07/09/2018, 14:12

Tiêu chí đánh giá năng lực của một người làm CNTT?

Tiêu chí đánh giá năng lực là cực kỳ quan trọng mà các bạn sinh viên cũng như các bạn đã đi làm cần phải biết. Vừa qua, Sang nhận được câu hỏi của một bạn học viên tại CiOne. Bạn ấy hỏi rằng: Làm thế nào để bạn đánh giá năng lực của mình đang ở mức độ nào so với thị trường? Mục đích của câu hỏi ...

Tiêu chí đánh giá năng lực là cực kỳ quan trọng mà các bạn sinh viên cũng như các bạn đã đi làm cần phải biết.

Vừa qua, Sang nhận được câu hỏi của một bạn học viên tại CiOne. Bạn ấy hỏi rằng: Làm thế nào để bạn đánh giá năng lực của mình đang ở mức độ nào so với thị trường?

Mục đích của câu hỏi này, đó là bạn muốn biết năng lực của mình đang ở đâu? Để khi bạn đi xin việc hoặc nộp đơn ứng tuyển vào một vị trí nào đó thì bạn sẽ tự tin biết được mình có phù hợp hay không.

Đây là một câu hỏi rất hay. Trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ rất có lợi trong quá trình phỏng vấn và thỏa thuận mức lương.

Khi đánh giá năng lực của một nhân sự CNTT thì sẽ dựa vào các bộ kỹ năng (Skill set) mà nhân sự này có. Ví dụ, với lập trình Web, chúng ta có các bộ kỹ năng như: HTML, CSS, SCSS, JavaScript, HTTP, ASP.NET Core, Microsoft SQL Server. Ngoài ra còn rất nhiều những kỹ năng khác cần có nữa.

Các kỹ năng sẽ được đánh giá theo các mức độ và tiêu chí

Các mức độ đánh giá và tiêu chí

Dựa vào bảng sau, bạn sẽ thấy mức độ (level) và các tiêu chí tương ứng:

  1. Beginner: Nắm được khái niệm và hiểu được các kỹ thuật ở mức độ đơn giản
  2. Basic: Cần nhiều sự hỗ trợ từ người khác khi thực hiện công việc
  3. Intermediate:  Có khả năng thực hiện kỹ năng độc lập, không cần sự hỗ trợ nhiều. Nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ người khác.
  4. Advanced: Có thể thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ năng mà không cần sự hỗ trợ.

Cụm từ “Sự hỗ trợ” ám chỉ đến một người có trình độ cao hơn, trợ giúp, hướng dẫn cho một người có trình độ thấp hơn.

Ví dụ: Nếu bạn A hiểu JavaScript cực kỳ vững, có thể viết mã JavaScript, tạo tài liệu thiết kế ứng dụng và hướng dẫn các lập trình viên khác dùng JavaScript mà không cần ai tư vấn hay hỗ trợ gì cả. Vậy thì bạn này đang ở trình độ Advanced cho kỹ năng làm việc với JavaScript rồi.

Vậy sau phần này, bạn có thể tự đánh giá khả năng của mình rồi đúng chưa?

Skill Framework for Information Age

Bên cạnh các tiêu chí ở phần trên, khi tìm hiểu về việc phân loại trình độ năng lực của một người làm Công Nghệ Thông Tin (CNTT) thì Sang được biết đến SFIA (Skill Framework for Information Age) Các tổ chức kết hợp với nhau để định rõ các tiêu chí phân loại trình độ của một nhân sự CNTT nói chung, không chỉ riêng mảng phát triển phần mềm.

SFIA phân chia 7 mức độ cho một người làm CNTT và tiêu chí riêng cho từng mức độ tại trang 15 của tài liệu SFIA 6. Riêng đối với người làm phần mềm, sẽ có các tiêu chí đánh giá như sau

Level 5

Có khă năng quản lý và thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật cho team. Có thể lựa chọn phương pháp phát triển phần mềm.

Ở trình độ này, có khả năng đưa ra các lời khuyên chuyên môn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và phương pháp. Có thể tham gia ở bất cứ giai đoạn nào của việc phát triển phần mềm.

Đặc biệt, trình độ này yêu cầu phải có khả năng Mentor (Hỗ trợ/tư vấn) cho các đồng nghiệp ở cấp thấp hơn

Level 4

Có khă năng thiết kế, viết mã, test chương trình. Chỉnh sửa các tài liệu và chương trình phức tạp dựa trên yêu cầu phần mềm. Sử dụng các phương pháp, công cụ đã thống nhất trong dự án để tạo ra kết quả chất lượng.

Có khă năng đánh giá (nguyên văn tiếng anh: Review) kết quả công việc của chính mình. Cũng như, đánh giá kết quả công việc của các đồng nghiệp khác.

Level 3

Có khă năng thiết kế, viết mã và tests chương trình. Chỉnh sửa tài liệu và các chương trình phần mềm phức tạp dựa trên yêu cầu phần mềm.

Sử dụng các công cụ, phương pháp theo tiêu chuẩn đã thống nhất.

Làm việc chung với các đồng nghiệp khác để đánh giá các đặc tả cũng như các thành phần khác (mã nguồn, tài liệu kỹ thuật)

Level 2

Có khả năng thiết kế, viết mã và lập tài liệu cho các chương trình đơn giản.

Trong lĩnh vực lập trình/phát triển phần mềm (mã PROG) không có Level 1. Chính vì thế mới có chuyện rất nhiều sinh viên CNTT ra trường không đáp ứng nhu cầu công việc.

Lý do chính, là vì các bạn không đầu tư cho việc nghiên cứu và tự học thêm. Đẫn đến trình độ của các bạn chỉ ở Level 1 hoặc không nằm trong thang đánh giá của SFIA.

Hy vọng, các bạn sẽ đánh giá được trình độ của mình để đạt được trình độ như mong muốn.

Nếu bạn có thắc mắc gì hãy đăng trên trang melaptrinh.com để cùng trao đổi.

Chúc các bạn sớm đạt được các kỹ năng như mong đợi.

SFIA 6 Manual Reference (https://www.sfia-online.org/en/sfia-6/documentation/framework-reference/at_download/file)

0