02/10/2018, 00:10

Làm sao để có được 10 triệu người dùng với chi phí thấp nhất

Người sáng lập Dulingo. Photo: Surge Conference “Có bao nhiêu người trong số những người ở đây phải điền vào những form trên web khi phải đọc một dãy các ký tự hỗn loạn như thế này? Bao nhiêu người trong các bạn cảm thấy nó thật khó chịu? Tôi là người tạo ra nó đấy!” ...

Người sáng lập Dulingo. Photo: Surge Conference

“Có bao nhiêu người trong số những người ở đây phải điền vào những form trên web khi phải đọc một dãy các ký tự hỗn loạn như thế này? Bao nhiêu người trong các bạn cảm thấy nó thật khó chịu? Tôi là người tạo ra nó đấy!”

Luis von Ahn người đã phát minh ra captcha và là giáo sư khoa học máy tính tại trường đại học Carnegie Mellon, luôn khiến mọi người cười lên bởi cách mở đầu câu chuyện của mình như cách anh đã làm tại hội thảo Surge ở Bangalore vào tuần trước.

Tuy nhiên captcha – thứ được dùng để xác nhận bạn là con người chứ không phải bot – chỉ là con tàu phá băng cho niềm đam mê của anh ấy. Luis hiện đang là nhà đồng sáng lập đồng thời cũng là CEO của Duolingo, một ứng dụng học ngôn ngữ có hơn 110 triệu người dùng trên toàn thế giới. Đó là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong danh mục giáo dục của cả Google Play Store và iTunes.

Screenshot ứng dụng duolingo. Photo: TechinasiaScreenshot ứng dụng duolingo. Photo: Techinasia

Duolingo sử dụng định dạng task-based, game hoá, hoặc trắc nghiệm để bạn có thể nhanh chóng học về một ngôn ngữ. Nếu bạn có thể nói tiếng Anh, bạn có thể chọn một trong 16 ngôn ngữ được dùng ở châu Âu để học như là tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Đức, vân vân. Đối với người Ấn Độ dùng tiếng Hindi thì nó sẽ dùng tiếng Hindi để dạy họ tiếng Anh. Ở một mức độ cơ bản, Duolingo sẽ hỏi họ bằng tiếng Hindi và họ sẽ phải chọn câu trả lời chính xác đã được dịch sẵn ra tiếng Anh bằng cách nhìn vào những hình ảnh, bạn có thể xem thử trong screenshot này.

duolingo-720x325

Mọi thứ sẽ thú vị hơn nếu bạn theo học hẳn một khóa học ở đây. Hệ thống ở back-end sẽ tự động đánh giá độ khó dự trên chất lượng bài làm của người dùng trong khi học từ những bài test nghe, nói và trắc nghiệm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn dành 34 tiếng để học trên Duolingo đối với một người dùng có trình độ trung bình sẽ tương đương với một học kỳ học ngôn ngữ ở các trường đại học.

Mặc dù ở thời điểm hiện tại Duolingo vẫn chưa thể dạy những ngôn ngữ ở châu Á cho người dùng tiếng Anh, nhưng ứng dụng này vẫn dạy tiếng Anh cho người nói tiếng Hindi, Mandarin, Tiếng Nhật, và hầu hết những ngôn ngữ châu Á khác. Những ưu tiên này dựa trên nhu cầu cà RoI (Return of Investment) – tiếng Tây Ban Nha là một ví dụ, đây là ngôn ngữ phổ biến được người dùng tiếng Anh chọn để học thêm một ngôn ngữ khác.

Làm sao để có thể khiến người dùng tương tác

Người đàn ông giàu nhất thế giới, Bill Gate, cũng là một người dùng Duolingo, mặc dù là chỉ là trong một khoảng thời gian ngắn. Ông ấy đã thú nhận trên Reddit AMA rằng ông ấy cảm thấy mình thật “kém thông minh” khi chỉ biết một ngôn ngữ duy nhất và ghen tị với Mark Zuckerberg vì Mark có thể nói chuyện với người Trung Quốc bằng tiếng Phổ thông.

