31/08/2018, 15:24

Thị trường quyết định sự sống còn của doanh nghiệp

“Nếu em làm ra 1 sản phẩm/dịch vụ mà không ai dùng thì sớm muộn gì em cũng phá sản. Yếu tố thị trường chính là người đón nhận sản phẩm của mình. Vì vậy nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.” Cùng đọc bài phỏng vấn của ITviec và anh Đỗ Xuân Huy – Founder & CEO của YouNet ...

start-up

“Nếu em làm ra 1 sản phẩm/dịch vụ mà không ai dùng thì sớm muộn gì em cũng phá sản. Yếu tố thị trường chính là người đón nhận sản phẩm của mình. Vì vậy nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.”

Cùng đọc bài phỏng vấn của ITviec và anh Đỗ Xuân Huy – Founder & CEO của YouNet Social Intranet – để nghe anh chia sẻ về:

  • Những con đường anh đã đi qua để thành lập nên YouNet Social Intranet
  • Lời khuyên anh dành cho những bạn muốn thành lập 1 IT startup

Anh có th k li 1 chút v bn thân mình được không ?

Tất nhiên rồi. Sau khi tốt nghiệp đại học Bách Khoa vào năm 2001 – 2002, anh làm việc tại TBL Media, 1 công ty của Mỹ ở cả 2 vị trí là Developer & QC Engineer. Sau đó, anh thấy mô hình công ty không phù hợp với định hướng của mình, nên anh chuyển sang TMA Solutions, bắt đầu từ vị trí QC Engineer và Senior Manager trong vòng 6 năm.

Trong quá trình làm, anh ngày càng nhận ra yếu tố để thành công trong công việc tập trung ở khía cạnh con người. Với bản chất của anh cũng khá lười. Trong quá trình làm việc, mọi vấn đề sếp giao, anh luôn kiếm cách hoàn thành công việc nhanh và hiệu quả nhất. Việc ‘lười’ giúp anh thăng tiến cực kì nhanh.

Sau TMA, anh làm ở 1 vài công ty bao gồm Unicom Software JSC (vị trí Vice President, SEPG Head, QMS Head, QC Manager khoảng 1 năm rưỡi), NQETS (vị trí Country Director khoảng 1 năm), FPT Software (vị trí Senior Manager, Business Development Manager, Operation Manager, Delivery Manager khoảng 1 năm), LogiGear (vị trí Senior Engineering Manager khoảng 2 năm rưỡi).

Cuối năm 2011, đầu 2012, anh bắt tay với YouNet và làm Operations Director. Gần 2 năm sau đó, anh cùng với bạn thành lập YouNet Social Intranet. Hiện tại YouNet có 3 công ty là YouNet Co, YouNet Media, YouNet Social Intranet.

Tư tưởng ‘lười’ đã giúp anh thế nào trong s nghip ca mình?

Anh thích làm nhanh gọn lẹ để tiết kiệm thời gian. Nhưng làm nhanh dễ sinh ra ẩu, mắc nhiều sai lầm. Vì vậy, trước khi làm gì, anh luôn nghĩ phương pháp trước. Khi đã xác định phương pháp rồi thì mới làm để công việc được hoàn thành nhanh và chính xác.

Ví dụ lúc làm ở TMA, anh tìm ra nhịp sinh học của mình và làm những công việc khó vào khung thời gian này để hoàn thành công việc thật nhanh, thật tốt, dần dần sếp tin tưởng và đưa anh lên làm Lead. Khi là Lead rồi, anh nói chuyện với các Developer của anh để giúp các bạn tìm ra nhịp sinh học của từng bạn, giúp các bạn ‘lười’ theo anh, làm việc hiệu quả hơn, nhanh hơn. Ngoài ra, anh tìm kiếm những lỗ hổng (gaps) khiến anh và các anh em tốn nhiều thời gian làm việc. Loại bỏ gaps đó, thời gian vừa giảm mà năng suất lại tăng.

start-up

Anh Huy cùng gia đình

Vì sao anh li thành lp công ty?

