11/10/2018, 21:21

Mobile Marketers có thể học được các ứng dụng Messenger

Lần đầu tiên tôi nghe về ứng dụng messenger WhatsApp là năm 2009. Khi đó tôi đang học Đại học và 1 số bạn cùng lớp sống ở nước ngoài đã sử dụng WhatsApp để liên hệ với bạn bè mà không phải trả những chi phí dữ liệu đắt đỏ. Tôi đã nghĩ đây là 1 ý tưởng thông minh và thậm chí còn có chút ...

Lần đầu tiên tôi nghe về ứng dụng messenger WhatsApp là năm 2009. Khi đó tôi đang học Đại học và 1 số bạn cùng lớp sống ở nước ngoài đã sử dụng WhatsApp để liên hệ với bạn bè mà không phải trả những chi phí dữ liệu đắt đỏ. Tôi đã nghĩ đây là 1 ý tưởng thông minh và thậm chí còn có chút giận dữ khi ứng dụng này không được phát minh sớm hơn 1 năm khi tôi du học, nên tôi đành sử dụng email “old school” để giao tiếp.

Tới năm 2016, các ứng dụng messenger đã có những bước tiến vượt bậc so với những ngày đầu tiên gắn liền với các hãng điện thoại, không kết nối mạng. Các ứng dụng messenger đã ăn sâu vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Bạn cho rằng tôi đang phóng đại? Hãy xem những câu nói dưới đây:

  1. “Bạn lấy Snap của tôi từ tối thứ 6 đúng không?”
  2. “Tôi sẽ slack bạn ngay khi hoàn thành công việc”
  3. “Facebook message cho tôi về những chi tiết”

Khi mọi người bắt đầu sử dụng tên ứng dụng 1 cách tự do như 1 động từ trong các câu nói, thì bạn biết rằng chúng đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nếu vẫn chưa đủ thuyết phục, những số liệu sau sẽ chứng minh sẽ bạn thấy:

Hơn 40% trẻ vị thành viên của Mỹ, Anh và Úc đang sử dụng SnapChat [Tweet Số Liệu Này]

Một con số sửng sốt là 68% người dùng Internet độ tuổi 25-44 ở Trung Quốc sử dụng WeChat [Tweet Số Liệu Này]

6 trên 10 ứng dụng được sử dụng nhiều nhất toàn cầu là các ứng dụng nhắn tin [Tweet Số Liệu Này]

Facebook Messenger và WhatsApp đều đã có 1 tỷ người dùng [Tweet Số Liệu Này]

77% các công ty trong top Fortune 100 sử dụng Slack [Tweet Số Liệu Này]

Bây giờ thì bạn đã rõ lý do tồn tại của các ứng dụng messenger. Nhưng nhìn tổng thể thì các ứng dụng này đóng vai trò gì?

Messenger State of Mind

Năm 2014, Facebook làm rúng động giới công nghệ với việc xác nhập WhatsApp với 19 tỷ USD chỉ 5 năm sau khi WhatsApp ra mắt. Mặc dù đây là nước đi táo bạo, nhưng nếu bạn chú ý đến xu hướng message thì cũng không có gì quá ngạc nhiên. Zuckerberg đã nhận ra thời gian dùng để sử dụng các ứng dụng Messenger đang làm giảm đi thời gian dành cho các nền tảng xã hội của mình (Facebook & Instagram). Và khi Facebook messenger không thể vượt qua danh tiếng của WhatsApp, Zuckerberg đã tiến hành phương thức: “If you can’t beat ‘em, buy ‘em” – “Nếu bạn không thể đánh bại nó, hãy mua nó”.

