12/08/2018, 14:27

Một số vấn đề tiêu biểu khi phát triển offshore giữa Việt Nam và Nhật Bản

**Phát triển offshore với Việt Nam là một xu hướng ngày càng phổ biến của các công ty Nhật Bản, số lượng dự án tăng lên, đồng nghĩa với việc liên lạc, trao đổi giữa phía Việt Nam và Nhật Bản tăng lên. Xuất hiện cùng với đó là nhiều khó khăn, trở ngại trong công việc, tạo ra những khoảng cách vô ...

**Phát triển offshore với Việt Nam là một xu hướng ngày càng phổ biến của các công ty Nhật Bản, số lượng dự án tăng lên, đồng nghĩa với việc liên lạc, trao đổi giữa phía Việt Nam và Nhật Bản tăng lên. Xuất hiện cùng với đó là nhiều khó khăn, trở ngại trong công việc, tạo ra những khoảng cách vô cùng to lớn, có thể quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án hay một công ty.

Vì vậy hãy cùng xem một vài ý kiến của các công ty Nhật sau khi thực hiện việc phát triển offshore với phía Việt Nam, để nhìn ra những vẫn đề hiện có, từ đó khắc phục và cải thiện cho chính dự án của bản thân.**

Đây là những vấn đề được liệt kê ra từ một số blog, bài đánh giá của một số công ty Nhật đã từng có kinh nghiệm làm việc với VIệt Nam để mọi người có thể tham khảo.

Team phát triển của Việt Nam thường phản ứng chậm và không ý thức được mức độ nguy cơ, dù đã sắp đến gần deadline. Tuy nhiên, ở một số dự án mà khách hàng phía Nhật Bản chốt spec, hay cung cấp design chậm, team phát triển Việt Nam thường hiểu nhầm dự án là không cần vội vàng đến mức vậy, và cả hai bên đều chờ nhau, không hối thúc.

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp không công bằng, ví dụ như: những câu hỏi từ phía Việt Nam được phía Nhật trả lời sau vài ngày, thậm chí vài tuần, nhưng khi cuối dự án thì phía Nhật lại muốn phía Việt Nam trả lời câu hỏi chỉ trong vài phút.

Tóm lại, việc đối phương không có cảm giác tốc độ, thì có khả năng chính bản thân mình cũng là nguyên nhân tạo ra sự trì hoãn đó. Vì vậy, phải luôn chủ động đốc thúc, liên lạc để duy trì được tiến độ. Nếu là dự án ngắn, đòi hỏi tốc độ cao, thì cả hai phía nhất thiết cần phải ý thức được vấn đề “Tốc độ” ngay từ ban đầu.

Sau khi đã thống nhất cách thức implement hay plan của dự án, leader của phía Việt Nam thường hay thảo luận, điều chỉnh lại về những việc đã quyết định. Việc lặp lại việc thảo luận như vậy rất vất vả, nhưng khi phía Nhật hỏi ”Tại sao trong cuộc họp các bạn lại không nói?” thì chỉ được đáp lại bằng nụ cười trừ từ phía Việt Nam.

Thực tế, đây là vấn đề về Communication.

Cho dù người leader có điểm chưa được thuyết phục, nhưng khó khăn trong việc phản luận login bằng tiếng Nhật trôi chảy. Nguyên nhân có thể là vấn đề ngôn ngữ, hoặc cũng có thể do cách tranh luận logic chưa được đào tạo trong nền giáo dục Việt.

Vì vậy, không nên quyết định theo kiểu “Nếu như không có thảo luận gì thì sẽ quyết định như thế này”, mà cần quan sát biểu hiện, thái độ của cá nhân, và hỏi xem “Bạn có điều gì muốn nói không? Ngang đây thật sự không có vấn đề gì phải không?”

Có nhiều trường hợp phát triển app dựa theo một app khác làm mẫu và thường bỏ qua việc tạo spec, bằng cách đưa ra yêu cầu “làm giống với app XY”

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại phát sinh nhiều yêu cầu như “Hãy add thêm chức năng này, không cần làm XY cũng được,…”.

