12/08/2018, 14:09

Thiên thần và ác quỷ trong ta.

Trong phim Tom and Jerry, khi nhân vật trong phim lưỡng lự quyết định việc gì đó thì thường sẽ hiện ra ác quỷ luôn xử bậy, làm việc sai trái và thiên thần cố gắng hướng nhân vật làm điều tốt, chống đối lại ác quỷ. Và từ khi sinh ra chúng ta, ai cũng có thiên thân và ác quỷ bên trong mình. ...

Trong phim Tom and Jerry, khi nhân vật trong phim lưỡng lự quyết định việc gì đó thì thường sẽ hiện ra ác quỷ luôn xử bậy, làm việc sai trái và thiên thần cố gắng hướng nhân vật làm điều tốt, chống đối lại ác quỷ.

maxresdefault.jpg

Và từ khi sinh ra chúng ta, ai cũng có thiên thân và ác quỷ bên trong mình. Chính não trái là ác quỷ, và não phải là thiên thần.

2015-04-09-1428607365-5650428-ScreenShot20150409at3.22.15PM.png

Chúng ta thường thấy thì não trái chịu trách nhiệm về suy nghĩ logic, ngôn ngữ, thì não phải lại lại thiên về nghệ sĩ, cảm nhận hình ảnh. Nhưng ngoài ra, não trái, phải cũng có cách nhìn nhận vào vấn đề khác nhau và tính cách của người đó phụ thuộc vào việc trái hoặc phải, bên nào mạnh hơn.

Tính cách của não phải:

  • luôn tuân thủ các quy tắc.
  • làm việc chăm chỉ, kiên nhẫn, kĩ tính, cẩn thận, nghiêm túc.
  • luôn đặt vấn đề cộng đồng lên trên.
  • Nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo hướng tính cực.
  • Ngại đổi mới, sẳn sàng đi theo con đường gian khổ một cách kiên trì.

Tính cách của não trái:

  • Cá nhân, ích kỹ.
  • Nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực hơn.
  • Thích phá luật, đùa giởn, lách luật, coi mình là trung tâm của mọi thứ.
  • Luôn cố gắng phát triển cách thức hoặc chiêu trò khi làm việc, học tập để tăng năng suất hoặc giảm thời gian làm việc.

Ví dụ việc khi não trái khi đánh giá vấn đề:

  1. Nếu đồng nghiệp làm việc cùng với mình có năng xuất kém hơn mình, ngay lúc này: Thằng "Trái" sẽ tỏ ra khinh thường, đánh giá liền: thằng đó ngu si, sao bằng mình được. Con "Phải" sẽ suy nghỉ là chắc bạn đó có chuyện gì bận rộn hoặc chưa kịp học phần đó nên làm không kịp...

  2. Còn nếu đồng nghiệp làm việc năng xuất hơn, tốt hơn thì "Trái" vẫn coi thường: "Thằng đó hên thôi, chỉ biết làm việc mấy thứ khác sao bằng mình được... Mình là cái rốn của vũ trụ mà.". Còn lúc này "Phải" sẽ tỏ ra kính trọng đồng nghiệp và xác nhận là bạn đó giỏi hơn mình.

hqdefault.jpg

Tùy vào mỗi người, quá trình phát triển và học hỏi thì người đó sẽ đồng ý theo "Trái" hoặc "Phải" hoặc hòa trộn cả hai.

Vậy một người mà Trái mạnh hơn Phải và ngược lại được thể hiện như thế nào:

  • Nếu thiên về bên trái hơn: Là một người có khả năng học hỏi cao, luôn sáng tạo trong học tập và công việc nhưng thường lách luật và dễ lười biến, thích chọc phá, đùa giởn. Mức độ sa đọa của họ tùy thuộc và môi trường và mức độ đạo đức của môi trường đó, nếu mức độ đạo đức thấp thì họ dễ phạm pháp hơn (Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng).

  • Nếu thiên về bên phải hơn: Chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó, đọc sách hàng giờ liên tục không chán. Làm việc cần mẫn. Tâm hồn nghệ sĩ, hòa đồng với mọi người, nhược điểm là học thứ mới chậm hơn, khả năng giao tiếp không được tốt.

6d63bd23ad5e60f5a9ccbc60ed2a25a7.jpg

Đại diện cho việc phân cực trong não bộ này là Developer và Tester. Dev luôn phải tính toán logic, có khả năng học hỏi thứ mới, để trở thành một Dev giỏi thì não trái phải hoạt động rất nhiều và ảnh hưởng của nó là Dev thường không cẩn thận và tất nhiên sẽ xuất hiện bug. Vậy con tester, một người cần mẫn kiễm tra đi kiểm tra lại các chức năng của phần mềm, kĩ tính để tìm ra sai sót của Dev, vậy Tester là một người có não phải phát triển hơn.

Áp dụng cuộc sống xung quanh:

  1. Áp dụng vào việc nuôi dạy con: Các bậc cha mẹ hiện tại mong muốn các con học giỏi nên thương xuyên bắt ép con em đi các lớp học thêm, bắt đi học tất cả các môn để giỏi tất cả các môn. Thật sự sai lầm khi bắt ép con em mình chi biết học một cách tù túng như thế. Học toán thì cần tư duy logic, não trái đảm nhận, thay vì suốt ngày bắt học Toán, làm bài tập thì nên thay đổi phương pháp, chơi thể thao, chơi các trò chơi phản xạ cũng làm não trái của các bé phát triển có lợi trong việc học toán mà thập chí nó còn phong phú hơn là suốt ngày chi biết học và làm bài tập. Ví dụ điển hình là các bé lớp 1, bé nào học giỏi toán -> viết chử xấu (cần chăm chỉ rèn luyện, não phải đảm nhận), bé nào chử đẹp -> học toán sẽ ko được giỏi cho lắm, trường hợp bé nào vừa học giỏi toán và viết chử đẹp thì cho thấy ba mẹ nó ép nó học và tập viết quá nhiều. (Dựa theo mô hình chung, vẫn có các trường hợp đột biến). gXMIt7vE.jpg

  2. Tình hình thơ ơ, vô cảm ngày càng nhiều: Thời đại công nghệ, coi trọng môn tự nhiên, smartphone, facebook làm cho khả năng kiên nhẫn, chăm chỉ mai một theo thời gian, "Phải" yếu đi, "Trái" lên ngôi và tác dụng phụ là tình trạng ích kỹ, thơ ơ với xã hội ngày càng cao.

HT10.jpg

Và rất nhiều những việc khác mà có thể áp dụng lên.

Kết luận: Trên đây là cách mà não trái và não phải suy nghỉ, nhưng tùy vào từng người, tùy vào từng hoàn cảnh, môi trường, được giáo dục khác nhau mà từng mãng trong cuộc sống được giao cho bên nào đãm nhiệm. Nên ít ai thiên hoàn toàn về một bên mà được chia ra thành nhiều mãng vào được giao cho bên nào đảm nhiệm.

Tái bút: Đây cũng là thành quả nghiên cứu của một mình mình, không hẳn nó đúng, nếu ai thấy mình không hợp lý chổ nào, xin để lại comment, mình sẽ đọc và chỉnh sửa lại (Nếu sai hết thì xóa luôn bài quá). Nguồn: http://www.creativity-portal.com/articles/tom-evans/devil-on-your-shoulder2.html

http://psychcentral.com/blog/archives/2014/09/20/quieting-the-voice-of-the-devil-on-your-shoulder/ (chống lại việc xử bậy của não Trái.)

http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/cham-con/day-tre-cach-hoc-bang-2-ban-cau-nao-de-thong-minh-hon-3112976.html

0