31/08/2018, 15:23

Tôi tìm kiếm điều này ở một CV

Theo một khảo sát các công ty đăng tuyển tại ITviec, có đến 80% CV không hiểu những gì nhà tuyển dụng cần . CV là chìa khóa cho cánh cửa mang tên Interview. Vì vậy nếu CV của bạn không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, bạn sẽ không nhận được phỏng vấn , nói cách khác, bạn mất một cơ ...

Theo một khảo sát các công ty đăng tuyển tại ITviec, có đến 80% CV không hiểu những gì nhà tuyển dụng cần.

CV là chìa khóa cho cánh cửa mang tên Interview. Vì vậy nếu CV của bạn không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, bạn sẽ không nhận được phỏng vấn, nói cách khác, bạn mất một cơ hội việc làm.

Gần đây ITviec đọc được 1 bài viết khá thú vị của Greg Beech – Head of Platform Development của blinkbox books – về điều mà ông tìm kiếm ở 1 CV. Đây cũng như là “tiếng lòng” chung của nhiều nhà tuyển dụng tại Việt Nam. Trong bài viết này, ITviec sẽ giúp bạn nằm trong 20% hiểu được mong đợi của mọi nhà tuyển dụng.

Trong công việc thường ngày, Greg Beech phải xem qua rất nhiều CV và đa số chúng đều… tệ hại. Greg Beech không tự đề cao mình là người thông minh, nhưng ông chỉ tuyển những người thông minh nhất, vì việc quản lý con người dễ dàng hơn rất nhiều đối với những nhân viên giỏi hơn bạn.

Nếu bạn muốn vượt qua vòng CV không chỉ ở các startup mà ở bất kì công ty nào, thì dưới đây là một số điều Greg Beech khuyên bạn nên làm.

github-octocatGreg Beech đề cao link đến GitHub profile, Stack Overflow profile, blog, twitter feed, facebook feed của bạn, những khóa học online mà bạn đã hoàn thành, và những website bạn làm vì sở thích cá nhân… Nói cách khác, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng đối với bạn, development không chỉ là công việc mà còn là đam mê, là điều mà bạn sẵn sàng làm để học hỏi hay thể hiện bản thân dù không được trả lương. Vì nếu không có đam mê, bạn sẽ không thể trở thành một developer tuyệt vời. Ngoài việc thể hiện đam mê, những đường link đến profile này còn thể hiện khả năng code của bạn.

Điều tiếp theo mà Greg Beech quan tâm là profile cá nhân của bạn (phần “Summary”.) “Summary” chỉ cần vài câu là đủ, nhưng nó phải cho ông biết bạn là ai, bạn tìm kiếm/ không tìm kiếm điều gì trong công việc; cho biết bạn thích và không thích platform/ ngôn ngữ lập trình nào, vì sao như vậy. Thường thì những thông tin tiêu cực (điều bạn không thích) lại thú vị và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Điều quan trọng khi viết profile cá nhân là đừng điền thông tin vô nghĩa như “motivated self-starter”, “passionate”, “enthusiastic”, “over-achiever” hay “loves learning new technologies”. Ai cũng có thể VIẾT như vậy. Bạn muốn được tuyển, bạn phải THỂ HIỆN, đừng viết suông. Nếu bạn thật sự thích học những công nghệ mới, sao bạn không thử với 1 project GitHub, hay tìm kiếm thông tin và viết blog về nó?

Nếu bạn có đầy đủ những thông tin trên, CÓ LẼ nhà tuyển dụng sẽ muốn gặp bạn. Nhưng bạn vẫn chưa chắc chắn được vào vòng phỏng vấn, vì vậy đừng phá hủy phần còn lại của CV.

Liệt kê tất tần tật mọi thứ bạn biết trong phần “Skills” là một sai lầm tệ hại. Nếu bạn đã không đề cập đến những kỹ năng quan trọng mà bạn giỏi trong phần “Summary,” thì bạn cũng không nên nhắc đến chúng ở đây. Việc liệt kê quá nhiều, khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn đang “spam” CV của bạn cho tất cả các công ty đòi hỏi tất cả cá kỹ năng mà bạn đang đề cập, và bạn cũng không có định hướng tốt cho định hướng nghề nghiệp của mình.

Work-ExperiencePhần kế tiếp bạn nên tập trung là “Working Experience”, bao gồm: Job title, Company name, Start & end date (tháng & năm là đủ), Description.

Bạn không cần mô tả hay dẫn link về công ty từng làm việc. Nếu nhà tuyển dụng có hứng thú, họ sẽ tự tìm hiểu.

Ngày bắt đầu và kết thúc làm việc rất quan trọng, vì nó cho biết bạn đã làm ở công ty đó trong bao lâu, và bạn có khoảng trống nào trong “Working Exeperience” của bạn không. Con đường sự nghiệp của mỗi người thường khác nhau, nhưng nếu bạn nhảy việc quá nhiều hoặc có nhiều khoảng trống trong suốt sự nghiệp của bạn, thì điều đó làm nhà tuyển dụng chú ý và đặt đâu hỏi. Bạn nên chuẩn bị trước câu trả lời cho vấn đề này trong vòng interview.

Chú ý rằng, “Description” là phần bạn ghi những thứ bạn ĐÃ LÀM, không phải là project bạn chỉ THAM GIA một phần trong đó.

Nếu không có bằng cấp phù hợp, hãy bỏ qua phần “Education.” Đừng cố để vào những bằng cấp vô nghĩa vì nó chỉ khiến CV của bạn trông thảm hại hơn.

Chẳng nhà tuyển dụng nào quan tâm đến “Interests” của bạn.

how-to-write-a-cv

Tóm lại có 3 phần cơ bản của 1 CV mà Greg Beech và nhiều nhà tuyển dụng quan tâm là: Summary, Working Experience và Education. Hãy tóm gọn chúng trong vài trang. Vì dù bạn có 1 CV chất lượng như của Dickensian thì nhà tuyển dụng cũng không đọc từng từ trong 8 trang CV bạn gửi.

Cuối cùng, đừng quên rằng nhà tuyển dụng chỉ chấp nhận CV:

  • KHÔNG lỗi chính tả
  • KHÔNG lỗi ngữ pháp
  • KHÔNG lỗi viết hoa đầu dòng

Công việc development đòi hỏi sự chính xác, nếu bạn không thể viết vài trang CV không có lỗi thì làm sao nhà tuyển dụng tin được rằng code của bạn cũng không có lỗi?

Tìm một ai đó đáng tin cậy để kiểm tra CV của bạn trước khi bạn gửi chúng đi. Và tốt hơn hết là sử dụng chức năng kiểm tra chính tả của Microsoft Word, những dấu gạch đỏ, gạch xanh không chỉ ở đó với chức năng trang trí văn bản của bạn.

Còn nếu muốn có một mẫu CV rõ ràng, mạch lạc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn có thể tải 2 mẫu CV IT được yêu thích nhất của ITviec tại đây:



Bạn muốn download file này?

Đăng ký với ITviec Blog để được gửi file ngay qua email bạn nhé!

__CONFIG_tve_leads_additional_fields_filters__{“group_id”:8682,”form_type_id”:8683,”variation_id”:null}__CONFIG_tve_leads_additional_fields_filters__
Gửi cho tôi nhé!

Robby4

Bạn có thể đọc bài viết đầy đủ của Greg Beech tại đây. Và đừng quên thảo luận cùng ITviec ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới

0