Khi làm như vậy, hình dung về app sẽ bị rời rạc, không ai có thể nắm được hình dung thật của app là gì, dẫn đến dự án thất bại. Không thể dung một app đã có và trích dẫn một cách đơn giản nội dung chức năng đó vào tài liệu spec, vì mất công có thể dẫn đến cách hiểu sai về chức năng.

Cũng như trong viện bảo tàng, không có tác phẩm nào mà “Hãy xem nhân vật của tác phẩm này tương tự với tấc phẩm XY” phải không? Tài liệu spec cũng vậy. Không được mượn hình ảnh của người kkhác, mà phải bỏ công sức tạo riêng được hình ảnh của bản thân mình.

Có nhiều lúc phía Việt Nam được yêu cầu chỉnh sửa text hay một logic đơn giản, dự tính hoàn thành sau khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ, nhưng cuối cùng lại mất quá một ngày. Điều này khiến phía Nhật Bản cảm thấy thắc mắc và khó chịu.

Thật ra, điều này không phải là vấn đề về skill của dev mà là vấn đề về sự tin tưởng.

Khi thực hiện thay đổi một chức năng, sẽ gây ra ảnh hưởng đến nhiều chức năng liên quan khác. Lúc đó, người phụ trách của phía Việt Nam sẽ đặt câu hỏi, nhưng phía Nhật lại thiếu sự tin tưởng, không xem trọng skill của phía offshore, nên không đối ứng một cách lịch sự hay có khi tỏ ra bực tức đối với những câu hỏi của phía Việt Nam.

Chẳng hạng như, “cái đó bạn hãy tự mình suy nghĩ đi!, “Cái đó chưa confirm à?”,….

Điều đó khiến người phụ trách của Việt Nam e sợ và đối ứng thận trọng hơn mức cần thiết, kết quả là tốn nhiều thời gian hơn.

Thỉnh thoảng việc thể hiện sự tức giận cũng cần thiết, nhưng đối với phát triển offshore thì công việc được thực hiện trong tình trạng hai bên không nhìn thấy mặt nhau, vì vậy hãy xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau bằng những hành động có tinh thần teamwork, chẳng hạn như “Cám ơn vì đã confirm. Cái đó hãy làm theo như ý bạn nhé.”

Trong một dự án, việc phía Nhật Bản kiểm chứng, đánh giá tính năng là việc không thể thiếu. Những lúc như vậy, thường xảy ra trường hợp bên dưới

Phía Nhật: Hãy làm thử làm này xem sao.

Phía Việt Nam (sau nửa ngày): OK, đây là kết quả.

Phía Nhật: Ừm…Hơi khác nhỉ, lần sau thử đổi sang parameter này thử xem.

Trường hợp trên, phía Nhật Bản xem data, quyết định, sau đó đưa ra chỉ thị. Tuy nhiên phía Việt Nam lại không biết được tiêu chuẩn nào là cần, khiến cho việc xuất data thõa mãn yêu cầu của phía Nhật trở nên mất thời gian hơn. Việc trao đổi cũng kéo dài hơn, và làm mất đi ý nghĩa của việc thực hiện công việc offshore. Do vậy phía Nhật Bản cũng cần share đầy đủ thông tin, yêu cầu mà mình muốn, sao cho phía Việt Nam có thể tự mình phân loại được data.

Việc khác biệt về văn hóa là một trở ngại lớn khi phát triển offshore giữa Nhật Bản và Việt Nam, để cải thiện được điều này, leader và BrES là những yếu tố quan trọng để dung hòa được sự khác biệt đó, để cải thiện quy trình làm việc và communication của dự án mình. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích nhất định đối với mọi người.

Thanks!

(Bài viết có tham khảo một số website sau: http://anlab.jp/offshore/5troublesandhints/ http://www.offshore-kaihatsu.com/contents/vietnam/subject.php)

0