18/08/2018, 10:48

Toán tử ++ và Toán tử -- trong JavaScript

1) Toán tử ++ - Toán tử ++ được dùng để tăng giá trị của biến lên một đơn vị. Ví dụ <script> var a = 100; var b = 998; ++a; //Giá trị của biến a sẽ là 101 ++b; //Giá trị của biến b sẽ là 999 </script> Xem ví dụ - Toán tử ++ được chia làm hai ...

1) Toán tử ++

- Toán tử ++ được dùng để tăng giá trị của biến lên một đơn vị.

Ví dụ
<script>
    var a = 100;
    var b = 998;
    ++a; //Giá trị của biến a sẽ là 101
    ++b; //Giá trị của biến b sẽ là 999
</script>
Xem ví dụ

- Toán tử ++ được chia làm hai loại:

  • Tiền tố (khi toán tử ++ đặt trước biến), ví dụ: ++a
  • Hậu tố (khi toán tử ++ đặt sau biến), ví dụ: a++

- Dưới đây là bảng tóm tắt điểm giống nhau và khác nhau giữa toán tử ++ tiền tố và hậu tố:

Toán tử ++ tiền tố Toán tử ++ hậu tố
Giống Tăng giá trị của biến lên một đơn vị Tăng giá trị của biến lên một đơn vị
Khác Giá trị của biến sẽ được tăng lên một đơn vị ngay trong biểu thức
Xem ví dụ
Giá trị của biến sẽ được tăng lên một đơn vị ngay sau khi biểu thức kết thúc
Xem ví dụ

2) Toán tử --

- Toán tử -- được dùng để giảm giá trị của biến xuống một đơn vị.

Ví dụ
<script>
    var a = 100;
    var b = 998;
    --a; //Giá trị của biến a sẽ là 99
    --b; //Giá trị của biến b sẽ là 997
</script>
Xem ví dụ

- Toán tử -- được chia làm hai loại:

  • Tiền tố (khi toán tử -- đặt trước biến), ví dụ: --a
  • Hậu tố (khi toán tử -- đặt sau biến), ví dụ: a--

- Dưới đây là bảng tóm tắt điểm giống nhau và khác nhau giữa toán tử -- tiền tố và hậu tố:

Toán tử -- tiền tố Toán tử -- hậu tố
Giống Giảm giá trị của biến xuống một đơn vị Giảm giá trị của biến xuống một đơn vị
Khác Giá trị của biến sẽ được giảm xuống một đơn vị ngay trong biểu thức
Xem ví dụ
Giá trị của biến sẽ được giảm xuống một đơn vị ngay sau khi biểu thức kết thúc
Xem ví dụ
0