Facebook không chỉ là nền tảng mạng xã hội duy nhất đầu tư mạnh vào tính năng messenger. Toàn bộ giả thuyết của SnapChat dựa trên ý tưởng nhắn tin cho bạn bè và đã chứng minh sự thành công vượt bậc. Đây không chỉ là platform mạng xã hội nổi tiếng nhất với giới tuổi teen mà theo Gizmodo, SnapChat hiện có lượng người dùng active mỗi ngày khoảng 150 triệu, nhiều hơn cả Twitter.

mobile_messenger.jpg

Thành công của SnapChat dựa trên thực tế cốt lõi của ứng dụng: nhắn tin. Nó mang đến cho người dùng khả năng giữ bí mật (nếu họ muốn) và chỉ chia sẻ vài snaps nào đó với những người mà users muốn. Điều này vốn dĩ đã khác biệt với các mạng xã hội truyền thống như Facebook và Twitter, vì sự lựa chọn duy nhất là hiển thị mọi tin nhắn đến toàn bộ mạng lưới của mình. Không nghi ngờ gì nữa, khả năng nắm được quyền kiểm soát đối tượng xem snap chính là lý do thúc đẩy lưu lượng sử dụng, đặc biệt là với giới trẻ. Kết hợp ý nghĩa tính bảo mật với các tính năng vui khác như filters đến stickers, chúng ta đã hiểu lý do vì sao SnapChat lại thành công rực rỡ như thế.

Các nhà mạng đang bắt chước theo

emoji-1.jpg

Chúng ta không phải là những người duy nhất nhận thấy các ứng dụng messenger đang thống lĩnh thị trường như thế nào. Cả Google và Apple tiếp tục đưa ra những cập nhật thường xuyên đối với các ứng dụng messenger riêng của mình. Apple đã công bố một loạt những thay đổi mới liên quan đến Messenger đi kèm với iOS 10 vào mùa thu năm nay như: emojis có khả năng tiên đoán, các hiệu ứng hình ảnh full-screen… Google cũng thêm nhiều tính năng hình ảnh vào ứng dụng messenger như tính năng tạo GIF trong keyboard.

Apple và Google nhận thấy những ứng dụng của mình đã không còn chiếm lĩnh thị trường nữa, và đang đối diện với mối đe dọa lớn khi các đối thủ tiếp tục phát triển và đánh bại Apple và Google trong chính cuộc chơi của họ. Cả 2 ông lớn công nghệ này đều hành động quá muộn và bỏ lỡ những dấu hiệu đến từ xu hướng mạng xã hội giúp các ứng dụng này tương tác nhiều hơn. Hệ quả là họ đang tranh giành nhau tiến lên trong khi nhiều người đang hướng đến những lựa chọn tốt hơn

Các nhà Mobile Marketer có thể học được gì từ các ứng dụng Messenger?

Đừng coi thường quyền năng của tính năng nhắn tin bên trong ứng dụng. Chúng ta là những sinh vật xã hội bẩm sinh, nhờ có công nghệ hiện đại, với mỗi thế hệ thì nhu cầu chia sẻ lại càng thôi thúc mạnh mẽ hơn.

Ví dụ, FitBit đã thực hiện khai thác rất tốt các tính năng nhắn tin để khuyến khích nhiều app sessions hơn. Họ không chỉ mang đến 1 leaderboard hiển thị bạn bè đang active nhiều nhất mà còn mang đến khả năng thử thách bạn bè, cổ vũ hoặc nhắn tin cho họ. Tính năng này đã đẩy mạnh app sessions, và người dùng có thể cảm nhận được tính cộng đồng trong FitBit. Người dùng có thể được tiếp theo động lực bằng cách kết nối bạn bè dựa trên cùng mục tiêu tập luyện sức khỏe:

Fitbit.jpg

Spotify là 1 ví dụ hay khác về ứng dụng khai thác chức năng nhắn tin. Tìm thấy 1 bài hát hay mới? Bạn có thể chia sẻ với bạn bè Spotify trực tiếp ngay trong ứng dụng hoặc thậm chí nhắn các bài hát đó cho những người bên ngoài Spotify. Tính năng này tăng tính khám phá, tăng app sessions và thậm chí cổ vũ users mới dùng ứng dụng:

Spotify.jpg

Tích hợp các yếu tố nhắn tin trong ứng dụng  cho phép users giữ được tính xã hội trong 1 nhóm bạn bè có cùng sở thích thay vì tuyên truyền mỗi hoạt động của bản thân cho toàn thế giới biết. Khi người dùng đã tạo được cộng đồng nhỏ của riêng mình thì đây là cách cực kì hiệu quả để thúc đẩy tính engagement và giữ chân người dùng.

Nguồn: IDE Academy via Info.Localytics 

0