mail và thông báo, và gợi ý bạn mới cho người dùng này." và sau đó dán mảnh giấy lên bảng những việc cần làm.
  5. Rails#1 gửi lại thông tin cập nhật cho người dùng: "OK xong việc rồi đó"
  6. Giờ thì Rails#1 đã hoàn thành xong phần việc của mình và sẵn sàng nhận những yêu cầu mới.

Ơ nhưng mà chuyện gì đã xảy ra với tờ giấy to-do list của chúng ta?

  1. Ngài Rails#2, một nhân viên khác của Server sẽ tới cái bảng to-do của chúng ta sau mỗi vài giây và lấy mảnh giấy to-do kia.
  2. Sau đó Rails#2 quay lại bàn làm việc của mình và xử lý phần công việc ghi trên mảnh giấy theo thứ tự từ cũ tới mới nhất.
  3. Sau khi hoàn thành Rails#2 sẽ đợi vài giây rồi lại đi ra chỗ bảng to-do list đang ghim đầy những mảnh giấy to-do khác và lại lặp lại công việc của mình. Đó là cách các web framework xử lý background jobs, từ PHP tới Rails (phần giải thích trong bài gốc là PHP). Trong phần giải thích trên, có thể coi cái bảng ghim những mảnh giấy to-do là một hàng đợi, còn Rails#2 là worker còn các công việc ghi trong những mảnh giấy là jobs. Sơ bộ về background jobs là như vậy. Giờ chúng ta sẽ đến với vấn đề chính trong bài viết này: Sidekiq!

2. Sidekiq là gì?

  • Đây là một gem thường được dùng cho việc xử lý background jobs trong các Rails framework.
  • Điểm khác biệt của Sidekiq so với các gem cũng xử lý background jobs khác (Resque, Delayed Jobs) là Sidekiq sử dụng đa luồng và Redis để xử lý nhiều jobs đồng thời.
  • Redis được sử dụng để lưu trữ các jobs. Mặc định sidekiq kết nối với Redis server bằng địa chỉ localhost:6379 trong môi trường development

3. Cài đặt và sử dụng cơ bản

Add gem vào Gemfile: gem "sidekiq"

Tạo một worker/luồng trong folder app/worker.rb

Tạo job để xử lý bất đồng bộ với methodperform_async

Chạy sidekiq server: bundle exec sidekiq

4. Cơ chế

Sidekiq gồm 3 phần chính là Sidekiq Client, Sidekiq ServerRedis.

Sidekiq Client:

  • Chịu trách nhiệm đẩy jobs vào hàng đợi.
  • Sử dụng hàm JSON.dump để convert các dữ liệu của một jobs thành hash (Một job được đẩy vào Redis có format như thế nào? Các bạn có thể tham khảo thêm ở trang wiki của Sidekiq nhé: https://github.com/mperham/sidekiq/wiki/Job-Format)
  • Sử dụng các command của Redis như LPUSH để đẩy job vào hàng đợi trong Redis.
  • Lưu ý: các tham số của worker phải là kiểu dữ liệu JSON đơn giản như numbers, string, boolean, array, hash. Các object phức tạp của Ruby như Date, Time, các model trong ActiveRecord sẽ không được serialize một cách chính xác.

Sidekiq Server:

  • Chịu trách nhiệm lấy jobs từ hàng đợi trong Redis để xử lý
  • Sử dụng lệnh BRPOP của Redis để lấy jobs: khi có job trong queue thì lấy, queue rỗng sẽ đợi đến khi có job thì lấy tiếp. (https://redis.io/commands/brpop)
  • Server sẽ khởi động worker và gọi tới method perform với các tham số được truyền tới.

