12/08/2018, 16:12

Tốp 5 nghề lương cao trong ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin không còn là ngành mới mẻ ở Việt Nam, giờ đây nó đã là một cụm từ quen thuộc đối với mọi người. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, thường được ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây là một ngành học phong phú với nhiều ...

Ngành công nghệ thông tin không còn là ngành mới mẻ ở Việt Nam, giờ đây nó đã là một cụm từ quen thuộc đối với mọi người. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, thường được ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây là một ngành học phong phú với nhiều kiến thức đa dạng. Các sinh viên khi bước chân vào công nghệ thông tin thường phải học hệ thống các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, kiến thức lập trình website, lập trình phần mềm, hệ thống mạng máy tính, quản trị thông tin, cơ sở dữ liệu...

Trong ngành công nghệ thông tin có khá nhiều nghề với chuyên môn khác nhau, trong số đó có những nghề được đông đảo sinh viên quan tâm hiện nay, đây cũng là tốp những nghề có lương cao nay:

Tốp 5 nghề trong ngành công nghệ thông tin

Công việc lập trình viên

Tốp 5 nghề trong ngành công nghệ thông tin

Đứng đầu trong số các công việc được yêu thích nhất tại ngành công nghệ thông tin chính là nghề lập trình viên. Khi học lập trình, bạn có thể thiết kế web công ty để phục vụ công việc kinh doanh, bán hàng, thiết kế phần mềm ứng dụng web, phần mềm ứng dụng cho máy tính, app trên điện thoại,... Nếu không thích thiết kế web cho công ty doanh nghiệp thì bạn cũng có thể tự làm một website nghe nhạc, website giải trí, website tin tức để kiếm tiền online. Hiện nay hình thức MMO đang rất phát triển, được nhiều lập trình viên ưa chuộng. Chỉ cần một chút khéo léo va siêng năng bạn đã có thể làm ra website phục vụ nhu cầu của người dùng. Ví dụ như làm website nghe nhạc, trên website nghe nhạc bạn thiết kế các chức năng nghe nhạc online, tải nhạc chuông, tìm lời bài hát, hoặc tạo danh sách phát trên website nhạc đó... Khi có đủ đông người dùng truy cập vào trang web của bạn, đây là lúc bạn có thể bắt đầu kiếm tiền từ quảng cáo, hoặc tiếp thị cho một đơn vị thứ ba nào đó.

Hoặc lập trình robot để thiết kế các phần phần mếm ứng dung vào việc điều khiển hệ thống máy móc, cơ khi như camera, thiết bị hồng ngoại, máy hàn, máy tiện,... Để có thể làm ra những sản phẩm trên, đòi hỏi bạn phải nắm vững các ngôn ngữ lập trình, có khả năng đọc hiểu, viết code thành thạo bằng các ngôn ngữ lập trình như Python, Java, JavaScript, C++, CSS, .Net, Visual Basic,... Nâng cấp lên một chút thì nghiên cứu html5 và css3 để thiết kế website đẹp mắt, đa dạng, đây là 2 ngôn ngữ lập trình được nâng cấp từ HTML và CSS, có khả năng tùy biến cao, được nhiều đơn vị thiết kế, lập trình website ưa thích. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có vốn tiếng Anh kha khá để có thể giao tiếp và làm việc hiệu quả.

Công việc SEO

 Công việc SEO SEO là công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), nghĩa bạn phải tối ưu nội dung website, cấu trúc website để các công cụ tìm kiếm chọn trang web của bạn phù hợp với tìm kiếm của người dùng. Ở Việt Nam thì SEO hiểu nôm na là phải đưa website của mình lên trang nhất google, vì người Việt thường dùng google để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mà họ quan tâm, mong muốn tìm hiểu hoặc mua.

Công việc SEO bắt đầu nóng lên trong khoảng 5 năm trở lại đây, khi kinh doanh online ở Việt Nam bùng nổ. Các công ty, doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến, tại đây họ mở các website để có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của họ đến đông đảo khách hàng trên cả nước. Do đó, mà độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, người ta hay nói vui thế này: nếu muốn giấu một cái gì, hãy cho nó vào trang 2 google. Trang nhất google chính là mặt tiền đường, để các công ty, doanh nghiệp trưng bày sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng, nếu website của họ nằm ở trang 2, đồng nghĩa với việc họ tự thua đối thủ của mình. Hiện nay, các doanh nghiệp, công ty đều có đội ngũ SEO riêng biệt, thường hay gộp chung vào đội marketing, lương bổng và chế độ phúc lợi khá tốt. Do đó, nếu bạn học ngành SEO, bạn sẽ dễ dàng kiếm được việc làm với thu nhập rất ổn. SEO xứng đáng là một nghề quan trọng trong ngành công nghệ thông tin

Công việc quản trị mạng

Công việc quản trị mạng

Một công việc tiếp theo trong ngành công nghệ thông tin là quản trị mạng. Đây là một công việc bảo vệ, tất nhiên không phải bảo vệ theo kiểu truyền thống. Nếu bạn theo học nghề quản trị mạng, công việc thường làm của bạn làm xây dựng, thiết kế, vận hành, theo dõi hệ thống mạng của công ty. Phải luôn đảm bảo tính bảo mật, an toàn. Nghề này đòi hỏi bạn có những kỹ thuật chống xâm nhập, tấn công từ các hacker. Hiểu được quá trình xâm nhập của các hacker từ đó lên kế hoạch bảo vệ hệ thống an ninh mạng của công ty. Tuy bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những lỗ hổng xuất hiện trong hệ thống mạng, công việc của bạn là phải nhanh chóng kiểm tra, phát hiện, vá lỗ hổng đó đi. Công việc xây dựng và quản lý dữ liệu

Công việc này đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức về DB2, Oracle, XML, C++,... biết điều phối, lên kế hoạch về mặt kỹ thuật, kết nối chúng lại với nhau. Đôi lúc bạn phải cung cấp thông số kỹ thuật cho nhà phát triển phần mềm, thỉnh thoảng kiểm tra việc mã hóa. Biết thiết kế các chương trình ứng dụng như giao diện sử dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong toàn mạng. Đây cũng là một công việc khá hot trong ngành công nghệ thông tin.

Công việc tester

Công việc tester Một trong những việc "sướng" nhất trong ngành công nghệ thông tin chính là tester. Người làm công việc này khá "sướng" vì được kiểm tra, dùng thử để tìm ra lỗi từ những phần mềm, ứng dụng được viết ra bởi lập trình viên. Đây là vị trí khá quan trọng, vị trước khi một phần mềm, ứng dụng nào được ra mắt công chúng, nó đều cần phải được kiểm tra kỹ càng, fix hoàn toàn các lỗi (nếu có). Để làm công việc này thì đòi hỏi bạn phải học những kiến thức của một lập trình viên thực thụ, nhưng công việc chính của bạn không phải lập trình mà là tìm ra lỗi.

0