07/09/2018, 08:42

Một số phương pháp đơn giản để giữ thái độ tích cực trong công việc của 1 QA

Trông cuộc sống cũng như trong công việc có đôi khi bạn sẽ cảm thấy chán nản, không yêu công việc, không tìm được niềm vui với công việc của bạn đang làm... Những lúc như vậy có lẽ bạn sẽ nhận được lời khuyên cần nghĩ tích cực hơn, hãy yêu công việc hơn v.v... nhưng hầu hết lại không nhận được ...

Trông cuộc sống cũng như trong công việc có đôi khi bạn sẽ cảm thấy chán nản, không yêu công việc, không tìm được niềm vui với công việc của bạn đang làm... Những lúc như vậy có lẽ bạn sẽ nhận được lời khuyên cần nghĩ tích cực hơn, hãy yêu công việc hơn v.v... nhưng hầu hết lại không nhận được cách giải quyết hoặc phương pháp để giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn.

Vậy làm thế nào để bạn có được một thái độ tích cực, đặc biệt nếu nó không đến tự nhiên với bạn?

1. Hòa mình với những con người có suy nghĩ tích cực

Có câu nói "birds of a feather flock together" tương tự với câu nói của người việt nam là "mã tầm mã", có thể được hiểu theo 2 cách như sau:

Hoặc là những người tương tự chơi với nhau hoặc là những người trong một nhóm trở nên giống nhau theo một thời gian tiếp xúc.

Khi cuộc sống quanh bạn luôn có những con người với suy nghĩ tiêu cực điều gì sẽ xảy ra? Bạn vẫn luôn giữ được thái độ tích cực chứ? Có lẽ là có thể nhưng tôi nghĩ sẽ rất khó khăn.

Họ luôn phàn nàn về mọi thứ, không hài lòng về mọi việc, tinh thần cáu gắt, tiêu cực, bi quan ... Khi hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc tôi thấy nhiều khả năng chúng ta sẽ bị ảnh hưởng, sẽ bị những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của họ ảnh hưởng tới 1 phần suy nghĩ và phán đoán của bản thân.

Bên cạnh đó cũng có không ít những QA, họ có thể làm tốt công việc của mình, chăm lo cho bản thân và chăm lo được cho gia đình. Vậy thì, tại sao chúng ta không thử kết nối với những người thích công việc của họ, có những ý tưởng mới, và quan tâm đến nhiều thứ khác ngoài công việc. Nó sẽ làm cho bạn sẽ có hướng phát triển tốt hơn.

Bạn không thể luôn luôn chọn đồng nghiệp của mình, nhưng bạn có thể thận trọng về thời gian bạn dành cho họ và trong môi trường nào. Nếu bạn đang bị mắc kẹt với một nhóm âm, hãy cẩn thận không tham gia vào các biểu hiện tiêu cực. Nghỉ ngơi và đi dạo thay vì đắm mình trong những nhóm bế tắc.

Ở đây, tôi không khuyên bạn xa lánh đồng nghiệp, xa lánh những người có biểu hiện tiêu cực, tôi chỉ muốn khuyến khích bạn tiếp xúc nhiều hơn với những người tích cực, các hoạt đông mang tính tích cực.

2. Giải trí hoặc hòa mình vào các trò chơi giải trí tích cực

Cũng tương tự với "Hòa mình với những con người có suy nghĩ tích cực" thì hòa mình vào các trò chơi giải trí tích cực cũng sẽ giúp bạn dần dần thay đổi thái độ.

Ai cũng nói công việc của 1 QA là vô cùng nhàn chán, suốt ngày chỉ cặm cụi tìm bug, 1 công việc vô vị, vậy nhưng cũng có rất nhiều QA tìm được cái thú vị trong cái vô vị đó, ví dụ: Khi bạn test 1 app nghe nhạc, bạn cũng có thể thử up và tải những bản nhạc yêu thích của bạn vào app để test ...

Giải lao trong giờ làm việc bằng cách nghe 1 bản nhạc giao hưởng, xem một video hài ngắn, đọc 1 mẩu chuyện hay, làm công việc bạn yêu thích gì đó ... Những việc đó sẽ không chiếm quá nhiều thời gian làm việc của bạn nhưng nó sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, giảm áp lực công việc, công việc đôi khi cũng không phải là quá khô khan.

3. Kiểm soát ngôn ngữ của bạn.

Giả thuyết Sapir-Whorf cho thấy cấu trúc ngôn ngữ ảnh hưởng đến quan điểm của một người về thế giới và cách họ nghĩ. Ở mức độ xa nhất, ngôn ngữ của bạn thực sự hạn chế hoặc mô tả cách bạn có thể cảm nhận được thế giới.

Đó là một giả thuyết, được thừa nhận.

