12/08/2018, 14:32

Một cách quản lí file testcase hiệu quả

Đối với mỗi một tổ chức đều có một template testcase để dùng chung, không chỉ thế với mỗi một cá nhân lại có cách quản lí file testcase theo cách riêng của mình. Có rất nhiều cách để quản lí file testcase và tùy theo từng cá nhân mà họ chọn cho mình những cách quản lí phù hợp với bản thân nhất, dễ ...

Đối với mỗi một tổ chức đều có một template testcase để dùng chung, không chỉ thế với mỗi một cá nhân lại có cách quản lí file testcase theo cách riêng của mình. Có rất nhiều cách để quản lí file testcase và tùy theo từng cá nhân mà họ chọn cho mình những cách quản lí phù hợp với bản thân nhất, dễ dàng nắm bắt nhất. Dưới đây tôi cũng muốn giới thiệu đến mọi người một cách quản lí testcase mà bản thân tôi thấy dùng rất hữu hiệu. Bình thường một template testcase chủ yếu như sau:

Như hình ảnh trên thì thấy bố cục của template gồm 2 bảng:

  • Bảng 1: Bảng quản lí tiến độ test: bao gồm:
    • Tổng số lượng testcase
    • Số testcase Passed, Failed, Pedding, NA
    • Số testcase Remain
  • Bảng 2: Là bảng đề testcase gồm:
    • Các trường hợp cần kiểm tra
    • Kết quả kiểm tra các trường hợp đó
    • Ngày và người thực hiện kiểm tra

Bất kể một phần mềm, chức năng nào khi phát triển đều phải tính trên một khoảng thời gian, trong khoảng thời gian phát triển đó specs mà khách hàng giao cho không bao giờ là cố định. Tùy theo từng thời điểm và tính thích hợp mà sẽ có sự điều chỉnh specs để phần mềm, chức năng được hợp lí hơn trước khi đến tay người sử dụng. Mỗi một lần thay đổi specs kiểm thử viên luôn phải tìm hiểu phần specs thay đổi như nào, có ảnh hưởng liên quan gì đến nhưng phần khác không để từ đó đưa ra các trường hợp có thể là tạo mới, update, xóa vào file testcase mà họ đã làm. Quan sát template trên thì ta thấy chưa có mục nào có thể thể hiện và quản lí được sự thay đổi đó. Nếu theo template này thì khi có những specs thay đổi(giả dụ như thay đổi cái A thành cái B) kiểm thử viên chỉ việc thêm testcase xuống dưới, việc thêm như vậy rất dễ dàng nhưng vẫn có cái nhược điểm không hay đó là:

  • Số lượng testcase tăng lên(đôi khi có thể rất nhiều) khác xa so với số thực
  • Dễ làm rối loạn, xung đột, khó hiểu cho kiểm thử viên(không phải người tạo ra file testcase) khi thực hiện test VD: Một chức năng A ban đầu có nhưng về sau bị xóa hay chỉnh sửa thành B mà trong file có cả trường hợp test cho A và B(hoắc xóa)--> gây khó hiểu cho kiểm thử viên không biết đâu mới là đúng
  • Làm file testcase trở lên cồng kềnh, không có tính logic theo chức năng đã đề ra

Tôi đã đề ra một cách quản lí của riêng mình để giảm thiểu những nhược điểm trên. Đó là thêm một cột quản lí trạng thái của các trường hợp trong file testcase:

Với cách quản lí trạng thái của trường hợp kiểm thử như thế này ngay cả khi một kiểm thử viên mới nhìn vào cũng sẽ biết được đâu là những trường hợp tạo mới, đâu là trường hợp update, đâu là trường hợp bị xóa. Dưới đây sẽ nói rõ hơn về tạo cột trạng thái và set rule cho nó:

  • B1: Thêm một cột vào sau cột “Result”
  • B2: Set những giá trị “New”, ”Update”, “Delete” cho từng ô trong cột status bằng cách:
    • Trỏ chuột vào một ô bất kì ở cột status--> Data--> Validation
    • Trong bảng Data validation: Criteria chọn “List of item”--> ghi vào các giá trị “New”, ”Update”, “Delete”
    • Save
  • Hình ảnh thao tác:

  • B3: Tạo rule cho những giá trị đã set ở đây quy định New =màu vàng, Update = màu hồng, Delete= màu xám
    • Quy định vùng cho phần cần set rule:

    • Chọn Format--> Conditional formatting:

    • Xuất hiện bảng thiết định rule: Tại đây:

      • Apply to range: vùng quy định tạo rule
      • Formatting cells if: Lựa chọn Custom formula is
      • Value or formula: thiết đặt công thức: [=J12:J12:J12:J98="New"], [=J12:J12:J12:J98="Update"], [=J12:J12:J12:J98="Delete"]
      • Formatting style: New =màu vàng, Update = màu hồng, Delete= màu xám
  • Sau khi thiết định xong ta được các bảng:

  • Update:

  • Delete:

  • Sau khi tạo xong rule và lựa chọn các giá trị cho từng trường hợp thì sẽ được file:

  • Như file trên ngay cả kiểm thử viên mới bắt tay vào kiểm thử cũng dễ dàng nắm bắt được sự thay đổi của chức năng, đâu là phần tạo mới, đâu là phần có thay đổi, đâu là phần chức năng đã bị bỏ.
  • Ngoài ra để một kiểm thử viên có thể nắm nhanh nhất những phần thay đổi specs được phản ánh trong testcase(mà hiện tại trong QA mình cũng đang bị bỏ sót không thực hiện) là ghi lại khái quát phần thay đổi trong sheet Overview:

Với cách quản lí file testcase như này tôi thấy rất hữu ích trong quá trình làm việc của mình, dễ dàng điều tra, nắm bắt specs đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc. Hi vọng cũng giúp ích cho các bạn trong việc quản lí của bản thân!

0