11/08/2018, 20:22

Tìm hiểu về Javascript Closure

Javascript Closure Closure là một hàm (function), trong hàm đó có sử dụng những biến độc lập (là biến được sử dụng locally trong hàm nhưng lại được khai báo ở ngoài hàm(function)). Các bạn cũng có thể hiểu nôm na: Closure là những hàm có khả năng ghi nhớ môi trường mà chúng được tạo ra. ...

Javascript Closure

Closure là một hàm (function), trong hàm đó có sử dụng những biến độc lập (là biến được sử dụng locally trong hàm nhưng lại được khai báo ở ngoài hàm(function)).
Các bạn cũng có thể hiểu nôm na: Closure là những hàm có khả năng ghi nhớ môi trường mà chúng được tạo ra.

Closure = Hàm + Lexical Scope mà hàm đó được tạo ra

Bạn có thể tìm hiểu thêm về scope tại đây: Block Scope vs Lexical Scope

Ví dụ 1:

function foo(){
var bar = 1;
function inner() {
alert(bar);
}
}
view raw closure1.js hosted with ❤ by GitHub

Ở trong ví dụ trên, hàm inner() sử dụng biến bar được define ở scope (Các bạn có thể đọc bài sau để hiểu về scope) bên ngoài hàm inner(). Do đó, hàm inner() chính là một closure.

Ví dụ 2

function createFunction(){
var greet = "hello";
function sayHello(){
alert(greet);
}
return sayHello;
}
var myFunction = createFunction();
myFunction();
view raw closure4.js hosted with ❤ by GitHub

Điều thú vị trong ví dụ 2 này là hàm sayHello() bên trong được trả về bởi hàm createFunction() bên ngoài trước khi được chạy.

Thoạt nhìn, có khả năng cao là đoạn code trên sẽ lỗi khi chạy. Trong một số ngôn ngữ lập trình, biến cục bộ (local) sẽ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian mà hàm được chạy. Một khi hàm createFunction() chạy kết thúc, nhiều bạn sẽ nghĩ rằng biến greet sẽ không còn tồn tại do nó là biến cục bộ trong hàm createFunction().

Tuy nhiên, điều này lại không đúng với Javascript. Đoạn code trong ví dụ trên vẫn chạy bình thường. Nguyên nhân là do hàm sayHello() khi được trả về vẫn trỏ tới biến greet.

Do đó, tạo thành một Closure (hàm sayHello() cộng với lexical scope của hàm tạo ra nó createFunction()). biến greet sẽ vẫn tồn tại khi hàm myFunction() được gọi và "hello" sẽ được truyền vào alert.

Ví dụ 3

function createMultiplier(x) {
function mul(y) {
return x * y;
};
return mul;
}
var mul10 = createMultiplier(10);
var mul100 = createMultiplier(100);
console.log(mul10(5)); // 50
console.log(mul100(8)); // 800
view raw closure3.js hosted with ❤ by GitHub

Trong ví dụ trên, chúng ta khai báo hàm createMultiplier(x) nhận vào biến x và trả về một hàm mới. Hàm này nhận vào biến y và trả về tích của x và y.

Ở trong ví dụ này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hàm mul(y) là một Closure do nó trỏ tới biến x của hàm createMultiplier(x) ở bên ngoài.

Ở dòng 8 và 9, Xhúng ta tạo ra 2 hàm mul10()mul100() một hàm nhân 10 và một hàm nhân 100 với giá trị truyền vào của nó. Hai hàm có chung định nghĩa (definition) nhưng lại có 2 môi trường riêng. Với hàm mul10(), x = 10. Còn hàm mul100(), x = 100.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy kipalog nếu bài viết bổ ích với bạn. Nếu mình có nhầm lẫn hoặc bạn có ý kiến đóng góp, xin vui lòng comment ở bên dưới.

Một số nguồn tham khảo:
https://developer.mozilla.org/en/docs/Web/JavaScript/Closures

QuanCao 13-04-2017

0