05/11/2019, 21:39

Tự đo chỉ số ô nhiễm không khí tại nhà với sensor và Raspberry Pi

Tình hình ô nhiễm không khí có vẻ đã lắng xuống sau khi không thấy báo chí nhắc đến nhiều nhưng thực tế thì ô nhiễm vẫn còn đó. Trước khi suy nghĩ đến việc mua một máy lọc không khí cho gia đình thì có thể bạn sẽ thắc mắc, không biết chỉ số ô nhiễm không khí AQI ( Air Quality ...

Tình hình ô nhiễm không khí có vẻ đã lắng xuống sau khi không thấy báo chí nhắc đến nhiều nhưng thực tế thì ô nhiễm vẫn còn đó. Trước khi suy nghĩ đến việc mua một máy lọc không khí cho gia đình thì có thể bạn sẽ thắc mắc, không biết chỉ số ô nhiễm không khí AQI (Air Quality Index) của nhà mình hiện đang ở mức nào ????. Mình cũng hoang mang như vậy đó ????. May mắn có người bạn có ship hàng từ taobao về, mình đã đặt mua 1 cái sensor đo bụi và setup thử. Sau khi cặm cụi khoảng 5 tiếng, việc hoàn toàn không hề khó như mình tưởng, Mình xin chia sẻ quá trình cũng như công cụ thực hiện trong bài viết này. Hi vọng là ai cũng có thể tự đo cho bản thân và gia đình mình.

Toàn bộ source code trong bài viết được public tại: https://github.com/vigov5/aqi_meter

Kết quả thực tế tại điểm đo Phú Đô: http://aqi-phudo.surge.sh/

Những thứ bạn cần chuẩn bị

  • Sensor đo bụi trong không khí để tính toán AQI. Ở đây mình dùng sensor: Nova PM sensor SDS011 sử dụng lase để đo, tính chính xác cao. Bạn có thể mua trên Shopee hoặc Taobao. Mình mua với giá 330K/sensor.
    • https://shopee.vn/Mô-đun-cảm-biến-bụi-pm2.5-sds011-i.143793918.2354606092
    • https://m.intl.taobao.com/detail/detail.html?spm=a230r.1.14.33.12fb4a17AcGaVj&id=526375973012&ns=1&abbucket=7

/pictures/picfullsizes/2019/11/05/wxi1572964765.jpg

  • Một con Raspberry Pi để chạy và lập lịch đo cho sensor, đặt tại địa điểm cần đo. Mình dùng model Raspberry Pi 3 Model B+ (có sẵn Wifi + Ethernet). Bạn có thể cài sẵn hệ điều hành Raspbian.

Nếu không có Raspberry Pi, bạn có thể sử dụng máy tính cũ đặt tại nhà nhưng phải đảm bảo là nó chạy 24/7 ????

  • Một VPS server để lưu trữ dữ liệu đo và hosting cho trang hiển thị kết quả. Mình đang chạy blog trên server của Digital Ocean với phí 5$ một tháng (1 CPU, 2GB RAM) nên dùng luôn. Bạn có thể đăng ký tại đây
  • Một chút skill về chạy lệnh terminal, python, coding, docker ????

Cài đặt InfluxDB

Cài đặt DB ban đầu

Để tiện lợi cho việc truy vấn cũng như lưu trữ sau này, mình dùng InfluxDB, một hệ cơ sở dữ liệu chuyên dùng cho lưu trữ dữ liệu dạng time series.

Trước hết chúng ta sẽ tạo ra 3 user:

  • User root: full quyền
  • User sensor: sẽ do sensor quản lý, chịu trách nhiệm ghi dữ liệu vào trong DB
  • User readonly: nhiệm vụ truy vấn và hiển thị dữ liệu lên trang web (chỉ có duy nhất quyền đọc)

Mình sẽ dùng docker và docker-compose để quản lý việc chạy InfluxDB. Việc cài đặt thì coi như là bài tập cho người đọc ????

