3 workhack để duy trì năng lượng tích cực tại công sở cho kĩ sư phần mềm
Mặc dù vị trí kĩ sư phần mềm là một vị trí đáng mơ ước với nhiều người, nhưng trên thực tế thì đây là một công việc rất vất vả đòi hỏi hàng tiếng đồng hồ dưới đèn led, máy lạnh “âm độ” và bị “cách ly” với ánh nắng mặt trời. Nói cách khác, viết được một dòng code đơn giản ...
Mặc dù vị trí kĩ sư phần mềm là một vị trí đáng mơ ước với nhiều người, nhưng trên thực tế thì đây là một công việc rất vất vả đòi hỏi hàng tiếng đồng hồ dưới đèn led, máy lạnh “âm độ” và bị “cách ly” với ánh nắng mặt trời. Nói cách khác, viết được một dòng code đơn giản cũng là cả một nghệ thuật và chính vì thế mà nó đòi hỏi nhiều cảm hứng, sự tập trung và nhiều năng lượng bỏ ra đó. Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng giải thích cho bạn một cách dễ hiểu nhất cách để cân bằng giữa duy trì năng lượng tích cực trong môi trường làm việc căng thẳng.
1. Tìm cách giải quyết tiêu hao năng lượng
Tôi vừa mới quay lại làm việc sau 3 tháng có đứa con đầu tiên. Đứa bé vẫn thường thức giấc vài ba lần vào giữa đêm còn tôi thì gần như kiệt sức. Nó gần như đạt đến đỉnh điểm nên tôi không tự chạy xe nữa để tránh xảy ra tai nạn. Cứ nghĩ về chuyện quay lại chốn công sở với những hoạt động bình thường giống như đi đóng phim “Mision Impossible” . Vì thế tôi quyết định tìm hiểu thói quen hàng ngày của mình và tìm cách tránh tiêu tốn năng lượng quá mức.
Tôi đã nắm được khung giờ năng suất nhất trong ngày của mình đó là vào buổi sáng. Chính vì thế tôi phải đảm bảo rằng buổi sáng phải tràn trề năng lượng và phải sử dụng chúng hợp lý.
Khi tôi list ra lịch trình buổi sáng của mình, tôi phát hiện ra rằng tôi đã dùng rất nhiều năng lượng kể cả trước khi đến văn phòng. Mọi ngày tôi dậy lúc 5h để cho con ăn, thay đồ cho con, tự chuẩn bị, rồi đưa bé đến nhà trẻ rồi đến công ty. Khi tôi đến nơi là 8h, thì năng lượng lúc đó đã cạn.
Đây là những kinh nghiệm đối với những người có gia đình như tôi, nếu bạn còn độc thân thì không cần xem qua đoạn này cũng được. Tôi đang cân nhắc về việc bắt xe bus (hoặc bắt Grab) đi đến công ty thay vì tự chạy xe, việc đưa đón con tôi đành phải nhờ ông nội đưa đi, thay vì hối hả trong dòng xe kẹt cứng, tôi lại ngồi thong dong nghe nhạc hoặc đọc sách để tranh thủ nghỉ ngơi. Giá cả sẽ cao hơn rất nhiều – khoảng 5.000 VND (Grab thì nhiều tiền hơn) mỗi lượt, tính ra nó mắc hơn tự đi xe. Nhưng khi tôi nhận ra rằng chi phí này để đổi lấy một ngày làm việc hiệu quả hơn, là khá hợp lý. Nhìn vào tổng giá trị nhận được sau cùng thay vì chỉ nhìn vào giá tiền của mỗi chuyến đi, tôi cũng đã bắt đầu bắt Grab nếu cần đi đâu đó – meetup, khóa học và hội nghị mà trước đây tôi không thể đi.
Tóm lại: check xem thời gian năng suất nhất trong ngày của mình, phân tích xem năng lượng tiêu tốn vào những việc gì và tìm cách giải quyết những phần dư thừa bằng cách tập trung vào bức tranh toàn cảnh chứ không phải là hành động nhỏ lẻ.