Redis

  • Có khá nhiều bài viết trên mạng giải thích Redis là gì, thậm chí có bài so sánh giữa Redis và các NoSQL Database nổi tiêng khác như MongoDB, các bạn có thể tự tìm đọc. Ở đây mình chỉ tóm tắt một số điểm của Redis khi sử dụng với Sidekiq.
  • Đây là nơi lưu trữ các jobs khi sử dụng Sidekiq (điểm khác biệt quan trọng của Sidekiq so với Delayed Job)
  • Là một in-memory database và cũng có thể coi như một NoSQL database
  • Lưu trữ dữ liệu trong RAM nên có tốc độ nhanh.
  • Lưu ý khi sử dụng Sidekiq cùng với Redis thì nên coi Redis là một bộ lưu trữ dữ liệu cố định chứ không phải một cache. => Cấu hình lại maxmemory-policy noeviction để Redis không xóa các dữ liệu của Sidekiq

4. Các cài đặt nâng cao

File config/sidekiq.yml

  • Queue: mặc định Sidekiq sử dụng một hàng đợi duy nhất cho việc xử lý các jobs tên là default => có thể tùy chỉnh để dùng nhiều hàng đợi với các mức ưu tiên khác nhau.
  • Một số hàng đợi có sẵn của Sidekiq:
    • Scheduled: Hàng đợi này gồm các jobs lập lịch được xếp theo thứ tự thời gian.
    • Retry: Khi một job gặp lỗi, Sidekiq sẽ chuyển job này về hàng đợi Retry.
    • Dead: Hàng đợi này gồm các jobs được coi như đã "chết". Sidekiq sẽ không retry job nào trong hàng đợi này.
  • Workers: có thể coi worker là một luồng đang xử lý các jobs. Có thể tùy chỉnh các option về queue, retry, backtrace cho một worker.
  • Xử lý đồng thời: mặc định một tiến trình của Sidekiq tạo 25 luồng.

5. Xử lý scheduled jobs

  • Cơ chế tổng quát
    • Sử dụng method perform_in(interval, *args) hoặc perform_at(timestamp, *args)
    • Mặc định sidekiq scheduler sẽ kiểm tra các scheduled jobs cách 15s một lần => có thể tùy chỉnh.
  • Cơ chế chi tiết:
    • Có một hàng đợi scheduled queue gồm các scheduled job trong Redis
    • Job tiếp theo được lấy ra là job có thời điểm thực thi <= thời gian hiện tại
    • Lấy job khỏi scheduled queue và đẩy vào queue đang làm việc hiện tại
    • Khi khởi động một Sidekiq process sẽ tạo ra một luồng có Poller thực hiện việc kiểm tra scheduled queue của Redis sau khoảng 15s để lấy ra scheduled job cần thực thi (scheduled job này sẽ được đẩy vào working queue hiện tại)

6. Các cơ chế hoạt động của Sidekiq

Đẩy và lấy jobs từ Redis

Cơ chế đẩy và lấy job khỏi queue của Sidekiq là sử dụng các lệnh của Redis.

Lấy job từ hàng đợi:

  • Cơ chế: Sidekiq sử dụng lệnh BRPOP của Redis - khi có job trong queue thì lấy, queue rỗng sẽ đợi đến khi có job thì lấy tiếp. (https://redis.io/commands/brpop)

    => Một job sau khi lấy ra theo cách này sẽ không còn xuất hiện trong Redis nữa.

    => Nếu job này đang được xử lý mà worker bị crash, job đang in-process này cũng sẽ bị crash và mất vĩnh viễn.

  • Giải pháp: không xóa job khỏi Redis cho tới khi nó được thực thi trọn vẹn.

    => Khi Sidekiq được khởi động lại nó sẽ đẩy lại các job chưa finish vào Redis

    => Giải pháp này không đảm bảo nếu có lỗi kết nối xảy ra giữa redis server Việc lấy jobs được một luồng gọi là Processor (lib/sidekiq/processor.rb) chịu trách nhiệm: lấy job khỏi redis và chạy job đó (khởi tạo worker, chạy method perform) Nếu có lỗi xảy ra với Processor, nó sẽ gọi tới Manager (lib/sidekiq/manager.rb). Manager quản lý vòng đời/trạng thái của Processor)

Về Manager:

  • Quản lý vòng đời của processor. Chịu trách nhiệm:
    • Khởi động các processor
    • Processor crash => Manager sẽ chịu trách nhiệm với các job gặp lỗi, thay thế processor bị crash bằng một processor mới.
    • Tắt các processor không hoạt động trong thời gian dài
    • Tắt các processor khi processor đó hết thời gian hoạt động.
    • Hard shutdown của Manager:
    • terminate các workers khi timeout (kể cả khi worker đó vẫn đang chạy)
    • Đẩy lại job vào queue trong Redis. (sử dụng bulk_requeue của fetch.rb)

Một giải pháp khác cho vấn đề đẩy lại jobs vào Redis khi Sidekiq crash: Sử dụng Super Fetch trong phiên bản Sidekiq Pro

  • Cơ chế này sử dụng command RPOPLPUSH của Redis
  • RPOPLPUSH sẽ thực hiện việc pop và push các phần tử trong hàng đợi một cách nguyên tố (thao tác phải được thực hiện trọn vẹn hoặc không thực hiện gì - đọc thêm về command RPOPLPUSH ở https://redis.io/commands/rpoplpush)
  • Khi sidekiq crash thì các jobs đang thực thi sẽ bị đẩy vào một hàng đợi là orphaned working queue
  • Khi Sidekiq khởi động lại sẽ thực hiện việc tìm kiếm các orphan jobs này bằng cách quét cả Redis database và đẩy lại các jobs đó vào working queue.

Xử lý các signals hay vấn đề tắt Sidekiq Server:

  • Sidekiq có phản hồi với những unix signals - các tín hiệu không đồng bộ được gửi đến tiến trình hoặc luồng để ngắt/thông báo một sự kiện gì đó
  • Các signals trong unix/linux: https://en.wikibooks.org/wiki/Guide_to_Unix/Commands/Process_Management/Kill
  • Sidekiq phản hồi với các signal: TTIN, TSTP, USR2, TERM
  • Các signals sidekiq phản hồi:
    • TTIN: hiển thị lịch sử của tất cả luồng đang hoạt động trong logfile => debug
    • TSTP (ở các phiên bản sidekiq cũ hơn 5.0 là USR1): Khi nhận tín hiệu Sidekiq sẽ dừng lấy job mới nhưng vẫn tiếp tục xử lý các jobs hiện tại. (lưu ý là Sidekiq sẽ không tắt, chỉ dừng việc lấy job mới thôi)
    • USR2: mở lại các file logs đã bị xử lý sau quá trình xoay vòng (logrotate)
    • TERM: Sidekiq ngừng nhận jobs và tự tắt sau một khoảng thời gian. Worker nào chưa hoàn thành jobs cũng sẽ bị tắt và các jobs được đẩy lại vào Redis. VD: kill -TERM: gửi một TERM signal để ngừng xử lý jobs mới và sẽ tắt sidekiq sau một khoảng thời gian. trong đó kill là một command có sẵn của unix dùng để gửi signals tới các tiến trình
  • Sidekiqctl: hỗ trợ việc tắt Sidekiq server bằng cách gửi đi signal TERM hoặc TSTP để shutdown Sidekiq và sau đó kiểm tra xem server đã được tắt hẳn chưa bằng lệnh kill -9 (lệnh này generate ra signal SIGKILL)
  • Để thực hiện finish process ta có thể thực hiện một trong những lệnh dưới đây để thực hiện:
    • TERM : kill -TERM <server_pid>
    • TERM thực hiện việc tắt hẳn process và đẩy những job chưa hoàng thành lại redis. Worker nào chưa thực hiện xong thì sẽ phải dừng lại. Sidekiq sẽ ngừng xử lý công việc. Thời gian để kết thúc của TERM là 8s.
    • Sidekiqctl: sidekiqctl stop ~/tmp/sidekiq.pid
    • Thời gian để kết thúc việc dừng process của sidekiqctl mặc định là 10s. Sau thời gian job finish, nó sẽ kiểm tra lại xem server có còn chạy hay không. Ngoài ra ta có thể thực hiện bằng tay sử dụng nút dừng trên UI để khởi động lại process.

