09/09/2018, 21:50

Tui muốn làm Product Manager (PM)! Biết PM là gì chưa mà đòi?

Sau hàng năm trời còng lưng ra code bạn đã cảm thấy vị trí của mình trở nên nhàm chán và công việc quá nặng nề. Trong khi bạn bị việc rượt đuổi thì PM của bạn suốt ngày đi vòng quanh hối thúc. Bạn cảm thấy stress và bất công, bạn nghĩ nếu PM là “người đi hối” thì bạn cũng ...

Sau hàng năm trời còng lưng ra code bạn đã cảm thấy vị trí của mình trở nên nhàm chán và công việc quá nặng nề. Trong khi bạn bị việc rượt đuổi thì PM của bạn suốt ngày đi vòng quanh hối thúc. Bạn cảm thấy stress và bất công, bạn nghĩ nếu PM là “người đi hối” thì bạn cũng làm được. “Phải trở thành PM ngày bây giờ mới được!” – Bạn quyết tâm như vậy.

Và đúng là như vậy, khi đã trở thành một PM bạn sẽ không cần phải code nữa. Nhưng bù lại cho việc đó, bạn có “cả tá” việc phải thực hiện, và trách nhiệm của bạn cũng “cao ngất trời”.

Làm PM dễ mà …cứ làm là được !

1Thử tưởng tượng một PM đang lóng ngóng mới bắt đầu tập tành làm việc, chuyện gì sẽ xảy ra?

Không nắm rõ sản phẩm và mục đích của sản phẩm, tạo ra những tính năng không cần thiết, làm lệch nhịp giữa khách hàng và đội ngũ. Hậu quả thậm chí có thể là rạn nứt mối quan hệ giữa khách hàng và nhà phát triển sản phẩm.

Tất cả những điều trên không phải là thảm họa cho công ty bạn sao? Đáng tiếc là, với một PM không có kinh nghiệm điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Công việc của một PM không chỉ đơn thuần là thúc giục team mà còn bao gồm:

Nghiên cứu thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu

Tìm hiểu tính năng, giá trị cốt lõi của sản phẩm

Truyền đạt thông tin về sản phẩm cho đội ngũ

Xác định rõ hướng đi cho sản phẩm

Kết nối đội ngũ làm việc với nhau

Nhiều vậy ai làm nổi?

2Sướng quá, sướng như vầy nè!

Với một bản mô tả công việc như trên, chắc chỉ có người “ba đầu sáu tay” mới làm nổi. Khi đã trở thành một PM chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn. Phải quan tâm tới nhân sự nhiều hơn. Phải giữ điểm cốt lõi của sản phẩm, nhưng đồng thời cũng phải làm vừa lòng khách hàng.

Bởi thế, lắm lúc PM cũng phải “khóc thầm” vì hiểu nhầm ý khách hàng, product bị lỗi, team cãi nhau, đội ngũ lập trình hiểu nhầm ý,.. Có hàng tá công việc mà một PM phải đảm bảo chứ không còn chỉ chú tâm vào code như trước đây nữa.

Vậy làm sao thành PM được?

“Ôi khó quá, vậy thôi, làm coder tiếp vậy” – [N]ever [G]ive [U]p, hãy nỗ lực đi, bạn làm được mà. Khó là vậy, nhưng, chỉ cần sự rèn luyện, một số buổi training từ một PM có kinh nghiệm là bạn đã có thể trở thành một PM!

Vậy phải tìm một mentor để có thể trở thành PM tài năng ngay bây giờ! Mà khoan, tìm thì phải tìm ai bây giờ?


MENTOR “THUỘC VỀ BẠN”.

2À nhầm, người này thì không thuộc về bạn. Người này mới thuộc về bạn.

Nếu bạn là một developer đã làm việc nhiều năm trong ngành hẳn bạn sẽ không lạ gì với cái tên Uy Trần – Managing Director của UpStar Labs. Anh sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khi là một PM, cũng như các kinh nghiệm và kiến thức cần có để trở thành một PM nếu bạn đang phải “chiến đấu” với vai trò là một PM.

Nếu không, bạn vẫn sẽ biết được bản thân mình có thật sự thích làm PM không? Hay chỉ đơn thuần là bạn thấy “làm PM sướng quá”, trong khi thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy.

Để gặp được anh Uy Trần bạn có thể tham gia những Workshop chuyên sâu về đào tạo PM như : ALL ABOUT PRODUCT MANAGEMENT. Bạn sẽ được “đào tạo ngắn hạn” và thậm chí còn được trải nghiệm “đánh trận giả” với vai “tướng PM”.

Hãy luôn ghi nhớ, làm PM đồng nghĩa với việc bạn phải có nhiều trách nhiệm hơn và cũng đồng nghĩa với việc bạn phải có sự chuẩn bị tốt hơn

Còn chần chờ gì mà không nhanh tay đăng ký ngay

^FBCB3E50DB113E7C896A008997E52E67C2DF29F07B5E587F11^pimgpsh_fullsize_distr

0