01/10/2018, 22:41

Internet of Things có đi quá xa?

Photo: readwrite Với mạng lưới thiết bị và máy tính dày đặc liên tục thu thập và phân bố các dữ liệu cá nhân, liệu mật độ IoT này có trở thành con dao hai lưỡi? Chúng ta đang sống trong thời đại số nơi mà các thiết bị luôn sẵn sàng dể kết nối với internet. Những chiếc điện thoại, ...

Photo: readwrite

Với mạng lưới thiết bị và máy tính dày đặc liên tục thu thập và phân bố các dữ liệu cá nhân, liệu mật độ IoT này có trở thành con dao hai lưỡi?

Chúng ta đang sống trong thời đại số nơi mà các thiết bị luôn sẵn sàng dể kết nối với internet. Những chiếc điện thoại, tivi thông minh, hệ thống an ninh, hay xe hơi thông minh chỉ là bước đầu tiên. Những thiết bị này có thể kết nối Internet dễ dàng thông qua bộ phát Wi-fi hay kết nối trung gian qua smartphone có kết nối Internet, hay thậm chí bằng cả bộ chỉnh nhiệt trong nhà.

Cân điện tử tự động gửi số cân nặng của chúng ta lên Web, hay chiếc tủ lạnh thông minh tự đề suất danh sách vật cần mua, hay những chiếc máy theo dõi thể chất liên tục cập nhật đủ thứ thông tin lên các tài khoản cá nhân, từ số bước đi cho đến thói quen ngủ nghỉ.

Một vài dịch vụ online như “If This Then That” (IFTTT) có thể kết nối đến các thiết bị thông minh để thực hiện một loạt dịch vụ thú vị. Ví dụ như, khi bạn đạt cân nặng lý tưởng, IFTTT sẽ đổi màu đèn trong nhà của bạn.

Nhưng liệu, IoT có đang can thiệt quá sâu? Hộp thư email của tôi bị xáo tung lên bởi đủ thứ dự án Kickstarter và Indiegogo khẳng định sẽ thay đổi thế giới bằng việc số hóa các vật dụng thông thường nhất và kết nối chúng đến smartphone hay bộ phát Wi-fi.

Hãy xem thử, dưới đây là một vài sản phẩm (tự) hứa hẹn sẽ cách mạng cuộc sống con người thông qua việc kết nối các vật dụng sinh hoạt đến IoT.

Bình đựng nước thông minh HydrateSpark

Đôi khi bạn quên rằng mình cần phải uống nước mới sống được? Hãy tìm đến HydrateSpark, một bình nước thông minh tự động gửi lượng nước đã uống đến smartphone và phát quang khi đến giờ uống thêm nước.

Tầm quan trọng của việc uống nước là điều không cần phải bàn cãi, nhưng đến mức ta cần một bình nước nhắc nhở cần uống nước ư?

Trong thực tế, lại có rất nhiều người đồng tình. Dự án HydrateSpark (ban đầu mang tên HydrateMe) đã thu hút đến $627,644 tiền tài trợ, vượt xa con số $35,000 kỳ vọng ban đầu.

Bạn không quan tâm đến bình nước thông minh cho lắm, vậy còn cốc thông minh thì sao? Pryme Vessel sẽ nhắc nhở bạn uống đủ 8 cốc nước tiêu chuẩn mỗi ngày qua smartphone, Apple watch, và tất nhiên là bằng cách phát sáng.

Amazon Dash Buttons

Amazon Dash Button, “nhấn là mua”. Với mức giá 4.99$ (tương đương khoảng 110.000VND), bạn có thể đặt chiếc nút nho nhỏ này khắp nhà và đặt mua những món đồ cần thiết như túi rác, bánh kẹo, nước giặt tẩy, tã giấy, thức ăn vặt,… trong tích tắc.

