07/09/2018, 10:34

Composer: Hướng Dẫn Cài Đặt & Sử Dụng

Composer là một chương trình hỗ trợ quản lý các gói thư viện trong PHP. Khi bạn sử dụng các framework của PHP một điều thường thấy là các framework này thực chất cũng được xây dựng trên nền tảng kế thừa các bộ thư việc có sẵn trong PHP. Tuy nhiên lập trình viên lại thường không thể thống kê được có ...

Composer là một chương trình hỗ trợ quản lý các gói thư viện trong PHP. Khi bạn sử dụng các framework của PHP một điều thường thấy là các framework này thực chất cũng được xây dựng trên nền tảng kế thừa các bộ thư việc có sẵn trong PHP. Tuy nhiên lập trình viên lại thường không thể thống kê được có bao nhiêu thư viện được sử dụng trong một framework. Chuyên gì xảy ra nếu như khi lập trình bạn cũng muốn sử dụng một thư viện đã có trong framework. Nếu như bạn biết thư viện đó có sẵn thì sẽ không có vấn đề gì, tuy nhiên nếu như bạn không biết sự tồn tại của thư viên này và lại tải về một phiên bản cũ hơn của thư viện và sử dụng thì điều này rất dễ dẫn tới việc chương trình của bạn phát sinh ra những lỗi "tai hại" mà rất khó để có thể biết nguyên nhân từ đâu.

Hoặc trong một trường hợp khác mà việc quản lý các gói thư viện cũng đóng vai trò quan trọng đó là khi bản thân các thư viện khác nhau của một ứng dụng web hay của framewok cùng tham chiếu sử dụng 1 bộ thư viện khác. Ví dụ nếu như có 2 thư viện A và B cùng tham chiếu tới thư viện C nhưng với 2 phiên bản khác nhau.

Composer được viết để giúp lập trình viên có thể giải quyết các khó khăn nêu trên. Khi bạn sử dụng composer thì phần mềm này sẽ tự động quản lý các gói thư viện dùng trong ứng dụng giúp bạn bằng việc lựa chọn xem nên chọn phiên bản nào của 1 thư viện sẽ được sử dụng trong ứng dụng.

Cài Đặt Composer

Để cài đặt composer trên hệ điều hành Linux hay MacOS trước tiên chúng ta truy cập vào địa chỉ trang tải composer sau. Sau khi tải xong, để chạy composer bạn mở cửa sổ dòng lệnh và chạy câu lệnh sau:

$ php composer.phar

Bạn cũng có thể di chuyển tập tin này vào một trong các địa chỉ thư mục của biến $PATH để có thể chạy trực tiếp composer mà không phải thông qua PHP. Ví dụ:

mv composer.phar /usr/local/bin/composer

Sau câu lệnh trên bạn có thể chạy trực tiếp lệnh composer trên cửa sổ dòng lệnh mà không cần thông qua PHP.

Để cài đặt composer trên hệ điều hành Windows bạn tải tập tin cài đặt này về sau đó tiến hành cài đặt. Sau khi cài đặt xong bạn có thể chạy lệnh composer bằng cách gõ vào composer trên chương trình Command Prompt và bấm Enter.

Sử Dụng Composer

Để quản lý các gói thư viện dùng trong ứng cụng, chúng ta cần tạo ra một tập tin và đăt tên cho nó là composer.json. Nội dung của tập tin này được định dạng theo kiểu JSON (Javascript Object Notation) và chứa các thư viện cũng như phiên bản mà chúng ta cần sử dụng. Ví dụ:

{
    "require": {
        "monolog/monolog": "1.0.*"
    }
}

Với ví dụ trên chúng ta thông báo với composer rằng thư viện monolog/monolog phiên bản 1.0.* sẽ được sử dụng trong ứng dụng. Và để tải thư viện này về bạn cần chạy câu lệnh:

$ composer install

Khi chạy câu lệnh trên composer sẽ tự động chọn các phiên bản cần phải tải về cho ứng dụng của bạn và đặt các thư viện này vào bên trong thư mục vendor (composer sẽ taọ ra thư mục này nếu nó chưa có).

Autoload

Cuối cùng để sử dụng class của một thư viện nào đó, trong tập tin PHP bạn cần chạy câu lệnh sau:

require __DIR__ . '/vendor/autoload.php';

Sau đó bạn có thể bắt đầu sử dụng các class của thư viện:

$log = new MonologLogger('name');

Như vậy tới chúng ta đã hoàn thành xong việc tìm hiểu về cách cài đặt và sử dụng composer.

0