24/09/2018, 14:04

Liệu tồi hơn có thực sự tốt hơn?

Ngày nay bạn có thể nghĩ rằng Steve Martin là một danh hài bẩm sinh– nhân vật trung tâm của những bộ phim tuyệt vời như Parenthood và Father of the Bride. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Sự nghiệp của Steve đã tiến những bước dài vào đầu những năm 80. Tại thời điểm đó, ...

Ngày nay bạn có thể nghĩ rằng Steve Martin là một danh hài bẩm sinh– nhân vật trung tâm của những bộ phim tuyệt vời như Parenthood và Father of the Bride. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Sự nghiệp của Steve đã tiến những bước dài vào đầu những năm 80.

Tại thời điểm đó, tôi không nghĩ có bất kỳ danh hài nào khám phá ra những góc cạnh hài hước theo cách giống như Steve Martin đã làm. Tôi mãi mãi sẽ nhớ về cuốn sách Cruel Shoes như một xúc cảm tuổi niên thiếu. Đó là một bộ sưu tập các truyện ngắn rất kỳ lạ. Ở tuổi non trẻ đó, tôi chắc chắn chưa từng bao giờ đọc bất cứ điều gì giống như nó. Thật khó để giải thích. Bạn hãy tự đọc và cảm nhận. Dưới đây là nội dung đầy đủ một truyện ngắn cùng tên Cruel Shoes (tạm dịch là đôi giày ác nghiệt):

Trong lập trình phần mềm: liệu tồi hơn có phải là tốt hơn?

Anna quyết định cô phải có một đôi giày mới vào ngày hôm nay, và Carlo đã giúp cô thử mọi đôi giày trong cửa hàng của anh. Carlo nói một cách mệt mỏi, “Vâng, đó là tất cả mọi đôi giày có ở đây.”

“Ồ, anh phải có thêm một đôi nữa …”

“Không, không còn đôi nào cả … Vâng, chúng tôi có đôi giày ác nghiệt (cruel shoes), nhưng không ai muốn…”

Anna ngắt lời, “Ồ vâng, cho tôi xem đôi giày ác nghiệt đó!”

Carlo nhìn tỏ vẻ hoài nghi. “Không, Anna, cô không hiểu, cô sẽ thấy, đôi giày ác nghiệt là…”

“Lấy nó cho tôi!”

Carlo đi vào căn phòng phía sau một lúc, sau đó trở lại với một chiếc hộp đựng giày bình thường. Anh mở nắp và lấy ra một cặp giày gớm ghiếc màu đen và trắng. Nhưng chúng không phải là một cặp giày đen và trắng bình thường; cả hai đều dành cho chân bên trái, một chiếc có góc phải lần lượt được chia thành các ngăn riêng biệt và trỏ các ngón chân theo những hướng khác nhau. Chiếc giày còn lại có độ dài 6 inch và được uốn cong vào phía trong giống như một chiếc ghế xích đu với một lưỡi dao lam để giữ chân đúng vị trí. Carlo nói ngập ngừng, “… Bây giờ cô đã thấy tại sao…nó không thích hợp cho con người…”

“Hãy đi nó vào chân của tôi.”

“Nhưng…”

“Hãy đi nó vào chân của tôi ngay!”

Carlo biết rằng tất cả mọi lời khuyên can đều vô ích. Anh quỳ xuống trước mặt cô và cố nhét chân của cô ta vào đôi giày đó.

Những tiếng la hét thất thanh vang lên.

Anna bò đến tấm gương và đưa bàn chân đẫm máu của mình ra để có thể nhìn thấy trong gương.

“Tôi thích đôi giày này.”

Cô trả tiền cho Carlo và kéo lê ra khỏi cửa hàng để đi xuống phố.

Sau ngày hôm đó, người ta lại nghe lỏm thấy Carlo nói với một vị khách hàng mới, “Vâng, đó là tất cả đôi giày có ở nơi này. Trừ khi, tất nhiên, bạn muốn thử đôi giày ác nghiệt (cruel shoes).”

Câu chuyện rất vui, phải không bạn, nhưng cũng khá bối rối– bạn cảm thấy mơ hồ và không thoải mái trong khi cười với câu chuyện Cruel Shoes. Cái cảm giác ngượng ngịu đó là điều làm cho sự hài hước của Steve có tính chất lật đổ và kích động suy nghĩ. Trước đây tôi đã trích dẫn niềm đam mê suốt đời của mình với sự hài hước dạng lật đổ của tạp chí Mad Magazine, và tôi muốn giữ thương hiệu của Steve Martin cũng ngang ngửa như vậy. Tôi còn nhớ rõ nội dung bộ phim The Jerk mà mình đã xem vào năm 1979. Tôi chỉ có thể hiểu được một nửa nội dung bộ phim vào thời điểm đó, nhưng một nửa tôi đã hiểu đó giúp thay đổi suy nghĩ trong tôi rất nhiều. Tôi đã dần dần giải mã được tài năng thiên phú trong bộ phim của Steve Martin từ lúc đó.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí Smithsonian Magazine, Steve giải thích một số triết lý đằng sau những vở hài kịch độc đáo của ông. Đó là một bài viết tuyệt vời, nhưng một đoạn nổi bật nhất là:

Vào cuối mỗi show diễn ban đêm của tôi tại Troubadour, tôi đứng trên sân khấu và lấy ra 5 quả chuối. Tôi bóc vỏ chúng, đặt một quả trên đầu mình, trong mỗi túi áo một quả và nắm chặt trong mỗi bàn tay một quả. Sau đó, tôi đọc những dòng cuối cùng của phần đánh giá tồi (bad review) mới nhất mà khán giả dành cho tôi: “Vở diễn tuần này của diễn viên hài Steve Martin … 25 phút thường lệ của ông đã thất bại trong việc thiết lập bất kỳ hình ảnh nào để làm cho khán giả nhớ về ông hay vở diễn của ông ta.” Sau đó, tôi bước xuống khỏi sân khấu.

