16/11/2018, 23:01

Bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo liệu có hiệu quả?

Trong thời đại Internet phức tạp như hiện nay, liệu bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo có mang lại hiệu quả? Giải pháp bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo đang dần được sử dụng rộng rãi. Trí tuệ nhân tạo dựa vào khả năng tự động hóa và phân tích dữ liệu mạnh mẽ để phát hiện và sửa lỗ hổng nhanh, chính ...

Trong thời đại Internet phức tạp như hiện nay, liệu bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo có mang lại hiệu quả?

Giải pháp bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo đang dần được sử dụng rộng rãi.

Trí tuệ nhân tạo dựa vào khả năng tự động hóa và phân tích dữ liệu mạnh mẽ để phát hiện và sửa lỗ hổng nhanh, chính xác hơn. Vì lý do này, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và nhà cung cấp bắt đầu bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo để chống lại các mối đe dọa an ninh mạng và nâng cấp hệ thống bảo mật mạng.

Phải khẳng định một điều rằng trí tuệ nhân tạo mang lại lợi ích lớn cho an ninh mạng. Các phần mềm độc hại tiếp tục biến đổi như virus gây bệnh, các nhà nghiên cứu an ninh không thể tìm thấy chiến lược đối phó nào phù hợp hơn là bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo.

Nhưng, mọi công nghệ đều có những hạn chế riêng và trí tuệ nhân tạo cũng không ngoại lệ.

securitydaily_bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo có thể không phù hợp với các thiết bị công suất thấp.

Trên thực tế, hầu hết các thiết bị IoT thường có công suất thấp và chỉ có thể thực hiện một số lượng tính toán dữ liệu thấp. Lý do là trí tuệ nhân tạo đòi hỏi rất nhiều bộ nhớ, công suất và một lượng lớn dữ liệu để hoạt động. Giải pháp bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo cần gửi dữ liệu lên đám mây để xử lý sau đó mới nhận được những phản hồi của chương trình AI, nhưng các thiết bị IoT thường không có những điều kiện này. Tất nhiên, trong tương lai các chip có thể có khả năng xử lý dữ liệu cục bộ, nhưng hiện nay thì vẫn chưa thể.

Trí tuệ nhân tạo chỉ có thể giúp phát hiện trường hợp bất thường trước khi thiết bị hoàn toàn không thể kiểm soát, hoặc ít nhất giúp bạn không mất quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng toàn bộ IoT.

Trí tuệ nhân tạo không thể phân tích những điều chưa biết

Thế giới chúng ta rất đa dạng và đầy những thay đổi không kiểm soát được. Vì vậy, AI có thể hoạt động trên một mạng được kiểm soát chặt chẽ nhưng không thể hoạt động trong một môi trường khác với “mạng”. Giải pháp bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo có ít nhất bốn điểm cần xử lý:

  • Shadow IT
  • Dự án BYOD
  • Hệ thống SaaS
  • Nhân lực

Dù chúng ta có bổ sung bao nhiêu dữ liệu cho AI mà không xử lý 04 vấn đề này thì bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo vẫn là bài toán nan giải.

Trí tuệ nhân tạo có thể bị lừa lừa bởi chính trí tuệ nhân tạo

Mặc dù bảo mật sử dụng AI là để tối ưu việc phát hiện các mối đe dọa nhưng những kẻ tấn công có thể tránh phát hiện bằng cách sử dụng AI. Một mặt, các doanh nghiệp sử dụng AI để phát hiện tấn công chính xác hơn. Mặt khác, kẻ tấn công sử dụng AI để phát triển phần mềm độc hại thông minh hơn và khó bị phát hiện hơn. Loại phần mềm độc hại này sử dụng AI để tránh bị AI phát hiện và phá hoại mạng công ty mà không kích hoạt bất kỳ hệ thống báo động nào.

Tuy nhiên, giám đốc thông tin các doanh nghiệp rất lạc quan về AI vì AI có nhiều khả năng ứng dụng khác trong lĩnh vực an ninh.

Kết luận

Trí tuệ nhân tạo phát triển để lại nhiều lỗ hổng trong việc xử lý thông tin. Trí tuệ nhân tạo chỉ có thể xử lý những vấn đề một khi chúng đã xảy ra và dùng kinh nghiệm đó cho những sự kiện tiếp theo. Tuy nhiên, bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo vẫn là một tiến bộ quan trọng cho các giải pháp an ninh truyền thống.

CyStack

> Giải pháp bảo mật toàn diện dành cho website, đăng ký miễn phí 14-ngày tại đây <

0