Bill Gate đã thể hiện sự tiếc nuối của mình: “Tôi ước gì mình có thể sử dụng được tiếng Pháp, Ả-rập hoặc tiếng Trung Quốc. Tôi vẫn luôn hi vọng rằng mình sẽ có thời gian để học một trong những ngôn ngữ này, đó có thể là tiếng Pháp vì đó là ngôn ngữ dễ nhất. Tôi đã dùng Duolingo được một thời gian nhưng sau đó phải bỏ dở vì không có thời gian,”

Với việc Bill Gate chọn Duolingo đã cho ứng dụng này một đòn bẩy. Nhưng cũng tạo hiệu ứng ngược lại khi Bill Gate bỏ ngang nó. Đó là thử thách lớn nhất đối với các ứng dụng học tập, và hầu hết những startup về edtech đều lo ngại về vấn đề này: mức độ bỏ ngang đang ở ngưỡng báo động.

Vậy thì làm thế nào mà Duolingo lại đạt được tới 110 triệu người dùng chỉ sau 3 năm khởi chạy? Bí quyết gì để khiến nhiều người dùng tương tác như vậy? Đó là những câu hỏi mà tôi đã dành cho Luis, người mà tôi đã nói chuyện tại diễn đàn Surge về việc mà các công ty có thể giúp chúng ta hiểu hơn về việc duy trì người dùng.

Bài học từ Candy Crush và the Casino

“Học tập cũng như đi tập gym vậy”, Luis giải thích như vậy. Nó phải thực sự thú vị để khiến bạn phải đi và tập luyện hằng ngày. Đó là những gì mà Duolingo đang cố gắng thực hiện với phương cách game hoá của mình.

candy-crush-720x540

Tweet mà Luis thích nhất là từ một người dùng khi anh này nói rằng mình đã bỏ chơi Candy Crush để đến với Duolingo. Vậy thì có gì liên quan giữa Candy Crush và Duolingo?

Chúng đều đạt được mức tăng trưởng lớn trong thời gian rất ngắn. Nhưng Luis đã tiết lộ thêm mối quan hệ bí mật khác – Candy Crush sử dụng hệ thống của mình để tìm xem có bao nhiêu viên kẹo đang được xếp thành hàng để giữ lấy người chơi. Nó sử dụng cùng mô tuýp với các casino, nơi mà các Slot Machine tăng tỷ lệ thắng của bạn trong những lần chơi đầu và tiêm vào não bạn vài liều dopamine để khiến bạn không muốn dừng lại.

Duolingo cũng sử dụng kỹ thuật tương tự để lôi kéo người dùng. Nó có một thanh tiến độ ở trên cùng có thể mở rộng hoặc làm chìm xuống tùy theo bạn hoàn thành các bài trắc nghiệm. Đây là một mánh lới để khiến bạn bị lôi kéo bởi những kết quả tích cực hơn những màn trước đó.

 

Công nghệ đột phá trong kiểm tra Tiếng Anh và ngành công nghiệp cung cấp chứng chỉ.

Photo: PixabayPhoto: Pixabay

Điều thú vị là trước đó Duolingo từng có một hàng tìm bây giờ chúng đã được thay thế bằng thanh tiến độ. Mỗi lần bạn làm sai, bạn sẽ bị mất một trái tim. Nếu bạn mất hết tim bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.

Việc chuyển qua sử dụng thanh tiến độ là thử nghiệm bước đầu dựa trên cảm xúc của người dùng có vẻ đau lòng khi họ nhìn thấy những biểu tượng trái tim này rụng xuống. Hệ thống sẽ nghiên cứu dữ liệu, Duolingo phụ thuộc rất nhiều vào điều này, đã xác nhận giả thuyết rằng – sẽ có nhiều sự tương tác hơn với những tinh chỉnh đơn giản này tới giao diện người dùng.

