23/07/2019, 12:31

Intent trong Android là gì?

Giới thiệu Đây là những kiến thức mà mình đã tổng hợp được về Intent trong Android là gì . Hy vọng sẽ giúp ích với các bạn. Cùng bắt đầu thôi! 3 xu hướng phát triển ứng dụng mobile Android năm 2019 Xây dựng giao diện Android với FlexBox Intent trong ...

Intent trong Android là gì

Giới thiệu

Đây là những kiến thức mà mình đã tổng hợp được về Intent trong Android là gì. Hy vọng sẽ giúp ích với các bạn.

Cùng bắt đầu thôi!

  3 xu hướng phát triển ứng dụng mobile Android năm 2019
  Xây dựng giao diện Android với FlexBox

Intent trong Android là gì?

Intent là một đối tượng message bạn có thể sử dụng để request một hành động từ một vài component trong ứng dụng.

Xem thêm component là gì

Các loại Intent

Intent có 2 loại chính là Explicit Intent và Implicit Intent:

Explicit Intent

Hiểu đơn giản explicit intents là intent xác định rõ và cụ thể các thành phần tham gia hành động.

Ví dụ:

Như trong ví dụ trên đã xác định chính xác Activity nhận intent đó là DialerActivity.

Implicit Intent

Loại Intents này chỉ ra hành động cần được thực hiện (action) và dữ liệu cho hành động đó (data). Khi bạn sử dụng implicit intent, hệ thống Android sẽ tìm kiếm tất cả thành phần thích hợp để start bằng cách cách so sánh nội dung của Intent đc gửi với các Intent filter đc khai báo trong ứng dụng khác.

  • Nếu intent được gửi đó khớp với intent filter trong một component hoặc một ứng dụng nào đó, thì ngay lập tức hệ thống sẽ khởi động thành phần đó và cung cấp cho nó intent ban đầu đc gửi .
  • Nếu nhiều intent filter tương thích thì hệ thống sẽ hiển thị hộp thoại để người dùng có thể chọn ứng dụng nào sẽ sử dụng.

Intent filter (bộ lọc intent) là một thẻ trong minifest nhằm xác định loại intent mà thành phần chứa intent filter đó muốn nhận.

Ví dụ thế này nhé:

Khai báo intent filter cho một activity trong manifest, có nghĩa là trong số các intent đc gửi đi intent nào có nội dung tương thích với nội dung trong thẻ intent filter thì nó sẽ nhận intent đó. Ngược lại, nếu bạn không khai báo bất kì intent filter nào cho activity của mình thì activity đó chỉ có thể start bằng một explicit intent (intent tường minh).Intent trong Android là gìHình ảnh trên mô tả cách một implicit intent được chuyển thông qua hệ thống android để start một activity khác.

  1. Activity A tạo ra một intent với một action cụ thể nào đó (chẳng hạn ACTION_VIEW, ACTION_GET_CONTENT,..) rồi startActivity().
  2. Hệ thống android sẽ tìm kiếm tất cả ứng dụng mà intent filter của ứng dụng đó phù hợp với intent đc gửi đi từ Activity A.
  3. Khi tìm thấy kết quả khớp, hệ thống sẽ start Activity đó (Avtivity B) bằng lời gọi onCreate() và passing qua cho nó intent đc gửi từ activity A.

Ví dụ:

Cấu trúc của một Intent

Một đối tượng intent sẽ mang theo thông tin mà hệ thống android cần để quyết định thành phần nào sẽ được start. Và những thông tin đó bao gồm :

  • Component Name
  • Action
  • Data
  • Category
  • Extra Flag

Component name

Tên của component được start.

Action

Là một chuỗi xác định hành động chung để thực hiện (chẳng hạn như xem hoặc chọn)
Dưới đây là 2 action phổ biến để start một activity:

  • ACTION_VIEW: như tên gọi của nó activity gửi intent với một action là ACTION_VIEW có nghĩa activity tương thích với intent này đang có thông tin để hiển thị cho người dùng như xem ảnh trong ứng dụng gallery hay xem địa chỉ trong google map (hay hiểu đơn giản Activity A đang muốn xem thông tin đc hiển thị ở Activity B).
  • ACTION_SEND: Còn được gọi là Intent chia sẻ. sử dụng action này trong trường hợp bạn có một số dữ liệu mà người dùng có thể chia sẻ thông qua một ứng dụng khác (chẳng hạn như facebook, email, các ứng dụng mạng xã hội).
  • Ngoài các action có sẵn như trên bạn có thể chỉ định action cho một intent với setAction hoặc hàm tạo Intent:Intent trong Android là gìIntent trong Android là gì

Nếu bạn xác định action của riêng mình, hãy đảm bảo bao gồm tên gói của ứng dụng làm tiền tố. Ví dụ:

Data

Sử dụng một đối tượng Uri tham chiếu tới dữ liệu sẽ đc thực hiện một hành động nào đó. Loại dữ liệu cung cấp thường được quyết định bởi action của intent.