Nếu chỉ nghía nhanh qua những nút bấm này, nhiều người sẽ cho rằng sản phẩm này khá “vô duyên”. Việc gì phải bỏ tiền ra chỉ để mua một cái nút bấm trong khi ta luôn có thể lên mạng và mua hàng cũng nhanh không kém? Câu trả lời rất đơn giản: Người ta hay quên những việc cần làm, khi họ nhớ ra thì đã quá trễ. Với một nút bấm ngay gần bàn thay tã, ta có thể bấm nút đặt mua ngay khi nhận thấy tả không còn đủ dùng.

Cho đến vòng cổ cho chó cưng


Bạn có muốn biết chó cưng của mình đang nghĩ gì? Sản phẩm Inupathy hy vọng sẽ giúp bạn đạt được điều này. Sản phẩm hoạt động bằng cách theo dõi nhịp tim và nhịp thở của thú cưng, sau đó chuyển đổi dữ liệu này thành một tín hiệu đèn thể hiện cảm xúc cụ thể: hứng khởi, điềm tĩnh, tập trung và vui vẻ

Nếu bạn vẫn chưa thấy thỏa mãn. Còn một sản phẩm nữa mang tên PetNet SmartFeeder, một loại máng ăn tự động kích hoạt qua Internet.

June: Lò thông minh


Ta đã biết rằng tủ lạnh có thể kết nối Internet, vậy còn lò nấu thì sao? Lò thông minh June có thể kết nối Internet (Wi-fi), tích hợp camera full HD để theo dõi tiến độ của món ăn trên smartphone. Lò nấu còn có khả năng tự động xác định loại thực phẩm đang nấu và tính toán nhiệt độ, thời gian nấu tối ưu.

FishBit

Fishbit_Kickstarter 2016_Final from FishBit on Vimeo.

Có vẻ khó tin, nhưng bây giờ ngay đến bể cá cũng đã kết nối được với mạng Internet. Nêu cá cảnh của bạn tỏ ra không thích thú với bể nước nhàm chán, FishBit có thể giải quyết được điều đó. FishBit là một chiếc màn hình thông minh kết nối bể cá nhà bạn với mạng Internet.

Thiết bị còn cho phép bạn điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng,… thông qua smartphone hoặc trình duyệt Web. Bạn còn có thể liên tục nhận thông tin về độ PH, độ mặn và nhiệt độ nước.

Ta sẽ bị quá tải IoT?

Những thiết bị kể trên đã mở ra nhiều giải pháp cho những vấn đề mà chưa ai nghĩ đến. Bởi mọi người từ lâu đã luôn tự nấu ăn, tự uống nước, tự theo dõi bể nước và tự mình chăm thú.

Nhưng giờ đây, nhờ vào hệ thông crowdfunding (tài trợ đám đông) kỳ diệu, ta đã có trên tay cả một thế hệ thiết bị kết nối có thể thay đổi lối sống của con người.

Thậm chí, đến việc uống nước cũng đã bị chúng ta số hóa, cốc uống nước cũng cần phải kết nối đến Internet để truyền tải dữ liệu lên một loạt dịch vụ và ứng dụng, nhắc nhở bạn đã uống đủ nước hay chưa.

Xu hướng này trông có vẻ thật điên rồi. Nhưng đây chính là một thế giới mà chúng ta đang tự hướng đến. Một thế giới mà cả thùng rác cũng sẽ tự báo ta khi nào chúng cần được đổ đi, hay chiếc tủ lạnh biết “nói chuyện” với lò nướng xem liệu ta có cần mua thêm bơ hay không.

Chưa xét đến những nỗi lo về bảo mật, IoT sẽ không sớm mai một mà thậm chí sẽ không ngừng phát triển thành một thứ quen thuộc hằng ngày. Đến cuối cùng, mỗi chúng ta vẫn là người quyết định mình sẽ chia sẽ bao nhiêu dữ liệu, nhiều hay ít, lên mạng lưới IoT này.

Techtalk via readwrite

0