Người trẻ thường muốn lưu lại 1 cái gì đó cho xã hội. Trong ngành IT, điều đó được chứng minh qua các ý tưởng. Mà muốn hiện thực ý tưởng thì phải tìm đến cơ hội kinh doanh. Anh cũng có khao khát khẳng định mình nên anh thành lập công ty.

Việc thành lập công ty cũng là cái duyên, và không phải startup nào cũng thành công. Anh cũng từng thất bại 1-2 cái rồi.

Vì sao các công ty trước ca anh li tht bi?

Câu chuyện thất bại của các startup trước xuất phát từ bản thân anh.

Anh làm hơn mười mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực outsourcing, nên khi thành lập công ty product, anh vẫn nhìn nhận thị trường ở góc nhìn của người làm outsourcing. Sau này anh mới phát hiện ra là góc nhìn ca anh v th trường product gần như chưa đúng được 50%.

Vì vậy kinh nghiệm của anh là nếu em có kinh nghiệm làm công ty outsourcing nhưng lại muốn mở công ty product, thì hãy tìm người có kinh nghiệm ở công ty product mà hợp tác. Như với YouNet Social Intranet, anh đã tìm được 1 co-founder có nhiều kinh nghiệm về mảng product.

Phần khác lí do thất bại, anh nghĩ là do thiếu may mn. Thời điểm anh thất bại là khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Do ai cũng giữ khư khư tiền mặt nên làm cho dòng chảy tiền tệ không lưu thông.

Cuối cùng, anh thất bại là do yếu t con người. Khi các founders không kết hợp với nhau tốt, không hiểu ý nhau, không minh bạch về tài chính thì rạn nứt và đổ bể là điều tất nhiên.

Đim cng và đim tr ca vic thành lp công ty là gì vy anh?

Các bạn trẻ vừa ra trường mà thành lập doanh nghiệp cũng đáng quý. Tuy nhiên tỉ lệ thành công khi làm startup lúc vừa mới ra trường là rất rất hiếm. Anh nghĩ đ chín khi làm startup là khong 5-7 năm sau khi đi làmvà tng tri qua mt vài cương v nhà qun lý, để có cái nhìn chín chắn hơn về thị trường, con người, sản phẩm họ mong muốn phát triển.

Điểm cộng của việc thành lập công ty là mình có thể suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trên những thứ mình làm.

Điểm trừ là áp lực cực kì lớn, vì quyết định của mình ảnh hưởng đến nhiều thứ, thậm chí nhiều gia đình.

start-up

Anh Huy (ngồi ngoài cùng bên phải) chụp hình cùng với đồng nghiệp tại biển Ninh Chữ

Khi thành lp YouNet Social Intranet, anh tng gp phi th thách nào? Anh vượt qua như thế nào và anh hc được gì t nó?

Khó khăn th thách ln nht là th trường. Social Intranet bắt đầu tại thị trường Việt Nam hơn 1 năm trước. Nghe đến social, mọi người thường nghĩ đến Facebook, chat-chít… Tụi anh phải cố gắng truyền thông thông điệp về Social Intranet như là giải pháp truyền thông nội bộ, cộng tác và quản lý hiệu quả giữa nhân viên và các cấp lãnh đạo. Anh phải lặp lại thông điệp này không ngừng trong những lần demo với khách hàng.

Ngoài ra còn có các khó khăn khác như nguồn vốn, cách vận hành, nhân viên.

Để đi qua khó khăn đó, anh cùng bạn founder đã linh động nhìn nhận vấn đề, thay đổi để giải quyết. Tụi anh cũng không dại như ngày xưa, là cái gì cũng tự mày mò. Tận dụng networking của YouNet Group, tụi anh liên hệ với nhiều anh chị đầu ngành, từ marketing đến sales, pháp luật… để được tư vấn chi tiết về cách giải quyết khó khăn trong từng mảng.