2. Hãy cho bản thân nghỉ ngơi
Một trong những đồng nghiệp của tôi không bao giờ nghỉ. Hoàn toàn không. Anh ấy đến sớm và ra về vào 7h. Đôi khi còn tiếp tục làm việc tại nhà. Thậm chí có những ngày anh ấy không nghỉ trưa nữa. Ảnh chỉ vớ đại bất cứ cái gì rồi ăn tại bàn trong khi đang làm việc hoặc chạy đến quán ăn gần nhất, mua đại cái gì rồi về công ty ngay. Có rất nhiều manager cũng có thói quen tương tự.
Một trong những mặt tối nhất của nghề này đó là năng lực nhân viên vẫn được đánh giá dựa trên lượng thời gian làm việc chứ không phải theo hiệu suất. Nghiên cứu gần đây cho thấy nghỉ ngơi rất có lợi cho não: nó tăng tính sáng tạo, cải thiện sự tập trung và giữ mình khỏe mạnh vì cơ thể chúng ta không được “lập trình” để ngồi cả ngày.
Vì thế để giữ cho mức năng lượng luôn cao, lần tới nếu như bạn mệt mỏi, không thể tập trung hoặc ngập trong bug quá lâu, tiếp tục làm việc chỉ làm bạn thêm chán nản thôi. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và bug có thể chạy đi đâu mất trước khi bạn kịp để ý.
Thư giãn không có nghĩa là ngừng làm việc. Thực chất nó nghĩa là để cho não nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi hãy làm gì đó giúp não bình tĩnh ví dụ như hít thở đều, nghe nhạc, uống một ít trà xanh, tập một vài động tác giãn cơ, thậm chí có thể tắm hoặc ngủ một giấc ngắn nếu có thể.
3. Luân chuyển giữa các task khác nhau
Nghề kĩ sư phần mềm phụ trách rất nhiều task đòi hỏi rất nhiều skill khác nhau: check mail, viết code, testing, nói chuyện với cổ đông, học topic mới, review code, gỡ bug, viết tài liệu, thiết kế feature,…
Nếu bạn đang làm một task chỉ yêu cầu một skill nhất định và bạn cảm thấy như bị cạn dần năng lượng, hãy chuyển sang một task khác đòi hỏi skill khác, nó giống như việc cho một phần của não được nghỉ ngơi vậy. Vì thế bạn có thể linh hoạt chuyển task để cho phần não đã hoạt động từ đầu nghỉ ngơi và có thể quay lại task đó.
Ví dụ như nếu bạn đã code ròng rã 2 tiếng và bắt đầu cạn lực, hãy chuyển sang nói chuyện với đồng nghiệp hoặc check mail. Nếu bạn đang học một topic mới và cần nghỉ ngơi, bạn có thể chuyển sang review code hoặc debug lỗi. Một hồi sau bạn có thể quay lại task ban đầu bạn sẽ thấy năng lượng tràn trề khác hẳn.
Tóm lại, để duy trì năng lượng tích cực trong một công việc căng thẳng cao như nghề kĩ sư phần mềm, hãy làm theo 3 bước: Tìm giải pháp tránh tiêu tốn nhiều năng lượng bằng cách tập trung vào bức tranh lớn, nghỉ ngơi và làm gì đó để giảm căng thẳng cho đầu óc, và luân chuyển nhiều task để cho một phần não bộ được nghỉ ngơi.
Khi bạn đã thử hết các cách mà mọi chuyển vẫn dẫm chân tại chỗ, hay quá chán nản công việc hiện tại mặc dù đã đổi mới các cách làm việc, thì tôi nghĩ đã đến lúc bạn hãy tìm cho mình một thử thách mới để có động lực hơn. Tại TopDev – Việc làm IT cho top developers luôn có hàng ngàn thử thách chờ bạn accept.