01/09/2018, 11:25

Google kháng cáo Oracle ra tòa án tối cao sau khi nhận phán quyết nộp phạt hơn 9 tỷ đô

Google tiếp tục đệ đơn kháng cáo Oracle lên tòa án tối cao sau khi tòa phúc thẩm liên bang từ chối điều trần vụ việc. Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ hôm thứ ba vừa rồi đã bác bỏ yêu cầu của Google, theo báo cáo của CNET, trong đó tòa tuyên bố rằng việc sử dụng các API Java của công ...

Google tiếp tục đệ đơn kháng cáo Oracle lên tòa án tối cao sau khi tòa phúc thẩm liên bang từ chối điều trần vụ việc.

Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ hôm thứ ba vừa rồi đã bác bỏ yêu cầu của Google, theo báo cáo của CNET, trong đó tòa tuyên bố rằng việc sử dụng các API Java của công ty trong mã Android là sai phạm và Oracle đã yêu cầu hãng phải đền bù thiệt hại 8,8 tỷ đô la.

  Thua kiện! Google đối mặt với việc phải bồi thường gần 9 tỉ đô cho Oracle
  Oracle công kích Google bởi scandal vi phạm quyền riêng tư của khách hàng

Điều này có nghĩa rằng, để tránh khoảng phạt đền bù thì lựa chọn duy nhất còn lại của Google là đưa ra kháng cáo lên tòa án tối cao.

Google cho biết: “Chúng tôi rất thất vọng với phán quyết của tòa án phúc thẩm. Google sẽ kháng cáo lên tòa án tối cao vì hãng tin rằng hành động của Oracle đã đi trái lại với tinh thần chia sẻ code trong cộng đồng công nghệ. Đây là vấn đề quan trọng với các nhà phát triển và nền kinh tế kỹ thuật số.”

Tuy vậy, tình hình của Google có vẻ không lạc quan lắm khi công ty đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ tòa án tối cao vào năm 2015 trong một nỗ lực nhằm bác bỏ một phán quyết khác của tòa phúc thẩm liên bang vốn ủng hộ Oracle, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.

Cuộc chiến không ngừng của Oracle với Google lần đầu tiên bắt đầu vào năm 2010, với cáo buộc vi phạm bản quyền và bằng sáng chế với việc Google sử dụng ngôn ngữ lập trình Java trong hệ điều hành di động Android của mình.

Oracle lập luận rằng dù Java là mã nguồn mở, các API mà hãng cung cấp lại có bản quyền và do đó hàng tỷ đô la mà Google đã tạo ra từ Android là một phần của họ.

Google, cùng với nhiều công ty khác, coi đây là một lập luận ngớ ngẩn, nhấn mạnh rằng theo luật sử dụng hợp pháp, các công ty vốn không cần giấy phép sử dụng cho các phần mềm nguồn mở.

Techtalk via theinquirer

0