Ví dụ nếu action là ACTION_EDIT => Uri tham chiếu tới data đang cần edit.

Khi tạo một intent không tường minh điều quan trọng là chỉ định kiểu dữ liệu, điều này sẽ giúp hệ thống android có thể tìm thấy thành phần tốt nhất để nhận intent của bạn để set data sử dụng method setData().

Ví dụ:

Category

Một chuỗi chứa thông tin bổ sung về loại thành phần sẽ xử lý intent.

Để nhận đc các intent không tường minh thì bắt buộc ứng dụng phải khai báo category trong manifest, Và giá trị mạc định là CATEGORY_DEFAULT.

Ví dụ: Khai báo activity với một intent filter để nhận một intent có action là ACTION_SEND khi kiểu dữ liệu là văn bản:

Extra

Các cặp key-value mang thông tin bổ sung cần thiết để hoàn thành hành động được yêu cầu.

Flag

Cờ được định nghĩa trong lớp Intent có chức năng như siêu dữ liệu cho intent . Cờ có thể ra lệnh hệ thống Android về cách khởi chạy một hoạt động sẽ thuộc về tác vụ nào, và cách xử lý sau khi nó được khởi chạy có thuộc về danh sách hoạt động gần đây hay không.

Gửi dữ liệu giữa các activity

Gửi dữ liệu sử dụng explicit intent

Để truyền dữ liệu cho intent, ta dùng phương thức putExtra().

Extra là một cặp key/value. Key luôn luôn là kiểu string. Value bạn có thể sử dụng kiểu dữ liệu nguyên thủy hoặc đối tượng của String, Bundle,…

Thành phần tiếp nhận có thể lấy lại được đối tượng intent thông qua hàm getIntent(). Để lấy ra được dữ liệu, tùy thuộc vào kiểu dữ liệu chúng ta truyền đi, sử dụng các phương thức getStringExtra(), getIntExtra().

Ví dụ:

Hoặc sử dụng đối tượng Bundle. Đóng gói tất cả dữ liệu vào trong Bundle, sau đó chèn bundle vào intent bằng method putExtras(). Ví dụ:

Truyền dữ liệu sử dụng Implicit Intent

để gửi một implicit intent bạn cần set cho nó một số thuộc tính như setAction, setType, setData,…

Có rất nhiều ứng dụng android cho phép bạn chia sẻ dữ liệu với những người khác như facebook, G+, Gmail… Bạn có thể gửi dữ liệu tới một vài thành phần nào đó. Ví dụ:

Intent Result (lấy lại kết quả từ activity)

Một activity có thể được đóng lại thông qua button back trên điện thoại.

Trong trường hợp đó, hàm finish() sẽ được thực thi. Nếu activity đã được khởi chạy cùng với hàm startActivity(intent), người gọi không cần thiết phải có kết quả hoặc phản hồi từ activity mà có thể close ngay lập tức.

Nếu bạn start một activity cùng với hàm startActivityForResult(), như vậy là bạn mong muốn có phản hồi từ sub-activity.

Khi một sub-activity kết thúc, hàm onActivityResult() trên activity cha sẽ được gọi và bạn có thể thực hiện hành động dựa trên kết quả.

Nếu bạn sử dụng hàm startActivityForResult(), thì sau khi start activity sẽ gọi đến sub-activity. Khi hàm sub-activity kết thúc, nó sẽ gửi dữ liệu đến activity cha đã gọi nó thông qua intent.

Điều này được xử lý trên hàm finish(). Hoặc bạn có thể setResult ngay trên call back onCreate() sau đó kết thúc sub-actitvity bằng finish()

Một sub-activity kết thúc, hàm onActivityResult() trong activity cha sẽ được gọi:

Ví dụ:

  • MainActivity
  • DetailActivity