Về Delayed Extensions:

  • Đây là một tính năng giúp việc gọi các method không đồng bộ dễ dàng hơn của Sidekiq
  • Mặc định tính năng này bị vô hiệu hóa từ Sidekiq 5 trở đi => khởi động lại bằng Sidekiq::Extensions.enable_delay!
  • Sử dụng với ActionMailer: delay,delay_for(interval), delay_until(time)
  • Tránh việc truyền cả instance objects trong trường hợp này mà chỉ truyền object id
  • Sử dụng với các model của ActiveRecord: delay, delay_for(interval), delay_until(time)
  • Không dùng các method này với các object instance vì nó sẽ lưu lại trạng thái object trong Redis.
  • Sử dụng với methods của các Class: MyClass.delay.some_method(1, 'bob', true)
  • Nhược điểm của tính năng này:
    • sử dụng YAML để serialize các biến => dữ liệu của các jobs có thể trở nên rất lớn nếu truyền vào các object phức tạp của Ruby (date, time)
    • Tạo thêm methods trong Class.

Sử dụng cùng Active Job trong Rails

  • ActiveJob là một interface để tương tác với các jobs runner (Delayed Job hoặc Resque hoặc Sidekiq).
  • Các options tùy chỉnh của Sidekiq không thể tùy biến thông qua ActiveJob.
  • Cấu hình ActiveJob với Sidekiq: config.active_job.queue_adapter = :sidekiq
  • Sử dụng rails g tạo job:rails generate job Example

=> tạo một job mới trong folder app/jobs/example_job.rb

  • Thêm job vào hàng đợi:ExampleJob.perform_later args
  • ActiveJob không hỗ trợ đầy đủ các tính năng retry của Sidekiq
  • ActionMailer: có thêm method deliver_later để gửi email không đồng bộ (coi việc gửi email là một background job) khi sử dụng ActiveJob cùng Sidekiq.
  • Các Mailers sẽ được đẩy vào hàng đợi mailers
  • ActiveJob có thể serialize các instance của activerecord với Global ID sau đó các instance sẽ được deserialize lại: UserMailer.welcome_email(@user).deliver_later
  • GlobalID: cho phép serialize đầy đủ các object của ActiveRecord như một tham số trong method perform. (chú ý giữa việc Sidekiq phải sử dụng object ID) => Nếu một record của ActiveRecord object bị xóa sau khi đã được đưa vào hàng đợi nhưng trước khi được xử lý bằng methodperform thì sao? => ActiveJob sẽ raise một exception trong quá trình deserialize instance object đó.
  • ActiveJob sử dụng Job ID riêng không liên quan gì tới Sidekiq. Nếu muốn sử dụng Job ID của Sidekiq thì có thể sử dụng method provider_job_id

Xử lý các jobs lỗi:

  • Nếu job có lỗi sau khoảng 25 lần retry (có thể tùy chỉnh) thì Sidekiq sẽ dừng và đẩy job đó vào hàng đợi Dead Job. Job này sẽ không được retry thêm lần nào nữa.
  • Nếu muốn retry lại job này phải thực hiện thủ công qua Web UI của Sidekiq.
  • Sau 6 tháng nếu job này không được xử lý thì Sidekiq sẽ xóa job.

Deploy trên Heroku:

  • Tạo một Procfile để khởi động Sidekiq server cùng Rails
  • Giám sát trong môi trường production: đảm bảo các tiến trình Sidekiq hoạt động ổn định và không sử dụng quá nhiều CPU.
    • Sử dụng Web UI hỗ trợ sẵn.

Trên đây là toàn bộ những tìm hiểu cơ bản về cơ chế xử lý background jobs trong các web framework cũng như cơ chế hoạt động cùng một số thông tin về gem Sidekiq của mình. Các vấn đề chi tiết hơn về việc áp dụng Sidekiq trong một project như thế nào các bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết khác nhé.

7.

0