20/01/2019, 18:33

Sử dụng Model Event khi nào ?

Đối với một ứng dụng bất kì chúng ta cũng đều có các chức năng đơn giản như thêm, xóa, sửa. Trong laravel để xóa 1 bản ghi chúng ta thường sử dụng hàm delele() hoặc destroy. Đi vào ví dụ cụ thể nhé. Tỉ dụ mình có bảng groups ánh xạ thông qua model Group, để xóa 1 bản ghi trong bảng này chúng ta ...

Đối với một ứng dụng bất kì chúng ta cũng đều có các chức năng đơn giản như thêm, xóa, sửa. Trong laravel để xóa 1 bản ghi chúng ta thường sử dụng hàm delele() hoặc destroy. Đi vào ví dụ cụ thể nhé.

Tỉ dụ mình có bảng groups ánh xạ thông qua model Group, để xóa 1 bản ghi trong bảng này chúng ta thường làm theo cách nào ?

    /**
     * Remove the specified resource from storage.
     *
     * @param  int $id
     * @return IlluminateHttpResponse
     */
    public function destroy(int $id)
    {
        $group = Group::findOrFail($id);
        
        return $group->delele();
    }

Đây có lẽ là cách cùi bắp nhất thường sử dụng.

Đợi chút, ví dụ ở đây bảng groups có quan hệ nhiều - nhiều với bảng users thông qua bảng trong gian group_user. Chúng ta có thể hình dung ra việc viết quan hệ giữa các bảng sẽ như thế này.

Model Group

    /**
     * Relationships many to many and a pivot table.
     *
     * @return void
     */
    public function users()
    {
        return $this->belongsToMany(User::class);
    }

Model User

    public function groups()
    {
        return $this->belongsToMany(Group::class);
    }

Vậy là khi thêm bản ghi mới ở bảng groups chúng ta đồng thời thêm 1 bản ghi ở bảng group_user lưu user_id và group_id Giờ vấn đề đặt ra là khi xóa bảng group thì đồng thời xóa bản ghi ở bảng trung gian group_user. Quay lại hàm delete() chúng ta xử lí như nhau.

    public function destroy(int $id)
    {
        $group = Group::findOrFail($id);
        $detachUser = $group->users()->detach();
        
        return $group->delele();
    }

Bây giờ có một chức năng bắt xóa nhiều group trong 1 action, chúng ta làm như thế nào ?

public function destroy(int $ids)
{
    foreach ($ids as $id) {
        $group = Group::findOrFail($id);
        $detachUser = $group->users()->detach();

        return $group->delele();
    }
}

Nhìn qua thì đoạn code này tương đối nát

  1. Hàm này đang vi phạm nguyên tắc SOLID khi hàm 2 nhiệm vụ xóa bảng ghi ở bảng groups và group_user
  2. Tôi luôn hạn chỉ tối đa việc sử dụng vòng for trong code của mình. Nhìn rối mắt.

Ví dụ như hàm trên nếu chúng ra chỉ làm mỗi chức năng xóa bản ghi tên bảng groups có lẽ mọi chuyện đã đơn giản hơn khi code không phải dùng hàm for().

public function destroy(int $ids)
{
    return Group::destroy($ids);
}

Ở đây tôi sử dụng hàm destroy() của Eloquent cho phép xóa 1 array ID nhưng ngặt một lỗi là chúng ta còn muốn xóa cả bản ghi group_user, vì vậy kiểu gì cũng phải tìm ra từng group thông qua hàm findOrFail để detach. Vì vậy trong trường hợp này cách destroy() có vẻ không hợp lí rồi.

Bây giờ là lúc chúng ta cần vận dụng sự linh hoạt của Model event trong Laravel để giải quyết vấn đề này.

Trong quá trình hoạt động của mình, mỗi Eloquent Model có thể tạo ra nhiều sự kiện khác nhau, cho phép chúng ta thao tác với những thời điểm khác nhau trong chu kỳ hoạt động của model đó. Các phương thức tương ứng với các sự kiện đó là:

  1. creating, created: Xảy ra khi bản khi được lưu lần đầu tiên vào cơ sở dữ liệu.
  2. updating, updated: Xảy ra khi bản ghi đó được chỉnh sửa.
  3. saving, saved: Xảy ra mỗi khi lưu bản ghi(có thể là tạo mới hoặc chỉnh sửa).
  4. deleting, deleted: Xảy ra ghi xóa một bản ghi
  5. restoring và restored: Xảy ra khi sử dụng soft delete và khi muốn restore lại bản ghi .

Quay lại bài toán ban đầu chúng ta sẽ sử dụng sự kiện deleting khi xóa group. Phần xóa group mình sẽ viết như sau.

public function destroy(int $ids)
{
    return Group::destroy($ids);
}

Okay, method() này làm duy nhất một nhiệm vụ là xóa group để dảm bảo tính SOLID. Vậy còn detach() group_user ?

Chúng ta sẽ lợi dụng event deleting của Model event để làm việc này.

Đầu tiên chúng ta tạo Event Observer class cho Group model. Class này mình thường để trong thư mục app/Models/Observers với tên class là GroupObserver.php.

<?php

namespace AppModelsObservers;

use AppModelsGroup;

class GroupObserver
{
    /**
     * Hook into group deleting event.
     *
     * @param Group $group
     * @return void
     */
    public function deleting(Group $group)
    {
        $group->users()->detach();
    }
}

Việc tiếp theo là Đăng ký GroupObserver class trong AppServiceProvider. Cụ thể là trong method boot().

    /**
     * Bootstrap any application services.
     *
     * @return void
     */
    public function boot()
    {
        Group::observe(GroupObserver::class);
    }

Đừng quên use AppModelsGroup và AppModelsObserversGroupObserver.

Đó vậy là mình đã có thể detach được hoàn toàn tất cả các bản ghi trong bảng group_user. Ở đây mình không quan tâm xóa 1 hay nhiều bản ghi, chỉ cần biết khi xóa 1 group thì có sự kiện deleting(). Với mỗi lần destroy ta tiến hành detach() group_user tương ứng.

Vậy là mình đã hướng dẫn mọi người cách sử dụng Model event trong Laravel. Việc này giúp chúng ta.

  1. Code dễ maintain, bảo trì hơn
  2. Đảm bảo tính SOLID mỗi method làm một nhiệm vụ duy nhất.
  3. Dễ viết unit test hơn.
  1. Laravel Model Events via Viblo.
  2. Model Event via Document Laravel.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Có bất cứ thắc mắc gì về bài viết xin hãy comment bên dưới. Tạm biệt và hẹn gặp lại.

0