Tạo thư mục db trên server Digital Ocean rồi tạo file docker-compose.yml như sau (nhớ thay đổi password cho phù hợp nhé):

Và chạy lệnh docker-compose up -d. Vậy là chúng ta đã có 2 user.

Thêm DB

Chạy lệnh

để cài đặt package influxdb cho python3 và chạy (thay thế IP_SERVER bằng IP của server Digital Ocean):

Thêm người dùng chỉ có quyền đọc

Chạy 2 lệnh đơn giản sau để thêm nhé:

Cài đặt sensor

Kết nối sensor với Raspberry Pi

  • Sau khi bóc team sensor, thì bạn sẽ thấy gồm có 2 phần chính: Phần vuông vuồng là phần đo, gồm phần đỏ trong hình trên là quạt và một ống thoát khí, chú ý để 2 phần này thông thoáng, không bị bịt chắn. Phần thứ 2 là cổng kết nối với 1 đầu là USB (phần màu xanh), bạn cắn đầu này vào cổng USB trên Raspberry Pi
  • Tại màn hình terminal Raspberry gõ lệnh dmesg và kiểm tra kết quả:

ta sẽ kiểm tra được thiết bị được kết nối vào ttyUSB0, nghĩa là đường dẫn của thiết bị sẽ là /dev/ttyUSB0

Cài đặt script

Tạo file requirements.txt:

Cài đặt môi trường cho script:

Tạo một scrip tên aqi_client.py để thực hiện việc đo (nhớ thay đổi các giá trị cấu hình ở đầu file cho phù hợp):

Script sẽ có nhiệm vụ:

  • Định kỳ bật sensor lên, để sensor chạy 30 giây sau đó lấy kết quả đo, rồi lại sleep sensor. Vì tuổi thọ sensor là 8000 giờ (theo file spec) và chúng ta cũng không cần đo liên tục nên làm như trên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị.
  • Gửi dữ liệu đo lên DB influxDB ở trên server

Chúng ta cần thiết lập thêm cron job để định kỳ chạy script mỗi 5 phút 1 lần. Ví dụ với đường dẫn của script ở /home/pi/aqi/aqi_client.py ta cấu hình như sau:

Save lại và kiểm tra xem có log request gửi đến ko (chạy docker log container_id_of_influxdb)

Hiển thị kết quả lên web-app

Với dữ liệu đã có trong DB, việc query hoặc visualize là tuỳ ở từng người. Đơn giản nhất là chạy một docker Grafana với data source là Influx DB, ta có thể truy vấn kết quả như sau: 

Mình thì viết nhanh một web-app bằng VueJS sử dụng Tailwind CSS để style lại cho đẹp ???? để cứ 5 phút sẽ lấy dữ liệu từ server thông qua user readonly và hiển thị. Trước hết clone repo https://github.com/vigov5/aqi_meter:

Cài đặt các package

Copy file .env.sample thành .env và chỉnh sửa lại thông số

Chạy yarn serve để xem kết quả trên local hoặc dùng 1 trang cho phép hosting các trang tĩnh như Surge để đẩy code local lên:

Kết quả cuối cùng (như hình vẽ đầu bài viết): http://aqi-phudo.surge.sh/

Thiết bị mình đang đặt ở trong phòng tầng 2 (thường đóng kín cửa) mà chỉ số cũng không được tốt cho lắm, gấp 2 lần chỉ số khuyến nghị. Có lẽ đã đến lúc phải cân nhắc mua máy lọc không khí thật rồi ????. Hi vọng sau bài này sẽ có thêm điểm đo nữa mọc lên, bổ sung thêm những điểm đo mới cho hệ thống của thành phố của chúng ta ????

The End~

“Xung quanh anh toàn là bụi ! Êi ! Mênh mông toàn là bụi !”

  • https://hackernoon.com/how-to-measure-particulate-matter-with-a-raspberry-pi-75faa470ec35
  • https://aqicn.org/sensor/sds011/

TopDev via Viblo

0