Điều này giúp tụi anh ở vị thế đứng trên vai người khổng lồ để di chuyển, nên tụi anh giải quyết mọi thứ suông sẻ hơn. Anh khuyên các bạn khi thành lập startup, nếu có thể tận dụng các mối quan hệ thì hãy tận dụng hết sức có thể, chứ đừng cố tự làm mọi thứ. Vừa mất thời gian, vừa dễ sa vào hướng giải quyết sai.

Th trường có phi là yếu t quan trng hàng đu khi thành lp 1 công ty? Anh làm gì đ xác đnh th trường?

Lúc làm startup, anh cũng có nhiều ý tưởng, cuối cùng chọn ý tưởng thích nhất để làm.

Nhưng thích không chưa đủ. Thang đo ý tưởng có 2 yếu tố là tính thực tế và thị trường. Vì nếu em làm ra 1 sản phẩm/dịch vụ mà không ai dùng thì sớm muộn gì em cũng phá sản. Yếu tố thị trường chính là người đón nhận sản phẩm của mình. Vì vậy nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Anh thường thử thị trường khoảng 2-3 tháng trước khi quyết định đầu tư 100%.

Ví dụ cho B2C, anh chào hàng, xem người tiêu dùng phản hồi thế nào. B2B cũng vậy, cách thử của anh cũng là đi chào hàng, xem phản hồi của khách hàng như thế nào rồi trên đó đánh giá lại sản phẩm.

Nói riêng YouNet Social Intranet thì YouNet Group kinh doanh mọi sản phẩm đều trên nền tảng social do hành vi người tiêu dùng hiện nay bị social tác động cực kì lớn. Anh nghĩ chính vì hành vi người tiêu dùng như vậy nên cách quản trị và vận hành doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi dựa trên nền tảng social sớm thôi. Do đó mà YouNet Social Intranet, giải pháp quản trị nội bộ trong doanh nghiệp trên nền tảng Social sẽ trở thành giải pháp thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp doanh nghiệp: TRUYỀN THÔNG-CỘNG TÁC-QUẢN LÝ một cách rất hiệu quả.

Lợi ích của Social Intranet

Lợi ích của Social Intranet

Quan đim ca anh v vic chn co-founder là như thế nào ?

Yếu t thành công quan trng th 2 sau th trường là co-founder. Những người đó phải thật sự hiểu nhau, sống chết cùng nhau, và sẵn sàng chia sẻ với nhau. 1 trong những lí do khiến anh thất bại trong 2 startup trước là do co-founder. Tụi anh làm bạn thì ok, nhưng khi kinh doanh thì chí hướng vận hành công ty của 2 đứa khác nhau, vì vậy mà công ty tan rã.

Chuyện gặp đúng co-founder thì nó chính là… cái duyên. Mà đã gọi là duyên thì bạn bè hay người lạ gì thì cứ có duyên là sẽ làm chung được thôi. (Cười.)

Trước khi thành lập YouNet Social Intranet, anh từng công tác ở YouNet Group với vai trò Operations Director. Anh gặp lại 1 người bạn cũ. 2 đứa café rồi nói chuyện chơi thôi, nhưng lại nhận ra: anh có nhiều kinh nghiệm tech và từng làm công ty outsourcing; bạn anh có kinh nghiệm làm product; cả 2 đều có nhiều kinh nghệm trong việc quản lý và vận hành công ty. Thế là 2 đứa kết hợp thành lập công ty, thử làm việc với nhau 1 thời gian, bắt đầu từ lên ý tưởng, đánh giá tính khả thi, kế hoạch kinh doanh.

Với cách làm việc thẳng thắn, chia sẻ mọi thứ từ những khó khăn trong công việc, thời gian, cuộc sống… tụi anh dần trở thành bạn tâm giao. Tình bạn này là yếu tố chính giúp tụi anh kết nối và tạo sức mạnh để vượt qua khó khăn.

Anh tng mc phi sai lm nào? Anh vượt qua như thế nào và anh hc hi được gì t nó?

Trong quá trình quản lý dự án, anh từng s dng người sai dn đến d án tht bi.

