12/08/2018, 10:13

Tóm tắt cú pháp Scala

Nếu bạn đã từng làm quen với Java, thì việc bắt đầu với Scala sẽ thật dễ dàng. Sự khác nhau lớn nhất về cú pháp giữa Scala và Java là việc không bắt buộc ; khi kết thúc câu lệnh. Dưới đây là đoạn code đơn giản cho phép in ra cụm từ Hello, world!: object HelloWorld { def main ( args : ...

Nếu bạn đã từng làm quen với Java, thì việc bắt đầu với Scala sẽ thật dễ dàng. Sự khác nhau lớn nhất về cú pháp giữa Scala và Java là việc không bắt buộc ; khi kết thúc câu lệnh.

Dưới đây là đoạn code đơn giản cho phép in ra cụm từ Hello, world!:

object HelloWorld {
  def main(args: Array[String]) {
    println("Hello, world!") // in ra Hello, world!
  }
}

Để chạy đoạn code trên, bạn cần làm theo các bước sau:

  1. Lưu file dưới dạng *.scala (ví dụ: HelloWorld.scala)
  2. Chạy các lệnh
~ scalac HelloWorld.scala
> scala HelloWorld
Hello, world!

Những thứ cơ bản cần ghi nhớ:

  1. Scala phân biệt viết thường và viết hoa (ví dụ: Hellohello là hoàn khác nhau trong Scala).
  2. Chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong tên lớp phải được viết hoa (ví dụ: MyScalaClass).
  3. Tất cả tên method phải được bắt đầu bằng chữ cái viết thường, mỗi từ sau từ đầu tiên phải được viết hoa (ví dụ: myMethodName()).
  4. Tên file phải trùng với tên của đối tượng (ví dụ: HelloWorld là tên đối tượng, thì file bạn cần lưu với tên 'HelloWorld.scala').
  5. Một chương trình Scala luôn bắt đầu với phương thức main().

Bộ định danh của Scala

Định danh chữ số

Chữ số trong Scala có thể được bắt đầu bằng một chữ cái hoặc dấu gạch dưói _, tiếp theo sau có thể là các chữ cái, số hay dấu gạch chân _. Ký tự $ là một từ khóa riêng trong Scala, vì thế nên không được sử dụng nó để định danh. Ví dụ:

  • Khai báo đúng:
age, _value, __1_value
  • Khai báo sai:
$salary, 123abc, -salary

Định danh toán tử

Toán tử trong Scala có thể gồm 1 hoặc nhiều ký tự điều khiển. Những ký tự này được định nghĩa trong bảng ký tự ASCII như +, : ?, ~, #. Ví dụ:

+ ++ ::: <?> :>

Định danh hỗn tạp

Định danh hỗn tạp gồm có định danh chữ số nối với định danh toán tử bằng dấu gạch dưới _. Ví dụ:

myvar_=, unary_+

Định danh chữ

Định danh chữ là một chuỗi tùy ý được chứa trong (`...`). Ví dụ:

`x` `<clinit>` `yield`

Từ khóa trong Scala

Abstract Case catch class
Def Do else extend
False Final finally for
forSome If implicit import
Lazy Match new null
Object Override package private
Protected Return sealed super
This Throw trait try
True Type val var
While With yield
- : = =>
<- <: <% >:
# @

Chú thích trong Scala

Scala hỗ trợ việc chú thích trong một hoặc nhiều dòng tương tự như trong Java. Ví dụ:

object HelloWorld {
  /*
   * This is multi-line comment
   * This is the HelloWorld program
   */
  def main(args: Array[String]) {
    // This is single-line comment
    // Prints Hello World
    println("Hello World")
  }
}

Dòng trống và khoảng trắng

Một dòng chỉ bao gồm các khoảng trắng hoặc chú thích được gọi là dòng trống, và Scala sẽ bỏ qua nó.