Nhưng ở mức độ nhỏ hơn, ngôn ngữ mà bạn sử dụng hàng ngày, cả về suy nghĩ lẫn lời nói, có ảnh hưởng tích lũy đến cách bạn suy nghĩ về bản thân, công việc và những người xung quanh bạn.

Ví dụ: Cùng 1 vấn đề trong công việc như tìm ra 1 bug khi thông báo bug cho developer nếu bạn nói rằng: "tôi tìm ra 1 bug trong sản phẩm bạn làm ra" điều đó cho thấy rằng tôi đang thực sự nghiêm túc trong công việc, công việc không có sự hài hước thú vị nhưng nếu tôi nói "tôi đã bắt được 1 con bọ trong đống code hoàn hảo của bạn" nó vẫn diễn đạt đủ vấn đề tôi cần truyền đạt nhưng nó lại trở nên thú vị hơn....

Ngôn ngữ có tác động rất lớn đối với con người, nó có khả năng tryền đạt ý thức, suy nghĩ từ người này đến người khác do đó hãy nhận biết cách bạn chọn suy nghĩ và nói chuyện trong công việc. Tìm một cách tích cực để xem mọi thứ và mọi người.

4. Tạo thói quen hàng ngày

Thói quen luôn có 2 loại thói quen tốt và thói quen xấu. Do vậy để có những suy nghĩ tích cực chúng ta cần cố gắng tạo cho bản thân những thói quen tốt và hạn chế những thói quen xấu để cơ thể cũng như tinh thần luôn ở trạng thái tốt nhất phục vụ cho công việc.

Vậy thói quen tốt trong công việc của 1 QA thì thường là gì?

Hàng ngày khi bạn đến công ty, bạn nên tới sớm 1 chút, như vậy sẽ không lo bị tắc thang máy, không đến công ty, không bị muộn làm, có nhiều thời gian hơn để mở máy tính và chuẩn bị những tài liệu, thông tin cho cuộc họp sáng tiếp theo.

Thói quen tiếp theo tôi nghĩ nên có đó là sắp xếp lịch trình cho 1 ngày làm việc. Chúng ta đều biết hầu hết mọi người đều có tối thiểu 8h/1 ngày làm việc nhưng không phải lúc nào trong suốt hành trình 8 tiếng đó chúng ta cũng cặm cụi làm việc được. Cần có 1 lịch trình phân bổ thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi giữa giờ hợp lý để đảm bảo chất lượng công việc.

Rất nhiều thói quen tốt nên dần hình thành qua quá trinh làm việc nó sẽ giúp bạn có những suy nghĩ tích cực hơn đối với công việc và tương lai của bạn.

5. Hãy tốt với người khác.

Đối xử tốt với người khác sẽ khiến bạn hanh phúc hơn.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý Xã hội đã phát hiện ra rằng làm một việc gì đó tốt với mọi người bạn cũng cảm thấy hạnh phúc, thậm chí bạn còn cảm thấy hạnh phúc hơn bình thường.

Vì vậy, hãy đối xử tốt hơn với đồng nghiệp của mình, hãy giúp đỡ những QA bên cạnh mình, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi được giúp đỡ người khác hơn nữa bạn còn nhận được rất nhiều kiến thức khi giúp đỡ họ.

6. Đừng quá dựa dẫm vào nguồn bên ngoài

Luôn luôn mang theo thái độ tích cực -> đó là 1 phương châm bạn nên dùng.

Hãy suy nghĩ về thái độ tích cực như một công cụ sống còn: luôn luôn mang theo với bạn mọi lúc, mọi nơi và trong mọi trường hợp.

Giả sử trong một tình huống khẩn cấp, bạn không nên quá dựa dẫm vào người bên ngoài, các hoạt động bên ngoài mà cần mang theo thái độ tích cực để có thể giải quyết vấn đề tốt nhất, không cần quá căng thẳng hãy chắc chắn tìm ra một cơ chế không dựa vào người khác hoặc một tình hình cụ thể.

7. Hãy tạo ra những "high points - thời gian hữu ích"

"Thời gian hữu ích" hàng ngày thường nên nhỏ và đơn giản, không đòi hỏi tiền bạc hoặc tạo ra thói quen có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ hoặc ngân sách của bạn nếu bạn làm mỗi ngày (ví dụ như đi bộ đến tiệm bánh nướng và bánh ngọt mỗi ngày). "Thời gian hữu ích" hàng tuần hoặc hàng tháng có thể lớn hơn một chút. Có thể vào mỗi thứ Năm bạn ăn trưa tại một nhà hàng gần đó thay vì đưa bữa trưa của riêng bạn. Cho dù đó là gì, hãy tạo ra điều gì đó để mong đợi.

