18/08/2018, 10:14

Blockchain được sử dụng để chống Hacker

Với sự xuất hiện của các Blockchain startup đang góp phần định hình lại cách thức kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Trong số đó, có nhiều tổ chức mong muốn biến internet thành một nơi an toàn hơn. Họ đều có mục tiêu chung là giải quyết những vấn đề nhức nhối tồn tại trong thế ...

Với sự xuất hiện của các Blockchain startup đang góp phần định hình lại cách thức kinh doanh và cung cấp dịch vụ.

Trong số đó, có nhiều tổ chức mong muốn biến internet thành một nơi an toàn hơn.

Họ đều có mục tiêu chung là giải quyết những vấn đề nhức nhối tồn tại trong thế giới digital, đặc biệt là quá trình bảo mật lỏng lẻo nhưng lại vô cùng đắt đỏ. Chúng ta cũng không thiếu nhiều mối nguy cơ, từ việc xâm nhập dữ liệu cho đến virus, hack hệ thống, etc…

Đa phần, có những SaaS và dịch vụ về phần mềm với khả năng đủ để giải quyết các vấn đề liên quan tới malware và DDoS.

Thế nhưng blockchains còn làm được nhiều hơn thế.

Cơn dịch bệnh mang tên DDoS

Các cuộc tấn công sử dụng DDoS thường liên quan tới việc hacker deploy một mạng lưới network các máy tính bị nhiễm để tấn công nạn nhân. Bằng cách sử dụng botnet với tiềm năng của hàng ngàn thiết bị riêng biệt, nó sẽ rất khó bị ngăn chặn trên từng IPs.

Thông thường, một cuộc tấn công sử dụng DDoS sẽ khiến cho website bị chậm lại cho đến bị sập hoặc không thể truy cập được bởi lượng traffic quá lớn hoặc do bị hết bandawidth.

Theo DDos Impact survey, hơn phần nữa người tham gia cho biết rằng họ từng gặp phải loại hình tấn công trên cũng như có khoảng 90% số lượng loại hình kinhdoanh bị phải trong vòng 12 tháng vừa qua.

Nó thường kéo dài khoảng 6~24 giờ, thường làm tổn thất khoảng $40,000 một giờ, và khiến người kinh doanh mất trung bình $500,000/tiếng.

Với các công ty dạng nhỏ thì ảnh hưởng còn trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi họ phải dựa trên online sale và doanh số để sống sót.

Không dừng lại đó, khi một website bị crash thì nó còn kéo theo hệ thống ecosystem bao gồm trên nhiều platform cũng như lĩnh có liên quan bị đình truệ theo.

Giải pháp Blockchain dành cho DDoS

Không may là cách thức tấn công DDos không thể bị ngăn chặn hoàn toàn. Bạn chỉ có thể giảm bớt ảnh hưởng của nó, thông thường bằng cách loại bỏ những traffic từ botnet, nhờ đó mà server chính hoặc cloud không bị overload.

Như đã nêu ra ở trên, cloud-based DDoS protection đóng vai trò như lá chắn giữa server chính và internet. Khi có cuộc tấn công diễn ra thì nó sẽ hấp thụ một phần traffic nhằm giảm ảnh hưởng lên server.

Đây cũng là giới hạn của nó, cho dù có cấu trúc vĩ đại tới mức nào nữa thì nó vẫn không thể hấp thụ vô hạn được. Mặt khác, các chi phí liên quan cũng sẽ bị tăng lên chóng mặt.

Đây chính là lúc blockchain trở thành giải pháp đáng giá.

Gladius, một dịch vụ blockchain dành cho việc ngăn chặn DDoS cũng như tăng tốc độ cho website nhằm tạo đòn bẩy cho hệ thống network của cá nhân và nodes độc lập để giảm bớt một cuộc tấn công dựa trên DDoS và caching nội dung ở khắp thế giới để giúp website load nhanh hơn.

LÀ một mạng phân cấp, users có thể cho thuê lượng bandawidth còn dư cửa mình thông qua một desktop client và kiếm thêm thu nhập. Sau đó, số lượng bandawidth dư thừa đó sẽ được phân chia qua nodes và cuối cùng sẽ được gởi tới các trang web bị tấn công bởi DDoS.

Khi trong thời bình, không bị tấn công thì Gladius’ network tăng khả năng truy cập internet trong vai trò của một network vận chuyển nội dung.

Thế mạnh của peer-to-peer network

Mạng phân cấp còn có lợi ích khác.

Với blockchains, nodes sẽ được thưởng với token. Nói cách khác bạn sẽ được thưởng những token có giá trị (Bitcoin) khi chia sẻ tài nguyên cho mạng lưới network.

Hướng tới một nền kinh tế chia sẻ

Blockchain startups đại diện cho tương lai mà chúng ta đang hướng tới: một nền kinh tế chia sẻ thật sự. Nó cũng tương tự như hình thức kinh doanh của Uber, Airbnb hay Grab vậy đấy!

Tuy vậy, những platform này vẫn sẽ thuộc về một tổ chức/cá nhân.

Với blockchain startups, nền kinh tế chia sẻ được build hoàn toàn trên các nodes độc lập và phân quyền, vốn tạo nên cả một network.

Bitcoin cho phép việc ta có thể trao đổi trên platform như vậy. Ethereum cho ta khả năng giao dịch mà không cần tới một nhóm thứ 3.

Với các giải pháp như Gladius, chúng ta có thể mong chờ một nền kinh tế mới với nhiều lợi ích cho cả khách hàng và người kinh doanh.

Techtalk via thehackernew

0