30/07/2019, 09:58

Tâm sự coder – học gì để “tồn tại”?

Những câu hỏi thường gặp trong cộng đồng lập trình là “Học ngôn ngữ này, hay phần mềm kia có kiếm được việc làm không?”, “Big Data, Machine Learning có phải là xu hướng không”, “Những gì được dạy trong trường có ứng dụng nhiều không?”. Vậy những ...

Những câu hỏi thường gặp trong cộng đồng lập trình là “Học ngôn ngữ này, hay phần mềm kia có kiếm được việc làm không?”, “Big Data, Machine Learning có phải là xu hướng không”, “Những gì được dạy trong trường có ứng dụng nhiều không?”. Vậy những ngôn ngữ, công nghệ nào đáng học để tồn tại trong nghề?

Khi nền tảng Đại học là chưa đủ

Đại học chỉ cung cấp những kiến thức nền tảng (thuật toán, nhập môn lập trình) để sinh viên có thể tự học và tìm hiểu thêm. Dù quan trọng nhưng những kiến thức này chưa đủ để đi làm. Lý do là vì công nghệ liên tục thay đổi và phát triển, nên giáo trình khó có thể cải tiến và cập nhật kịp thời. Do vậy, những gì được dạy tại trường ít được dùng tới vì khá cũ.

Từ đó, thay vì tìm việc dựa theo những gì được học như C++, Java và chỉ chăm chăm tìm những gì liên quan đến C++. Java, hãy tìm hiểu thị trường đang cần những gì, và thiếu những gì.

 Để khả năng có việc làm cao hơn, hãy bắt đầu bằng việc xem xét những mẩu tin tuyển dụng, nghiên cứu Job Description và đưa ra nhận xét xem những công ty đang dùng công nghệ gì, và yêu cầu tuyển dụng ra sao, từ đó chuẩn bị hành trang phù hợp nhất.

Bức tranh tổng thể về xu hướng hiện hành

Các công nghệ như AI, Blockchain, Machine Learning đang khá hot và được quan tâm bởi báo chí. Tuy nhiên, khi xem qua số lượng công việc đang được tuyển dụng thì: (Source: TopDev.vn)

Dù có những con số không phải quá thấp nhưng khi đặt chúng lên bàn cân với những công nghệ nghe có vẻ cũ kỹ như Java, PHP, Mobile …

Từ đây có thể đưa ra kết luận học gì có thể dễ tìm việc hơn.

Câu hỏi đặt ra là vì sao những thứ to tát như AI lại có quá ít nhu cầu như vậy? Câu trả lời là các công ty product cũng không quá chuyên về AI hay Machine Learning, nếu đó không phải là sản phẩm chính, ngoài ra số lượng outsource khá nhiều. Hầu hết viện nghiên cứu hay các công ty lớn có nguồn data lớn và đủ tiềm lực tài chính mới có thể thuê team Research để nghiên cứu AI hay Big Data. Ở Singapore, những công việc về software thì rất nhiều nhưng liên quan đến data scientist/engineer hay AI thì rất hiếm, và ưu tiên những ứng viên có bằng Thạc sỹ, có kinh nghiệm nghiên cứu.

Tuy vậy, nếu thật sự đam mê thì các lập trình viên có thể tiếp tục lên cao và tích lũy kinh nghiệm. Vì trên mặt bằng chung những vị trí về AI/Machine Learning có thu nhập cao hơn so với software engineer.

Tham khảo thêm

  AI cùng nỗi lo đáng sợ hơn cả về quê ‘nuôi cá và trồng thêm rau’

Học gì trong 5-10 năm tới?

Để chắc chắn có “công ăn việc làm” thì Web/Mobile hoặc lập trình nhúng luôn là sự lựa chọn tốt. Vì Web và Mobile đã hot trong 5-10 năm nay và vẫn tồn tại đến thời điểm này, và cả 5 – 10 năm nữa.

  • Mảng Mobile

    • iOS: đa phần các dự án dùng Objective C hoặc Swift
    • Android: Java vẫn chiếm đa số dù đã khá cũ, 1 số dự án sử dụng Kotlin
    • Hybrid: viết ứng dụng bằng ngôn ngữ khác và build ứng dụng chạy trên 2 nền tảng. React Native đang là xu huớng do web dev có thể code được, ngoài ra còn có Xamarin và Ionic.
  • Mảng Web

    • Back-end
      • PHP: bao gồm Laravel, Symfony, CodeIgniter, và những platform như WordPress, Magneto
      • C# phổ biến nhất là ASP .NET MVC họa7c ASP.NET Core
      • JAVA phổ biến ở Việt Nam vẫn là Spring và J2EE
      • 1 số ngôn ngữ kác như Python, Ruby, NodeJS,….
    • Front-end: trọng tâm là JavaScript. Những công việc về Front-end hầu hết điều yêu cầu React, một số khác tuyển AngularJS, ..
  • Mảng lập trình nhúng: vi mạch, thiết bị điện tử, …

Tổng kết, để thực sự tồn tại trong ngành lập trình, trước hết nên tìm hiểu những yêu cầu công việc cũng như xem xét thị trường còn thiếu những gì và từ đó bổ sung những kiến thức cần thiết.

0