Ký tự đánh dấu dòng mới

Câu lệnh trong Scala có thể được kết thúc bằng dấu ; hoặc xuống dòng mới. Tuy nhiên, việc sử dụng dấu ; là không bắt buộc trừ trường hợp có nhiều câu lênh trong một dòng. Ví dụ:

val s = "hello"; println(s)

Đóng gói trong Scala

Khai báo package

package com.liftcode.stuff

Import package

import scala.xml._
import scala.collection.mutable.HashMap
import scala.collection.immutable.{TreeMap,TreeSet}
Loại dữ liệu Mô tả
Byte 8 bit. Trong khoảng từ -128 đến 127
Short 16 bit. Trong khoảng -32768 đến 32767
Int 32 bit. Trong khoảng -2147483648 đến 2147483647
Long 64 bit. Trong khoảng -9223372036854775808 đến 9223372036854775807
Float 32 bit IEEE 754 single-precision float
Double 64 bit IEEE 754 double-precision float
Char 16 bit. Ký tự Unicode. Trong khoảng U+0000 đến U+FFFF
String Một dãy các Char
Boolean true/false
Unit Không có giá trị
Null Vô hiệu hay rỗng
Nothing Kiểu phụ của mỗi kiểu dữ liệu khá, bao gồm cả không có giá trị
Any Tất cả các đối tượng đều là con cháu của kiểu Any
AnyRef Các kiểu tham chiếu đều là con cháu của kiểu AnyRef

Có 2 cách khai báo biến trong Scala là var và val.

val or val VariableName : DataType [= InitialValue ]

Tuy nhiên, biến khai báo với var có giá trị thay đổi được, còn với val thì không. Ví dụ:

var myVar : String = "Foo" // có thể thay đổi được giá trị
val myVal : String = "Foo" // Không thể thay đổi được giá trị

Có thể khai báo nhiều biến cùng lúc:

val (myVar1: Int, myVar2: String) = Pair(40, "Foo")

Cú pháp if

if(Boolean_expression) {
  // Statements will execute if the Boolean expression is true
}

Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    var x = 10;

    if( x < 20 ) {
      println("This is if statement");
    }
  }
}

Kết quả:

scalac Test.scala
> scala Test
This is if statement

Cú pháp if...else

if(Boolean_expression) {
  // Statements will execute if the Boolean expression is true
} else {
  // Statements will execute if the Boolean expression is false
}

Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    var x = 10;

    if( x > 20 ) {
      println("This is if statement");
    } else {
      println("This is else statement");
    }
  }
}

Kết quả:

scalac Test.scala
> scala Test
This is else statement

Cú pháp if...else if...else

if(Boolean_expression 1) {
  // Statements will execute if the Boolean expression 1 is true
} else if(Boolean_expression 2) {
  // Statements will execute if the Boolean expression 2 is true
} else if(Boolean_expression 3) {
  // Statements will execute if the Boolean expression 3 is true
} else {
  // Statements will execute if the Boolean expression is false
}

Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    var x = 30;

    if( x == 10 ) {
      println("X is 10");
    } else if(x == 20) {
      println("X is 20");
    } else if(x == 30) {
      println("X is 30")
    } else {
      println("This is else statement");
    }
  }
}

Kết quả:

scalac Test.scala
> scala Test
X is 30

Cú pháp if...else lồng nhau

if(Boolean_expression 1) {
  // Statements will execute if the Boolean expression 1 is true
  if(Boolean_expression 2) {
    // Statements will execute if the Boolean expression 2 is true
  }
}

Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    var x = 10;
    var y = 30;

    if( x == 10 ) {
      if(y == 30) {
        println("X is 10 and Y is 30");
      }
    }
  }
}

Kết quả:

scalac Test.scala
> scala Test
X is 10 and Y is 30

Vòng lặp while

Cú pháp:

while(condition) {
  Statement(s);
}

Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    var a = 10;

    while( a < 20 ) {
      println("Value of a: " + a);
      a = a + 1;
    }
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Value of a: 10
Value of a: 11
Value of a: 12
Value of a: 13
Value of a: 14
Value of a: 15
Value of a: 16
Value of a: 17
Value of a: 18
Value of a: 19

