23/08/2019, 08:54

Những thứ đi mua đồ có sẵn tốt hơn bạn tự làm bằng Raspberry Pi

1. Android Box / Android TV Raspberry Pi có thể chạy được Android, tức là theo lý thuyết bạn có thể biết nó thành một đầu Android Box để dùng trong phòng khách nhà mình nhằm xem video, chơi game, cài thêm app… Tuy nhiên, quá trình thiết lập này không đơn giản, ngoài ra giao ...

1. Android Box / Android TV

Raspberry Pi có thể chạy được Android, tức là theo lý thuyết bạn có thể biết nó thành một đầu Android Box để dùng trong phòng khách nhà mình nhằm xem video, chơi game, cài thêm app… Tuy nhiên, quá trình thiết lập này không đơn giản, ngoài ra giao diện của Android cài lên Pi là giao diện của điện thoại / máy tính bảng, không được tối ưu để dùng cho TV. Cố gắng dùng thì vẫn được đấy, nhưng không tiện và không sướng. Hơn nữa, nó không có Google Play, không có Google Assistant, bạn phải tự mình cài thêm và cũng mất thời gian.

Trong khi đó, bạn có thể đi ra mua một cái Android Box như chiếc Xiaomi Mibox 4K giá chỉ 1,3 triệu đồng, hoặc FPT Play box giá khoảng 1,2 triệu. Trên này có sẵn hết tất cả mọi thứ bạn cần để dùng ở một chiếc TV hiện đại, có đủ các app giải trí bạn mong muốn, và lại được hỗ trợ chính thức từ Google nữa. Giá của mấy con box này tính ra gần bằng với tiền bạn đầu tư một con Raspberry Pi rồi (Pi 3 Model B giá khoảng 900k, thêm nguồn, thêm thẻ nhớ, case cho đẹp… cũng đội giá lên rồi).

Đang tải FPT_Play_Box_Plus-8.jpg… ​2. Máy tính

Pi có giá rẻ và chạy hệ điều hành có thể scale trên giao diện desktop, tuy nhiên nó cũng có nhiều hạn chế: không chạy Windows, cài đặt ứng dụng tương đối khó hơn, và cấu hình cũng không đủ mạnh. Nếu bạn chỉ làm mấy tác vụ đơn giản kiểu lướt web, email thì cũng tạm được, nhưng trải nghiệm không thể nào bằng được một chiếc máy tính chạy Windows / Mac đúng nghĩa. Bạn có thể tiết kiệm được mớ tiền khi dùng Pi làm PC, nhưng trải nghiệm thì thua khá nhiều nên xem như bạn cũng đang bỏ ra chi phí để rước cái chậm và khó chịu vào người.

Pi chỉ phù hợp nếu bạn dùng nó với đúng mục đích mà nó được chế tạo ra: máy IoT, hoặc máy bán hàng, với những chức năng cố định. Việc cố gò ép chức năng sẽ không đem lại cho bạn trải nghiệm tốt.

Nếu bạn muốn một cái máy tính nhỏ gọn và giá rẻ, bạn có thể mua các máy NUC của Intel hoặc các giải pháp MiniPC. Tổng chi phí đầu tư để ra được một cái máy dùng được khoảng 7 triệu, và bạn có một cái PC đúng nghĩa có thể làm bất kì thứ gì bạn muốn.

Đang tải INtel_NUC_mini_PC.jpg…

3. Smarthome

Mình từng chia sẻ với anh em về Home Assistant (HASS), một hệ thống mã nguồn mở dùng để điều khiển smarthome. Bạn có thể tưởng tượng nó giống như là server điều khiển nhà thông minh của Google hay Xiaomi, có điều bạn là người kiểm soát nó, và server này chạy nội bộ trong nhà của bạn. Lợi ích là bạn có thể nối nhiều hãng sản xuất thiết bị vào căn nhà của mình ngay cả khi thiết bị đó không hỗ trợ các hệ sinh thái như Google Home, Mi Home, Apple HomeKit hay Amazon Alexa. Nó cũng chạy nhanh hơn và bảo mật hơn.

Tuy nhiên, công sức để thiết lập những món đồ này không hề nhỏ, bạn phải tốn sức gấp 2, gấp 3 mới có thể setup được một hệ thống vừa ý, trừ khi bạn là developer đã quen với việc setup máy chủ Linux. Chưa kể bạn phải lo bảo trì, bảo dưỡng khi có các bản update HASS mới, bạn phải sửa lỗi “server” khi có phát sinh và hàng tá vấn đề khác. Rồi bản thân con Pi cũng tốn chi phí mà, hết 1,2-1,5 triệu để chạy được.

Đang tải Home_Asssiatnt.jpg…

Trong khi đó, nếu bạn dùng sẵn các hệ thống smarthome như Google Home, Mi Home… thì bạn chỉ cần mua các món đồ smarthome về là dùng thôi, không cần setup trung tâm hay gì cả. Mọi thứ có thể được thực hiện từ điện thoại, và đặc biệt các món đồ của Google lại còn dùng được với Google Assistant tiếng Việt. Để HASS làm được chuyện đó thì phức tạp hơn và tốn công cấu hình lắm.

Và bạn biết một cái loa Google Assistant giờ có giá bao nhiêu không? Chỉ khoảng 700k-800k mà thôi, mà vừa làm chỗ nhận lệnh giọng nói, vừa chơi được nhạc, vừa có loa nữa đấy.

Tóm lại là để dùng smarthome bạn không cần phải dùng Raspberry Pi + HASS đâu, giải pháp có sẵn tiện hơn nhiều.

4. Khung tranh thông minh để bàn

Tự làm nghịch cho vui, tìm hiểu mày mò DIY này kia thì được, chứ để dùng làm khung tranh để bàn thì bạn có thể mua một chiếc Google Nest Hub. Giá chỉ tầm 2 triệu tùy chỗ bán nhưng bạn có thể dễ dàng thiết lập để khung hình này kết nối WiFi và tự lấy ảnh mới của bạn từ Google Photos xuống. Ngoài ra nó còn có thể chơi nhạc Spotify, xem YouTube, điều khiển nhà thông minh, và đặc biệt là tích hợp trợ lý ảo Google Assistant nữa. Một khung tranh bạn tự làm bằng Raspberry Pi sẽ không có đủ chức năng như thế này.
Cảm nhận Google Nest Hub: khung ảnh bé bé xinh xinh, có Google Assistant điều khiển nhà thông minh

Đang tải Google_Nest_Hub.jpg…

5. Những thứ nên làm với Raspberry Pi

  • Pi-hole, hệ thống chặn quảng cáo toàn nhà, không cần cấu hình trên từng thiết bị
  • RetroPie, để chơi game PS1 hay các hệ máy console ngày xưa
  • Máy tính nhỏ gọn để kéo torrent, không cần mở máy tính của bạn thường xuyên, và bạn có thể cầm laptop đi mà torrent vẫn tiếp tục chạy
  • NAS server để truy cập ổ cứng mạng
  • Các ứng dụng IoT

TechTalk via TinhTe

0