Bài 5: Các lệnh điều khiển trong PHP

1) Lệnh if else : Câu lệnh này cho phép chúng ta kiểm tra một điều kiện nào đó, nếu đúng (true) thì thực hiện tiếp những gì trong block của if, nếu sai thì thực hiện các câu lệnh trong else. Cú pháp: <?php if ( expression ) { // statement 1; }else { //statement 2; ...

1) Lệnh if else: Câu lệnh này cho phép chúng ta kiểm tra một điều kiện nào đó, nếu đúng (true) thì thực hiện tiếp những gì trong block của if, nếu sai thì thực hiện các câu lệnh trong else.

Cú pháp:

<?php 
	if ( expression ) {  
		// statement 1; 
	}else {  
		//statement 2; 
	}
	// hoặc 
	if(expression)  
		// statement; 
	endif;
?>

Ví dụ:

$a = 1;
$b = 2;
if ($a > $b) {
    echo "a is bigger than b";
}
else if ($a == $b) {
    echo "a is equal to b";
}
else {
    echo "a is smaller than b";
}
//kết quả in ra: a is smaller than b

2) Lệnh switch case: Nếu có nhiều điều kiện ràng buộc thay vì phải if else nhiều lần ta có thể sử dụng switch case để thay thế.

Cú pháp:

<?php 
	switch (expression) {
		case label1:  
			//Code thực hiện nếu expression = label1;     
			break;   
		case label2:   
			//Code thực hiện nếu expression = label2;    
			break;    
		default:  
			//Code thực hiện nếu expression là khác label1 & label2;
	}
?>

Khi câu lệnh switch thực hiện nó sẽ kiểm tra giá trị của expression và so sánh nó với mỗi một trong các giá trị trong các mệnh đề case.

Khi một giá trị thích hợp được tìm thấy, các câu lệnh kết hợp với case được thực hiện cho đến khi gặp câu lệnh break.

Còn nếu không tìm ra được giá trị thích hợp nào thì câu lệnh default sẽ được thực hiện. Nếu như không có câu lệnh break thì chương trình sẽ chạy tiếp tục xuống phía dưới và thực thi luôn cả biểu thức trong default.

Ví dụ:

$fruit ="banana";
switch ($fruit) {
    case "banana":
        echo "fruit is banana";
        break;
    case "orange":
        echo "fruit is orange";
        break;
    case "mango":
        echo "fruit is mango";
        break;
}
//kết quả in ra: fruit is banana

3) Lệnh while: Nếu biểu thức trong while trả về giá trị TRUE thì tiếp tục thực hiện câu lệnh, sau khi thực hiện câu lệnh thì kiểm tra lại biểu thức, nếu vẫn còn trả về giá trị TRUE thì lại tiếp tục thực hiện câu lệnh...cứ tiếp tục như vậy cho tới khi nào biểu thức trả về giá trị FALSE thì thoát khỏi vòng lặp.

Cú pháp:  

<?php 
	while (condition) {
		//mã được thực hiện; 
	} 
	// hoặc
	while(condition):
		//mã được thực hiện; 
	endwhile;
?>

Ví dụ:

$i = 1;
while ($i <= 3) {
   $i++;
}
echo "value of variable i: ".$i."
";
// Kết quả value of variable i: 4
$j = 1;
while ($j <= 3):
    $j++;
endwhile;
echo "value of variable j: ".$i;
//Kết quả value of variable j: 4

4) Lệnh do while: Vòng lặp này giống như vòng lặp while, nhưng thay vì kiểm tra điều kiện vào lúc đầu của đoạn lệnh cần lặp, thì nó lại kiểm tra giá trị điều kiện vào cuối vòng lặp. Điều này có nghĩa là nó luôn luôn thực hiện đoạn lệnh cần lặp ít nhất một lần.

Cú pháp:

<?php 
	do {
		//mã được thực hiện; 
	} while(condition);
?>

P/s: Khác với điều kiện của lệnh if...elseswich...case thì điều của do...while có hơi khác một chút đó là nó chỉ đóng vài trò là điều kiện dừng của vòng loop.

Ví dụ: Tính giai thừa của 5

$result=1;
$i = 5;
do {
    $result*=$i;
    $i ;
} while ($i --> 0);
echo $result;
// Kết quả 120
//1) $i = 5; $i > 0; $result = 1 * 5 = 5;
//2) $i = 4; $i > 0; $result = 5 * 4 = 20;
//3) $i = 3; $i > 0; $result = 20 * 3 = 60;
//4) $i = 2; $i > 0; $result = 60 * 2 = 120;
//5) $i = 1; $i > 0; $result = 120 * 1 = 120;
//6) $i = 1; $i = 0; End

5) Hàm lặp for: Được sử dụng để lặp với số lần nhất định với điều kiện được định nghĩa trước.

Cú pháp:

<?php 
	for (init counter; condition counter; increment counter) {
		//Code thực hiện 
	} 
	// hoặc 
	for (init counter; condition counter; increment counter) {
  		//Code thực hiện
	endfor;
?>
  • Init counter: khởi tạo giá trị đếm ban đầu cho vòng lặp
  • Condition counter: điều kiện kiểm tra để tiếp tục vòng lặp
  • Increment counter: tăng giá trị biến đếm

Ví dụ:

for ($x = 0; $x <= 5; $x++) {
   echo "The number is: $x";
}
// Kết quả:
//The number is: 0
//The number is: 1
//The number is: 2
//The number is: 3
//The number is: 4
//The number is: 5

6) Hàm lặp foreach: Câu lệnh foreach chỉ làm việc với array hoặc object.

Cú pháp:

<?php 
	foreach ($array as $value){  
		//Code thực hiện 
	}
?>

hoặc

<?php 
	foreach ( $array as $key => $value ){ 
		//Code thực hiện 
	}
?>

Ví dụ:

$a = array('a' => 1, 'b' => '2', 'c' => '3');
foreach ( $a as $value ) {
    echo $value, "
";
} //end foreach

// Kết quả:
// 1,
// 2,
// 3,

7) Lệnh break: Được sử dụng để dừng việc thực thi của các vòng lặp for, foreach, while, do-while và switch khi thỏa mãn một điều kiện nào đó.

Ví dụ:

for ( $i=1; $i<=20; $i++ ) {
    echo $i;
    if ( $i == 10 ) break;
}
// Kết quả $i = 10;

Thay vì in ra từ 1 đến 20, vòng lặp trên chỉ in ra 10 số từ 1 đến 10 mà thôi vì khi $i đạt giá trị bằng 10, vòng lặp sẽ kết thúc do câu lệnh break.

8) Lệnh continue: Bỏ qua lần lặp hiện thời và tiếp tục thực hiện các lần lặp tiếp theo trong các vòng lặp for, while, do-while

Ví dụ:

for ( $i=1; $i<=5; $i++ ) {
    if ( $i == 2 ) continue;
    echo $i;
}
// Kết quả: 1 3 4 5

Khi $i đạt giá trị 2, câu lệnh echo $i; sẽ được bỏ qua không thì hành nữa do câu lệnh continue.

Kết luận:

...

0