5S và các bước tiến hành cụ thể (phần 2)
II. 5S Seiton hay Thiết lập trật tự 5S Seiton hay thiết lập trật tự là quá trình lấy các vật dụng được yêu cầu mà còn lại sau khi di dời những thứ thừa thãi và sắp xếp chúng theo cách hiệu quả thông qua việc sử dụng nguyên lí lao động học và dảm bảo rằng mỗi vật dụng “đều có vị trí ...
II. 5S Seiton hay Thiết lập trật tự
5S Seiton hay thiết lập trật tự là quá trình lấy các vật dụng được yêu cầu mà còn lại sau khi di dời những thứ thừa thãi và sắp xếp chúng theo cách hiệu quả thông qua việc sử dụng nguyên lí lao động học và dảm bảo rằng mỗi vật dụng “đều có vị trí của nó”.
Các bước cụ thể:
- Đảm bảo các vật dụng không cần thiết bị loại bỏ khỏi nơi làm việc
- Xem xét chu trình làm việc, quyết định thứ nào để đâu.
- Chụp ảnh “lúc trước” trước khi bắt đầu giai đoạn chữ S thứ 2.
- Cùng quyết định với đồng nghiệp nên để thứ nào ở đâu để làm việc sao cho hiệu quả.
- Nên dựa vào tần suất sử dụng của vật dụng. Những vật dùng thường xuyên hơn nên để gần nơi làm việc hơn.
- Nhân viên nên trả lời các câu hỏi: Bạn cần gì để làm việc? Nên đặt vật dụng này ở đâu? Bạn thật sự cần bao nhiêu vật dụng này?
- Tạo một kế hoạch dựa trên các nguyên lí và đặt các vật dụng theo vị trí đó.
- Sử dụng 5 Tại sao để quyết định các vật dụng sẽ thuộc về nơi nào
- Định vị các vật dụng cần thiết để dễ dàng lấy chúng khi cần trong vòng 30 đến 60 giây hoặc vài bước chân tối thiểu.
- Đảm bảo thông báo cho mọi người tại nơi làm về vị trí của các vật dụng.
- Tạo một danh sách rõ ràng các vật dụng và chỗ để, đồng thời đặt chúng trong tủ hoặc ngăn kéo có khóa.
- Đánh dấu mỗi ngăn kéo/ tủ để biết bên trong đựng gì.
- Phác thảo vị trí của thiết bị, nguyên liệu, hoặc khu vực thông thường và vùng an toàn với các đường kẻ: Đường phân chia định nghĩa lối đi và nơi làm việc. Đường đánh dấu chỉ rõ vị trí thiết bị. Đường phạm vi chỉ phạm vi vận hành của các thiết bị. Đường giới hạn chỉ ra giới hạn chiều co liên quan đến các vật dụng trong nới làm việc. Ký hiệu con hổ vẽ cảnh áo khu vực nguy hiểm. Mũi tên chỉ hướng.
- Đánh dấu những vật dùng cần thiết với nhãn dán.
- Chụp ảnh “sau khi” để so sánh.
- Hoàn thành quá trình đánh giá cùng với giám đốc cơ sở vật chất hoặc người có thẩm quyền trong tổ chức.
III. 5S Seiso hay quét dọn, lau chùi
5S Seiso hay quét dọn, lau chùi là lau dọn toàn bộ khu vực, công cụ, máy móc và các thiết bị khác để đảm bảo mọi thứ trở nên như mới. Điều này đảm bảo rằng mọi khuyết điểm sẽ lộ rõ; ví dụ như dầu nhớt rỉ ra từ một cái máy lên sàn nhà mới cọ sáng và sơn như mới.
_Các bước cụ thể: _
- Chụp ảnh “trước khi” thực hiện.
- Thực hiện lau dọn như hoạt động hàng ngày và là một phần của hoạt động kiểm tra. Lau dọn chỗ làm trước khi bắt đầu và kết thúc công việc.
- Dành ra 10 đến 15 phút cho cùng hoạt động mỗi ngày.
- Dọn dẹp giúp gián tiếp kiểm tra mỗi bộ phận và khu vực, do đó nó nên trở thành một thói quen.
- Tìm cách để chặn vết bẩn và nhớt thải. .
- Lau chùi cả bên trong và bên ngoài như hoạt động căn bản hàng ngày.
- Phát hiện và đánh dấu mọi vật dụng gây ra ô nhiễm.
- Dùng 5 Tại sao hoặc phương pháp nguyên nhân - hệ quả để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của chất thải và lựa chọn hành động để ngăn chặn và sửa chữa phù hợp.
- Giữ lại ghi chép tất cả các khu vực cần cải thiện. Ví dụ bảng 1
-
Người làm bảng check 5S nên duy trì như hoạt động hàng ngày. Ví dụ bảng ghi chép minh họa ở bàng 2.
-
Lên kế hoạch, bảng hoạt động và phân công công việc
-
Chụp ảnh “Sau đó”. 13.Thêm 10 đến 15 phút cho Seiso mỗi ngày, người kiểm tra nên có thời gian hàng tuàn cho 5S hoặc ngày 5S hàng tháng
-
Hoàn thành dánh giá dùng 5S để triển khai với giám đốc cơ sở vật chất hoặc người có thẩm quyền trong đơn vị. (còn tiếp)