Ví dụ như: Trong giờ làm việc 8h 1 ngày, QA thường bận rộn với khá nhiều công việc khác nhau, hãy cùng tạo ra những giờ nghỉ ngơi tầm 5-10p để cùng nhau uống 1 tách trà, đi bộ ngắm cảnh 1 chút để thư giãn khi quá mệt mỏi, ... Những công việc nhỏ, hữu ích không tốn nhiều thời gian lại có sự kết nối nên được hoan nghênh.

8. Có trách nhiệm hơn

Từ chối chịu trách nhiệm về hành động của bạn, hoặc không kiểm soát được phản ứng của bạn sẽ giết ngay lập tức thái độ tích cực.

Nếu có chuyện gì đó xảy ra, bạn có lỗi hoặcphải một trách nhiệm nào đó cho sự việc đó, từ chối thừa nhận điều đó có nghĩa là bạn không thể sửa chữa được hành vi đó và điều đó sẽ xảy ra lần nữa và bạn cũng tự đặt mình vào một suy nghĩ của nạn nhân, sẽ thiếu trách nhiệm cho các hành động tiếp theo của bạn.

Bạn sẽ thấy tích cực trong cuộc sống nếu như bạn có thể kiểm soát được trong công việc hơn là việc phó mặc cho số phận. Hãy suy nghĩ về nó như một phương trình: E + R = O (sự kiện + phản ứng = kết quả). Cách phản hồi của bạn có ảnh hưởng đến kết quả, ngay cả khi các sự kiện nằm ngoài sự kiểm soát của bạn.

Hãy dũng cảm đối mặt với lỗi lầm và chịu trách nhiệm cho nó, mỗi 1 lỗi lầm sẽ là 1 bài học cho hành trình tiếp theo.

9. Xác định phản ứng

Trong công việc có đôi khi luôn có những tình huống bất ngờ xảy ra, nó sẽ khiến bạn bất ngờ khó có thể tiếp nhận, nhưng nếu bạn luôn có tư thế sẵn sàng chấp nhận thách thức, điều bất ngờ đó sẽ không thể làm khó bạn.

Giả sử: Khách hàng muốn thay đổi yêu cầu của họ => Welcome change là 1 thái độ cần thiết bạn nên luôn có.

Không ngại thay đổi, phản ứng nhanh trước mọi tình huống, bạn luôn là 1 con người tích cực và sẵn sàng thách thức.

10. Thở sâu

Thở sâu sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn, giúp mọi người xung quanh bạn cũng bình tĩnh hơn.

Cần giữ đầu óc luôn tỉnh táo, bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề trong công việc và cuộc sống.

QA và dev làm việc cùng nhau, luôn thường xuyên xảy ra những tranh chấp trong công việc như bất đồng về cách tìm hiểu spec hoặc bất đồng quan điểm về bug ... Mỗi lúc xảy ra tranh chấp như vậy luôn dễ khiến cho chúng ta khó giữ bình tĩnh và đẩy mọi việc theo tình huống xấu nhất. Vậy trong tường hợp đó chúng ta cần làm gì? Theo tôi nghĩ, "thở sâu" bình tĩnh là việc đầu tiền nên làm. Giữ đầu óc tỉnh táo phân tích vấn đề trên nhiều góc độ, giải uyết công việc theo hướng tích cực, không làm ảnh hưởng tới công việc và tình cảm đồng nghiệp.

11. Tạo ra nhiệm vụ cho bản thân

Tạo ra nhiệm vụ cho bản thân để làm gì?

Theo tôi nghĩ mỗi cá nhân cần tạo ra những nhiệm vụ, mục tiêu trong 1 thời gian cụ thể. Nó sẽ khiến bạn có động lực hơn để hoàn thành nó.

Ví dụ: QA nên có khả năng ngoại ngữ? Điều này ai cũng biết là nên có, nhưng ít người có thể học được, tại sao vậy? Bởi vì không có mục tiêu, bạn không coi nó là 1 nhiệm vụ bắt buộc, nó khiến bạn mất đi động lực học tập, mất đi mục tiêu phấn đấu.

12. Tạo ra mục tiêu cho bản thân

Cũng giống như tạo ra nhiệm cụ bắt buộc cho bản thân, bạn cũng nên tạo ra những mục tiêu cho công việc, cho cuộc sống.

Có lẽ, rất nhiều người nghĩ rằng, mục tiêu phải là 1 cái gì đó mang tính xu thế, tính phát triển. Tôi thì không nghĩ như vậy. Mục tiêu có thể rất nhỏ, rất bình thường trong công việc, trong cuộc sống như trở thành 1 nhân viên tốt, bảo vệ được sức khỏe bản thân ....Có mục tiêu, có ước mơ sẽ khiến cho cuộc sống, công việc đáng mong chờ hơn.