Sự tương tác còn tới từ những tiền đề cơ bản của Duolingo đó là vừa học vừa thực hành sẽ hiệu quả hơn. Do đó người dùng sẽ học bằng cách dịch từ, câu từ tranh ảnh hoặc những dấu hiệu khác.

Luis chỉ ra rằng sự hiệu quả của những phương pháp này giải thích cho sự phổ biến của Duolingo. “Chúng tôi không hề dành đồng nào cho việc Marketing”. Họ đã nhận thức được tính truyền miệng rộng rãi, điển hình như của Bill Gates, mặc dù sau đó ông ấy đã bỏ ngang.

Tầm nhìn của Luis là đưa việc học ngôn ngữ đến mọi nơi trên toàn thế giới và cho tất cả mọi người, chứ không phải là từ một nhóm người nhất định. Duolingo đang làm việc cùng với các trường công, ở nhiều nước khác nhau bao gồm cả ở Mỹ, để khiến nó trở thành một phần không thể thiếu trong việc giảng dạy ngôn ngữ. Do đó, cả sứ mệnh cũng như sự hiệu quả của ứng dụng này trong việc giảng dạy đã khiến nó trở nên phổ biến.

Luis cùng các nhà đầu tư của mình – trong số đó có cả diễn viên Ashton Kutcher – sẽ cam kết giữ ứng dụng này miễn phí cho người dùng và sẽ không có quảng cáo. Một trong những cách mà ứng dụng này tạo ra lợi nhuận chính là lựa chọn thi lấy chứng chỉ tiếng Anh  hoặc của những ngôn ngữ khác có trong hệ thống. Người dùng có thể thực hiện các bài test online thông qua những video được trực tiếp để đảm bảo rằng chính họ đang thực hiện bài test đó.

Trong năm nay đã có 12 trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ sẽ tiến hành thử nghiệm so sánh các bài test của Duolingo với những bài test truyền thống như TOEFL và ESL bằng những ứng viên của họ. Mục đích là để xem xét việc chấp nhận những bài test của Duolingo có tương đương với với TOEFL chứng chỉ mắc gấp 10 lần và không thuận tiên bằng Duolingo.

Quy mô của thị trường là rất lớn. Chỉ tính riêng Trung Quốc, Luis đã chỉ ra rằng mình đã có hơn 400 triệu người dùng học tiếng Anh và yêu cầu những bằng cấp để chứng minh trình độ tiếng Anh của họ để tìm việc hoặc đi du học. Vì vậy thi cử và các bằng cấp tiếng Anh là một ngàng công nghiệp khổng lồ và không hiệu quả mà Duolingo đang hướng tới.

Luis đang sống ở Guatemala –  “không phải ở Guantanamo” ông ấy thích đùa như vậy đấy. Trước khi chuyển tới Mỹ sinh sống. Ông ấy phải đi tới tận khu vực giáp ranh El Salvador để có thể thi TOEFL bởi vì tại thời điểm đó tại Guatemala, không có trung tâm nào phù hợp với ông. Việc đi lại đã làm ông ấy tốn thêm một khoản chi phí khác ngoài lệ phí thi. “Đây là cách làm của 100 năm trước”- góc nhìn của ông ấy về việc thi cử và cấp chứng nhận như vậy.

Duolingo hiện cũng đang làm việc với các công ty như Uber, để cung cấp những khóa học tiếng Anh. Trong trường hợp, Uber muốn cung cấp những tài xế biết tiếng Anh.

 

Giáo sư bán startup của mình cho Google

Nỗi ám ảnh lớn nhất với Luis trước khi có Duolingo chính là sử dụng công nghệ để làm việc với ngôn ngữ. Chúng ta đã từng bàn tới việc này trước đó, ông ấy đã tạo ra captcha. Đó là vào khoảng 15 năm trước và nó đã có mặt khắp các website. Nhưng sau đó bộ não máy tính của vị giáo sư này bắt đầu đánh dấu và khiến ông cảm thấy có lỗi.

