17/09/2018, 22:13

Những nỗ lực mới của Google trong phát triển dịch vụ Internet

Trong hai tuần trở lại đây, Google liên tục đưa ra những phương án, giải pháp phát triển dịch vụ nhằm đưa lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Tăng tốc độ lướt Internet với giao thức QUIC mới Với nỗ lực làm World Wide Web trở nên nhanh hơn với người dùng Internet, Google vừa ...

google-sign-search-700x336

Trong hai tuần trở lại đây, Google liên tục đưa ra những phương án, giải pháp phát triển dịch vụ nhằm đưa lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Tăng tốc độ lướt Internet với giao thức QUIC mới

Với nỗ lực làm World Wide Web trở nên nhanh hơn với người dùng Internet, Google vừa công bố kế hoạch đề xuất giao thức mạng tự chế có tên là Quick UDP Internet Connection (QUIC) cho Internet Engineering Task Force (IETF) với mong muốn biến nó thành thế hệ Internet chuẩn tiếp theo. Nếu người dùng nào thường xuyên sử dụng trình duyệt Google Chrome thì sẽ có cơ hội sử dụng thử nghiệm giao thức này.

QUIC là một giao thức chuyển tải có độ trễ thấp cho Internet hiện đại trên UDP, thường được sử dụng cho các dịch vụ truyền thông trực tuyến, chơi game và VoIP. Google lần đầu công bố thử nghiệm giao thức QUIC và thêm nó vào bản cập nhật Chrome Canary hồi tháng 6/2013. Giao thức này bao gồm một loạt các tính năng mới, nhưng quan trọng là QUIC chạy một dòng giao thức ghép kênh trên UDP thay vì TCP. QUIC ra đời nhằm tăng tốc ứng dụng web như: tìm kiếm, giảm thời gian mạng khứ hồi (RTT) mà nó cần để thiết lập kết nối đến máy chủ.

Một số ưu điểm nổi trội của QUIC:

  • Gói dữ liệu lại để hạn chế việc mất thông tin dữ liệu
  • Cơ chế kiểm soát tình trạng tắc nghẽn
  • Chuyển tải UDP để tránh TCP head-of-line blocking
  • Độ an toàn cao, tương tự Transport Layer Service (TLS)
  • Sửa lỗi gói tin để giảm độ trễ truyền lại
  • Kết nối định danh để giảm tình trạng kết nối lại đối với người dùng trên điện thoại
  • Kết nối (0-RTT) nhanh tương tự như TLS Snapstart kết hợp với TCP Fast Open

Với sự hỗ trợ của QUIC, Google muốn kết hợp những tính năng tốt nhất của cả UDP và TCP với mục tiêu kết nối 0-RTT trên không và hỗ trợ SPDY tốt hơn. SPDY chính là giao thức mạng mà Google đã giới thiệu từ năm 2009 và sắp tới sẽ được xây dựng thành giao thức HTTP/2. SPDY được một số trình duyệt hỗ trợ như Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Internet Explorer 11 và một số trạng khác như Facebook, một số phần mềm cung cấp trang web cho trình duyệt.

Remove các dịch vụ quảng cáo

Cũng như những hãng công nghệ khác, Google thực hiện mã hóa dữ liệu nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng của mình. Chẳng hạn như mã hóa email bằng cách chuyển đổi dịch vụ Gmail sang HTTPS, mã hóa dữ liệu truyền giữa các máy chủ và mã hóa các trang web trong tìm kiếm kết quả cũng như sử dụng HTTPS. Trong số đó, Google đang tiến hành remove tất cả các dịch vụ trực tuyến cũng như quảng cáo của mình để sử dụng mã hóa HTTPS mạnh.

Google đã chuyển các quảng cáo youtube của mình sang HTTPS từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, nội dung những quảng cáo đó chủ yếu do các nhà quảng cáo kiểm soát nên giải pháp này hiệu quả đến đâu vẫn là câu trả lời chưa rõ ràng.

Các nhà quảng cáo sử dụng bất kỳ nền tảng mua nào (chẳng hạn như AdWords và DoubleClick) mà có tùy chọn phục vụ cho quảng cáo hiển thị mã hóa HTTPS để liệt kê những địa chỉ HTTPS được cho phép chẳng hạn như Gmail và youtube. Việc mã hóa quảng cáo sẽ giúp Internet trở nên an toàn hơn với người dùng trực tuyến.

Vô hiệu hóa cảnh báo nội dung hỗn hợp trong Google Chrome.

Nhiều người dùng rất khó chịu với những cảnh báo rằng HTTPS mà họ đang sử dụng kích hoạt trang web có chứa nội dung của bên thứ ba không đảm bảo an toàn và buộc họ phải đóng các tab. Vì thế, Google đã phát hành phiên bản Google Chrome 43 mới có thể giúp các nhà phát triển và quản trị hệ thống đảm bảo để trang web HTTPS không bị ảnh hưởng bởi nguồn tài nguyên HTTP không an toàn.

Hiện nay, các trình duyệt của Google chứa một cảnh báo hỗn hợp nội dung với biểu tượng một tam giác màu vàng trên ổ khóa nếu trang HTTPS nào tải nguồn từ một URL HTTP không được mã hóa. Hiểu một cách đơn giản, nếu trang web của người dùng có kích hoạt HTTPS nhưng trang web đang tải nội dụng thì chắc chắn các kết nối chỉ được mã hóa một phần.

Các nội dung HTTP được mã hóa trên các trang web bảo mật có thể bị tin tặc tấn công MITM để truy cập cũng như sửa đổi nội dung. Đây được gọi là trang nội dung hỗn hợp của các trang web và vì thế mà Chrome 43 ra đời.

Chrome 43 nhờ vào một trình duyệt Content Security Policy được biết đến như một nâng cấp tài nguyên không an toàn. Google khuyên người dùng nên kích hoạt nó thông qua một tiêu đề đáp ứng HTTP “Content Security Policy: upgrade insecure requests”.

Với những nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng của mình, Google mong muốn sẽ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Chúng chứng tỏ rằng, Google xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho người dùng.

Theo THN

0