13. Ghi nhớ rằng không ai nợ bạn

Không ai nợ bạn cả. Cuộc sống không công bằng. Luôn ở một trạng thái đổ lỗi, nạn nhân, tức giận, hung hăng, và không hạnh phúc. Sự tiêu cực là trạng thái tồn tại của tiêu chuẩn nếu bạn nghĩ thế giới đang nợ bạn.

Làm thế nào để bạn thoát khỏi thái độ của quyền lợi?

  • Điều tôi muốn làm là làm cho mọi việc xảy ra.
  • Công việc khó khăn sẽ mang lại những điều tốt đẹp.
  • Tôi phải chấp nhận thay đổi một cách nhanh chóng.
  • Khi mọi thứ trở nên khó khăn, tôi vẫn tiếp tục.

Nếu bốn khái niệm đó nằm trong đầu của bạn, bạn sẽ không bị bao phủ trong tiêu cực và chờ đợi cho thế giới làm điều gì đó cho bạn.

14. Ngừng than phiền

Chúng tôi đã đề cập đến cách bạn cần kiểm soát ngôn ngữ của mình. Điều đó rõ ràng là phàn nàn, khiếu nại là một vấn đề rất lớn mà cần tránh.

Ngừng phàn nàn.

Nếu bạn ở xung quanh những người phàn nàn rất nhiều, hãy tránh xa họ. Cố gắng nhìn vào tình huống bằng một ánh sáng tích cực hay khác.

Ví dụ như: nếu bạn luôn than phiền QA là 1 công việc nhàm chán, lúc đó tư tưởng tâm trí của bạn sẽ luôn cảm thấy đó là công việc chán nản, k happy nhưng nếu bạn ca ngợi công việc bạn đang làm, bạn sẽ thấy công việc của bạn tuyệt vời như bạn nghĩ.

Khiếu nại là một cách nhìn tất cả mọi việc theo hướng tiêu cực mà không xem xét bất kỳ lời giải thích khác. Đó là con đường một chiều đến sự không hài lòng, sự không thoair mái.

15. Luôn mỉm cười

"1 nụ cười là qo thang thuốc bổ" có lẽ câu nói này không còn xa lạ, nụ cười có rất rất nhiều lợi ích và ai cũng biết điều đó.

Trong công việc nụ cười liệu có cần thiết?

Tôi nghĩ là có.

Công việc luôn luôn có những lúc căng thẳng, áp lực, những lúc như vậy nụ cười của bạn cũng có thể giúp mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu hơn, giảm bớt áp lực công việc hơn.

16. Hãy tò mò và không ngừng học tập.

Một tâm trí đóng kín để học hỏi những thứ mới sẽ mọc lên ứ đọng và tiêu cực. Thay đổi, ý tưởng mới, hoặc bất kỳ nhiệm vụ bổ sung nào trở nên khó khăn cho một ai đó như thế.

Hãy là một người sẵn sàng học hỏi và tò mò về nhiều điều. Thái độ của bạn sẽ tích cực bởi vì bạn là người hướng về tương lai và muốn hiểu thay vì đóng cửa. Tò mò về một tình huống mới hoặc những gì đang xảy ra có xu hướng làm bạn chú ý và nhận thức được thời điểm hiện tại và điều đó sẽ làm giảm thái độ tiêu cực.

QA cũng có rất nhiều thứ có thể học tập như các kỹ thuật test mới, các công cụ hỗ trợ công việc, các kỹ năng mềm bổ sung cho công việc .... Hãy không ngừng học hỏi để bạn thấy rằng trong công việc cũng có rất nhiều điều thú vị mà bạn chưa khám phá.

17. Nhìn về dài hạn thay vì ngắn hạn.

Các tình huống ngắn hạn thường có xu hướng nặng nề với cảm xúc, đưa ra quyết định hoặc hành động dựa trên đó không chỉ là một ý kiến tồi tệ, mà còn có xu hướng mang theo những thái độ tiêu cực. Mặt khác, khi bạn nhìn vấn đề theo xu ướng dài hạn bạn sẽ thấy rằng những thách thức của bây giờ dường như ít khủng khiếp hơn và sẽ có một kết quả thú vị.

Thay vì đưa ra 1 cái nhìn ngắn hạn, mục tiêu ngắn hạn, nhiệm vụ ngắn hạn bạn hãy nhìn nhận sự việc, đưa ra các mục tiêu nhiệm vụ dài hạn hơn, có tính chiến lược hơn. Nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và tầm nhìn xa hơn.

Kết luận.

Trông công việc sẽ luôn tồn tại những tình huống khó xử, hãy luôn có suy nghĩ tích cực, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Bằng vào sự tích cực, bạn sẽ cảm thấy công việc luôn luôn có sự thú vị, có rất nhiều điều chờ bạn khám phá.

0