Vòng lặp do...while

Cú pháp:

do {
  statement(s);
} while( condition );

Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    var a = 10;

    do {
      println("Value of a: " + a);
      a = a + 1
    } while( a < 20)
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Value of a: 10
Value of a: 11
Value of a: 12
Value of a: 13
Value of a: 14
Value of a: 15
Value of a: 16
Value of a: 17
Value of a: 18
Value of a: 19

Vòng lặp for

Vòng lặp for trong một khoảng

Cú pháp:

for (var x <- Range) {
  statement(s);
}

Ví dụ 1: Khoảng có dạng i to j

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    var a = 0;

    for (a <- 1 to 10) {
      println("Value of a: " + a);
    }
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Value of a: 1
Value of a: 2
Value of a: 3
Value of a: 4
Value of a: 5
Value of a: 6
Value of a: 7
Value of a: 8
Value of a: 9
Value of a: 10

Ví dụ 2: Khoảng có dạng i until j

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    var a = 0;

    for (a <- 1 until 10) {
      println("Value of a: " + a);
    }
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Value of a: 1
Value of a: 2
Value of a: 3
Value of a: 4
Value of a: 5
Value of a: 6
Value of a: 7
Value of a: 8
Value of a: 9

Ví dụ 3: Lặp lồng nhau bằng cách dùng ; để ngăn giữa 2 khoảng

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    var a = 0;
    var b = 0;

    for (a <- 1 to 3; b <- 1 to 3) {
      println("Value of a: " + a);
      println("Value of b: " + b);
    }
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Value of a: 1
Value of b: 1
Value of a: 1
Value of b: 2
Value of a: 1
Value of b: 3
Value of a: 2
Value of b: 1
Value of a: 2
Value of b: 2
Value of a: 2
Value of b: 3
Value of a: 3
Value of b: 1
Value of a: 3
Value of b: 2
Value of a: 3
Value of b: 3

Vòng lặp for với tập hợp

Cú pháp:

for(var x <- List) {
  statement(s);
}

Ví dụ:

object Test {
  def main(args:Array[String]) {
    var a =0;
    val numList = List(1,2,3,4,5,6);

    // for loop execution with a collection
    for(a <- numList ){
      println("Value of a: " + a );
    }
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Value of a: 1
Value of a: 2
Value of a: 3
Value of a: 4
Value of a: 5
Value of a: 6

Vòng lặp for với điều kiện lọc

Cú pháp:

for(var x <- List
    if condition1; if condition2...
   ) {
  statement(s);
}

Ví dụ:

object Test {
  def main(args:Array[String]) {
    var a =0;
    val numList = List(1,2,3,4,5,6,7,8,9,10);

    // for loop execution with a collection
    for(a <- numList
        if a != 3; if a < 8
       ){
      println("Value of a: " + a );
    }
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Value of a: 1
Value of a: 2
Value of a: 4
Value of a: 5
Value of a: 6
Value of a: 7

Cách khai báo

def functionName ([list of parameters]) : [return type]

Ví dụ:

object add {
  def addInt( a:Int, b:Int ) : Int = {
    var sum:Int = 0
    sum = a + b
    return sum
  }
}

Cách gọi hàm

functionName( list of parameters )

Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]{
    println( "Return value: " + addInt(5,7) );
  }

  def addInt( a:Int, b:Int ) : Int = {
    var sum:Int = 0
    sum = a + b
    return sum
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Returned value : 12

Hàm được gọi bởi tên

Thông thường các tham số của một hàm thường là các tham số giá trị tương tự như hàm addInt( a:Int, b:Int ) của ví dụ trên. Tuy nhiên, Scala có thể cho phép gọi một hàm như là một tham số. Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String] {
    delayed(time());
  }

  def time() = {
    println("Getting time in nano second")
    System.nanoTime
  }

  def delayed( t: => Long ) = {
    println("In delayed method")
    println("Param: " + t)
    t
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
In delayed method
Getting time in nano second
Param: 81303808765843
Getting time in nano second