Ông ấy tìm hiểu và phát hiện ra rằng nó khiến mỗi người tốn 10 giây để có thể gõ hết đống captcha đó. Và có hơn 200 triệu lượt nhập như vậy mỗi ngày – “nhân loại phí phạm 500,000 giờ mỗi này chỉ để gõ cái mấy captcha khó chịu đó.”

Đó là cách mà ông ấy xuất hiện với ý tưởng mới cho dự án tiếp theo của mình Recaptcha. Ý tưởng đằng sau nó chính là việc tận dụng sức mạnh cộng đồng. Đây là một dịch vụ mang tính nhân bản hơn là phục vụ cho captchas như ngày xưa.

Những máy tính sử dụng OCR (optical character recognition) để chuyển đổi các trang scan từ những quyển sách thành dạng số. Vấn đề nằm ở chỗ OCR không hoạt động tốt với những sách đã cũ, sờn, ố trang và nhiều sách được số hóa bởi Google Books, Internet Archive hay từ những nguồn khác.

Techtalk-duolingo-luis-von-ahn

Giải pháp của Luis là để chuyển các vấn đề này thành Teensy-Weensy bits. Recaptcha sẽ trình bày 2 chữ nguệch ngoạc trong web form, từ đó người dùng sẽ phải điền vào để chứng minh họ là người không phải bot. Một trong những từ mà bạn nhập vào là từ khóa mà máy tính sẽ đối chiếu với kết quả đúng. Từ còn lại mà bạn không biết là từ nào sẽ là từ xuất hiện trong một quyển sách thật và bạn vô tình giúp đỡ để số hóa từ đó thành web form.

Sẽ sớm có hàng loạt trang web bao gồm cả Facebook hay Twitter, sẽ chuyển từ captcha sang recaptcha. Mỗi ngày có hơn 100 triệu từ từ những quyển sách được số hóa, điều này đã cung cấp thêm nửa triệu quyển sách mỗi năm.

Luis sau đó đã bán lại Recaptcha cho Google và bắt đầu với Duolingo bởi vì ông ấy muốn làm gì đó “về giáo dục và giúp ích cho nhân loại.”

 

Máy móc học tập từ chính lõi của nó

Một trong các sinh viên PhD của ông tại Carnigie Mellon, Severin Hacker – đúng rồi đó chính xác là tên của anh ta – đã tham gia vào dự án mới của Luis. Giả định ban đầu là họ chỉ phải xem quyển sách dạy ngoại ngữ tốt nhất và những nguồn khác để phát triển nên ứng dụng này. Nhưng sau đó họ nhanh chóng gặp phải một vấn để khác – có rất ít sự đồng thuận từ các học viện khác về phương pháp tối ưu để học ngôn ngữ thứ 2.

Đối với những người mới bắt đầu, Luis và Severin quyết định xây dựng một hệ thống học tập và tìm hiểu từ chính những người dùng làm sao để đạt kết quả tốt nhất. Chúng ta có nên học tính từ trước khi học động từ? Khi nào chuyển từ học từ vựng sang kết hợp câu? Làm sao bạn có thể làm sao để có thể sử dụng những cấu trúc phức tạp hơn và hội thoại nhiều hơn? Và đương nhiên là còn nhiều điều khác nữa.

Điều này đã trở thành nòng cốt của Duolingo không chỉ dành cho sự hiệu quả của các phương pháp học tập ngoại ngữ àm còn cho sự tham gia của người dùng. Đó là một quá trình thử nghiệm liên tục với nhiều người dùng khác nhau ở nhiều tình huống khác nhau, và từ nhiều nền văn hóa khác nhau để tìm hiểu xem phương pháp nào hoạt động tốt và phương pháp nào không. Đó là chính là cách mà ứng dụng này đạt được mốc 100 triệu người dùng.

TechTalk via TechinAsia

0