27/12/2018, 23:11

Thống kê: Hơn 9.300 Cuộc tấn công vào mạng Việt Nam năm 2018

Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) đã có hơn 9.300 vụ tấn công mạng nhắm vào các Website của Việt Nam trong năm 2018. So với năm 2017 với 9.964 sự cố tấn công thì các cuộc tấn công mạng đã có xu hướng giảm đi nhưng giảm không đáng kể. Cũng ...

Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) đã có hơn 9.300 vụ tấn công mạng nhắm vào các Website của Việt Nam trong năm 2018. So với năm 2017 với 9.964 sự cố tấn công thì các cuộc tấn công mạng đã có xu hướng giảm đi nhưng giảm không đáng kể.

Cũng theo thống kê có đến 98% người dùng Internet Việt Nam mua hàng qua Mạng. Việt Nam xếp thứ 3 trong Top 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng botnet chỉ xếp sau Ấn Độ và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, theo đại diện lãnh đạo VNCERT, trong năm 2018, hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia đặt tại Trung tâm này đã ghi nhận được gần 400 triệu sự kiện an toàn mạng, trong đó có hơn 175,5 triệu sự kiện mức độ cao; trên 146,5 triệu sự kiện mức độ trung bình và hơn 76,4 triệu sự kiện ở mức độ thấp.

BÙNG NỔ 10.000 VỤ TẤN CÔNG MẠNG TẠI VIỆT NAM NĂM 2017

Top 5 loại hình tấn công nhiều nhất gồm: Tấn công thu thập thông tin (25,46%), tấn công leo thang đặc quyền (4,29%), tấn công từ chối dịch vụ (2,93%), tấn công chiếm quyền điều khiển (2,81%) và tấn công mã độc (2,62%). Top 5 cổng dịch vụ bị tin tặc khai thác nhiều nhất là HTTPS (chiếm 16,34%), SMB (11,22%), HTTP (9,41%), DNS (3,46%) và SNMP (2,64%).
Tính từ đầu năm 2018 đến nay VNCERT cũng đã ghi nhận được 9.344 sự cố an toàn thông tin, trong đó loại hình Phishing là 2.499 sự cố, Deface là 5.018 sự cố và Malware là 1.764 sự cố.

Các vụ tấn công mạng tại Việt Nam sẽ mạnh hơn, có sức tàn phá lớn hơn và trên hết, bởi những cuộc tấn công này xuất phát từ đám mây nên kẻ tấn công sẽ rất nhanh nhẹn và đây cũng là một lợi thế chiến lược các hacker chiếm được của tổ chức.

5 loại hình tấn công mạng phổ biến tại Việt Nam trong năm 2018 đó là: Mã độc nguy hiểm, đặc biệt là mã độc tống tiền – ransomware gia tăng tấn công, xuất hiện mã độc tống tiền tấn công vào các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng… và điện toán đám mây, nhiều loại mã độc có khả năng qua mặt các phần mềm chống virus hiện có.

Một tình trạng đáng báo động là 98% Người dùng Internet Việt Nam mua hàng qua mạng

Cụ thể, trong số những người tiêu dùng truy cập vào Internet thì có đến 98% đã bỏ tiền để mua sắm trực tuyến, tăng 1% so với năm ngoái. Trong đó, các ngành hàng được người Việt quan tâm và chiếm tỷ trọng bán ra nhiều nhất trong từng danh mục là thời trang, du lịch, sách và âm nhạc. Ranh giới giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến đang được bão hòa chính vì thế các hacker cũng đang chuyển hướng tấn công vào các website thương mại để lấy thông tin thanh toán trực tuyến của người dùng. Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên chủ động bảo mật thông tin của mình khi giao dịch trực tuyến, đồng thời phải có hiểu biết khi tiến hành mua hàng, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Để bảo mật thông tin, dữ liệu Xem ngay giải pháp bảo mật thông tin từ chuyên gia.

Quý khách hàng cần tư vấn về an ninh mạng hay bảo mật thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp hãy liên hệ với SecurityBox nhé:

Website: https://securitybox.vn

Hotline: (+84)90 980 8866 Mr. Kiên

Email: info@securitybox.vn

Địa chỉ: Tầng 9, 459 Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

0