Trở thành lập trình viên giỏiSự chắc chắn trong công việc đã làm tăng cường hành động của tôi. Tôi đã học được một bài học rằng: rất dễ để trở nên tuyệt vời. Mỗi nghệ sĩ đều có một đêm khi mà mọi thứ đều thăng hoa. Những đêm đó là tình cờ: giống như bạn ăn may trong trò đánh bài poker, bạn có thể thấy chúng xuất hiện theo thời gian. Cái khó là trở nên tốt, luôn tốt, ngày này qua ngày khác, không quan trọng về ảnh hưởng của hoàn cảnh.

Steve cứ khăng khăng rằng sự tuyệt vời không phải là một cái gì đó bạn có thể dựa vào, hoặc thậm chí là một cái gì đó bạn nên phấn đấu, và điều đó đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đối với tôi. Sự tuyệt vời là quá khó, quá trừu tượng, quá nản lòng. Việc trở nên tốt–lúc nào cũng tốt– là mục tiêu thật sự, và rằng cần phải làm việc chăm chỉ và kỷ luật. Trở nên tốt– là một cái gì đó cụ thể bạn có thể xắn tay áo lên và thực hiện. Hãy quên sự tuyệt vời đi. Thậm chí liệu chúng ta có thể định nghĩa tuyệt vời là gì không? Giống như Steve Martin, bạn trở nên tuyệt vời thông qua việc cố gắng bản thân để luôn luôn tốt, đêm này qua đêm khác, chỗ này qua chỗ khác, lúc này đến lúc khác.

Triết gia Voltaire trước đây cũng đã từng nói tốt hơn là kẻ thù của tốt (better is the enemy of good); lời khuyên của Steve về cơ bản là: tuyệt vời là kẻ thù của tốt. Nó không hẳn là một thông điệp về phát triển phần mềm, nhưng nó gợi cho tôi nhớ về thuật ngữ tồi hơn thì tốt hơn, ít nhất là từ chỗ tôi đang ngồi. Có một câu chuyện thú vị đằng sau thuật ngữ kinh điển mà tôi đã bình luận về nó trong một bài viết của mình trước đây. Sau khi tiến hành một chút nghiên cứu, tôi thấy Richard Gabriel đã viết một bài rất chi tiết giải thích về lịch sử hình thành của thuật ngữ: tồi hơn thì tốt hơn (worse is better):

Khái niệm gọi là “tồi hơn thì tốt hơn” rất đúng trong việc làm phần mềm (và có lẽ nó cũng đúng trong các lĩnh vực khác nữa), đó là sẽ tốt hơn để bắt đầu với một sự sáng tạo tối thiểu và phát triển nó khi cần thiết. Christopher Alexander có thể gọi đây là “sự phát triển dần dần”. Và sau đây là câu chuyện về sự hình thành của khái niệm này.

Từ năm 1984 cho đến năm 1994 tôi có một công ty chuyên lập trình bằng Lisp có tên là “Lucid, Inc.” Năm 1989 là năm mà các doanh nghiệp lập trình bằng Lisp không phát triển được tốt, một phần vì các công ty AI (trí tuệ nhân tạo) trở nên bết bát và một phần vì những công ty AI đã bắt đầu đổ lỗi cho Lisp và sự yếu kém của nó đối với sự thất bại của lĩnh vực AI. Một ngày mùa xuân năm 1989, khi tôi đang ngồi trong phòng khách Lucid với một số các hacker, và có ai đó đã hỏi tôi tại sao tôi lại nghĩ rằng người ta tin rằng C và Unix đều tốt hơn so với Lisp. Tôi cười và trả lời, “bởi vì, vâng, tồi hơn thì tốt hơn”. Chúng tôi cười phá lên vì câu nói đó một lúc lâu cho đến khi tôi cố gắng tạo ra một cuộc tranh luận về lý do tại sao một cái gì đó rõ ràng tệ hại lại có thể là tốt.

Tất nhiên, ý tưởng đó được hình thành và đủ tốt để phát triển dần theo thời gian. Tôi hoàn toàn đồng ý, và tôi nghĩ rằng lịch sử đã mang bài học này ra gấp trăm lần. Nhưng ngay cả vị tác giả của nó, Richard Gabriel, cũng không thể quyết định liệu tồi hơn có thực sự là tốt hơn. Ông ta đã viết một loạt các bài viết nêu ra những quan điểm vừa tán thành và phản đối trong nhiều năm qua, ông ta có sự do dự, cho thấy cả hai bên “tồi” và “tốt hơn” được đo bằng nhau:

  • Lisp: Good News, Bad News, How to Win Big (original “Worse is Better” talk, 1991)
  • Worse Is Better is Worse (pdf, 1991)
  • Is Worse Really Better? (pdf, 1992)
  • Models of Software Acceptance: How Winners Win (pdf presentation, 1995)
  • Money Through Innovation Reconsidered (pdf, 1995)
  • Back to the Future: Is Worse (Still) Better? (pdf, 2000)
  • Back to the Future: Worse (Still) is Better! (pdf, 2000)

Tuyên bố cuối cùng của Richard về vấn đề này là một chút né tránh: bạn hãy tự quyết định cho chính mình. Tôi không chắc chắn liệu tồi hơn có là tốt hơn hSet featured imageay không. Về mặt cá nhân, tôi nghiêng theo lời khuyên của Steve Martin ở đây: phấn đấu để được luôn tốt, và sự tuyệt vời sẽ tự chăm sóc lấy chính nó.

Techtalk via vinacode

0