Lúc đó, anh rất tin tưởng 1 bạn do bạn đó có kỹ thuật cực tốt. Anh đưa bạn đó làm key person của dự án. Nhưng chính vì thấy bạn đó giỏi, rồi tin tưởng bạn đó ngay từ đầu, nên anh đã không kiểm tra và để bạn đó che đi 1 số sai lầm. Đến lúc gần giao sản phẩm, bạn đó xin nghỉ. Anh đoán là do bạn đó biết không thể nào giao sản phẩm thành công, nên tự rút lui trước để chối bỏ trách nhiệm.

Dự án thất bại, nhưng may mắn đó không phải là dự án lớn, nên nó cũng không ảnh hưởng nhiều. Anh chỉ rút ra kinh nghiệm là sau này anh phải kiểm tra kỹ lưỡng tất cả mọi thứ. Ngoài ra khi làm việc phải có quy trình chặt chẽ để theo dõi từng bước của dự án, để xử lý tình huống kịp thời.

start-up

Anh Huy (đứng ngoài cùng bên trái) cùng bạn bè

Anh có li khuyên nào dành cho các bn mun thành lp 1 công ty IT không ?

Anh có 3 lời khuyên.

1) Nên có cái nhìn cc kì nghiêm túc v ý tưởng và có tính toán khoa hc trên ý tưởng đó trước khi làm. Đa số ý tưởng hay đều đã được thực hiện.

Hồi xưa, khi có 1 số ý tưởng hay, anh tìm tòi, đào sâu các dữ liệu  để làm ra app bán trên AppStore hay GooglePlay. Nhưng khi khi tìm hiểu kỹ, ý tưởng đó đều đã có gần trăm cái app tương tự khác. Thế là anh nghĩ lại xem ý tưởng của mình ra sao, nó hoạt động thế nào, nó hay hơn người ta làm sao, để anh tìm lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của anh. Bước làm này đôi khi không giúp sản phẩm hiện có nhưng sẽ giúp rất nhiều cho những sản phẩm tiếp theo.

2) Phi có kế hoch kinh doanh c th. Như anh, ban đầu anh tìm vốn, vạch kế hoạch xem bao lâu thì lấy lại vốn, khi nào có lãi, khi nào cần kêu gọi đầu tư, khi nào từ startup chuyển sang series B, series A, khi nào được bơm vốn…

Vốn đôi lúc không cần nhiều nhưng lại là phần không thể thiếu để vận hành công ty, ít nhất là để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Kế hoạch kinh doanh cũng rất quan trọng vì nó quyết định khá lớn đến vận mệnh công ty. Nó được làm ra từ chiến lược kinh doanh. Mọi người đều có thể làm được kế hoạch kinh doanh dễ dàng nhưng việc “re-plan”, hiệu chỉnh nó thì không phải ai cũng đáp ứng nhanh chóng, nhất là với các startup.

3) Phi dám làm và có nim tin. Cho dù điểm đến có nhiều chông gai, hàng ngày phải nghĩ đến việc kí hợp đồng, lo sản phẩm, dịch  vụ, lo thị trường, lo đối thủ cạnh tranh… Rất nhiều thứ chông gai cần vượt qua, và các bạn cần phải có niềm tin để vượt qua.

Trong những tình huống khó khăn nhất, anh vẫn tự nhẩm trong đầu rằng con đường anh đang đi là đúng đắn, phải giữ vững ý chí. Nếu ngay cả bản thân còn không tin vào chính mình thì sao có ai dám đầu tư cho em? (Cười.)

Robby2

Bạn cũng đang ấp ủ việc thành lập 1 công ty IT cho riêng mình? Hãy cùng thảo luận với anh Huy và các Developer khác tại phần bình luận cuối bài viết.

Bài Viết Liên Quan

Tính xấu nhất của developer là “Lười” ...
Võ Thành Công: Con đường dù xa cỡ nào, chỉ cần bạn...
Trong khởi nghiệp, đường cùng là sự sáng tạo ̵...
Con người là giá trị của start-up
0