Hàm với tham số là biến số

Scala cho phép tham số cuối cùng của một hàm được lặp lại. Việc này cho phép thông qua sự thay đổi của số lượng tham số trong hàm. Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    printString("Hello", "Scala", "Java");
  }

  def printString( args:String* ) = {
    var i : Int = 0;
    for( arg <- args ) {
      println("Arg value[" + i + "] = " + arg );
      i = i + 1;
    }
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Arg value[0] = Hello
Arg value[1] = Scala
Arg value[2] = Java

Hàm đệ quy

Scala hỗ trợ đệ quy khá tốt. Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    for (i <- 1 to 10)
      println( "Factorial of " + i + ": = " + factorial(i) )
  }

  def factorial(n: BigInt): BigInt = {
    if (n <= 1)
      1
    else
      n * factorial(n - 1)
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Factorial of 1: = 1
Factorial of 2: = 2
Factorial of 3: = 6
Factorial of 4: = 24
Factorial of 5: = 120
Factorial of 6: = 720
Factorial of 7: = 5040
Factorial of 8: = 40320
Factorial of 9: = 362800
Factorial of 10: = 3628000

Hàm lồng nhau

Scala cho phép hàm được khai báo bên trong một hàm khác. Các hàm được lông bên trong này có thể được gọi trong hàm chả của nó. Ví dụ:

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    println( factorial(0) )
    println( factorial(1) )
    println( factorial(2) )
    println( factorial(3) )
  }

  def factorial(i: Int): Int = {
    def fact(i: Int, accumulator: Int): Int = {
      if (i <= 1)
        accumulator
      else
        fact(i - 1, i * accumulator)
    }
    fact(i, 1)
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
1
1
2
6

Hàm nặc danh

Scala cho phép khai báo hàm được khởi tạo như một biến giá trị. Ví dụ:

var inc = (x: Int) => x+1 // Hàm tạo số liền sau một số nguyên
var mul = (x: Int, y: Int) => x*y // Hàm chứa nhiều tham số đầu vào
var userDir = () => { System.getProperty("user.dir") } // Hàm không chứa tham số đầu vào

Các hàm này có thể dùng một cách thông thường. Ví dụ:

var x = inc(7) - 1
println(mul(3,4))
println(userDir)

Để dễ dàng nắm bắt cú pháp khai báo lớp trong Scala, chúng ta cùng xem ví dụ đơn giản sau:

import java.io._

class Point(xc: Int, yc: Int) {
  var x: Int = xc
  var y: Int = yc

  def move(dx: Int, dy: Int) {
    x = x + dx
    y = y + dy
    println ("Point x location: " + x);
    println ("Point y location: " + y);
  }
}

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    val pt = new Point(10, 20);
    pt.move(10, 10);
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Point x location: 20
Point y location: 30

Lớp mở rộng (extending)

Scala cho phép mở rộng một lớp tương tự như trên Java. Tuy nhiên có 2 hạn chế: các phương thức bắt buộc phải có từ khóa override và chỉ hàm tạo sơ cấp mới có thể truyền tham số tới hàm tạo cơ sở. Ví dụ:

import java.io._

class Point(val xc: Int, val yc: Int) {
  var x: Int = xc
  var y: Int = yc
  def move(dx: Int, dy: Int) {
    x = x + dx
    y = y + dy
    println ("Point x location : " + x);
    println ("Point y location : " + y);
  }
}

class Location(override val xc: Int, override val yc: Int,
  val zc :Int) extends Point(xc, yc){
  var z: Int = zc

  def move(dx: Int, dy: Int, dz: Int) {
    x = x + dx
    y = y + dy
    z = z + dz
    println ("Point x location : " + x);
    println ("Point y location : " + y);
    println ("Point z location : " + z);
  }
}

object Test {
  def main(args: Array[String]) {
    val loc = new Location(10, 20, 15);

    // Move to a new location
    loc.move(10, 10, 5);
  }
}

Kết quả:

> scalac Test.scala
> scala Test
Point x location : 20
Point y location : 30
Point z location : 20
  • http://www.tutorialspoint.com/scala
0