12/08/2018, 17:48

7 kiểu ngăn cản sự trưởng thành của các kỹ sư trẻ (phần 2)

Tiếp theo phần 1: https://viblo.asia/p/7-kieu-ngan-can-su-truong-thanh-cua-cac-ky-su-tre-phan-1-GrLZDpdEZk0 Đây là bệnh mà những người cần mẫn, cả nể dễ mắc phải Triệu chứng Khi được nhờ một việc nào đó là bỏ dở công việc đã làm từ trước để bắt tay ngay vào việc mới. Hậu quả là First ...

Tiếp theo phần 1:

https://viblo.asia/p/7-kieu-ngan-can-su-truong-thanh-cua-cac-ky-su-tre-phan-1-GrLZDpdEZk0

Đây là bệnh mà những người cần mẫn, cả nể dễ mắc phải

Triệu chứng

  • Khi được nhờ một việc nào đó là bỏ dở công việc đã làm từ trước để bắt tay ngay vào việc mới. Hậu quả là First In Last Out, công việc trước đó bị delay.
  • Dễ dàng nhận những công việc lặt vặt không nâng cao được năng suất của bản thân mà cũng không giúp ích gì cho việc traning đàn em.

Cách phòng tránh

  • Trước tiên cần lý giải được ý nghĩa, lý do, bối cảnh của việc vặt đó
  • Với những việc phải lặp đi lặp lại thì hãy tự động hóa nó, hơi mất thời gian cũng được hãy coi nói như một bài luyện tập.
  • Những việc vặt không cần làm liên tục thì hãy tùy thời điểm mà tính toán bỏ qua.

Hội chứng mà những người khi mới đi làm đã từng bị đàn anh bỏ bê dễ mắc phải.

Triệu chứng

  • Bản thân nghĩ rằng khi còn là người mới mình đã từng bị bỏ bê nên vốn vĩ việc nó là như thế, không hướng dẫn chỉ bảo đến nơi đến chốn những người mới vào mà bỏ mặc họ.
  • Thử giao vài việc cho đàn em rồi lấy lý do chưa làm tốt, mãi không có ý thức học tập, rồi không ngó ngàng tới luôn.

Cách phòng tránh

  • Vứt bỏ ngay suy nghĩ “từ trước đến nay có đào tạo gì đâu nên như thế là đương nhiên”. Chuỗi thất bại liên tiếp đến thời bạn thôi là sẽ chấm dứt.
  • Phải nhận thức được training là một công việc quan trọng của kỹ sư.
  • Khi giao việc cho người ta, phải tính trước đến chuyện có thể sẽ mất gấp 2 ~ 3 lần thời gian mình có thể làm.
  • Khi kết quả không như tưởng tượng thì một nửa trách nhiệm là ở phía người giao việc. Phải xem lại cách truyền đạt của mình và thường xuyên thực hiện kiểm tra giữa chừng.
  • Không viện lý do 2~3 năm rồi không tiến triển rồi bỏ mặc đàn em, tận tình chỉ dẫn đến khi các em phát triển. (Đương nhiên trường hợp các em hoàn toàn không có hứng thú làm việc thì cũng đừng ép quá, nên nói chuyện với bạn đó để đưa ra được phương pháp khác khiến bạn đó thay đổi.)

Từ đây là những chứng bênh mà những bạn có thâm niên hơn một chút dễ mắc phải.

Triệu chứng

  • Chỉ theo đuổi thành quả của một nhà chuyên môn mà đánh mất mục đích công việc.
  • Tự vạch ra ranh giới rằng công việc của mình chỉ đến đây thôi, chỉ cần làm những việc trong phạm vi trấn thủ của mình là được.

Cách phòng tránh

  • Xem xét lại công việc đó là vì cái gì, mục đích tổng thể của nó là gì.
  • Nhận thức được rằng bản thân thực hiện hiệu quả phạm vi công việc mình phụ trách không hẳn là nâng cao được hiệu quả tổng thể.
  • Luôn suy xét từ mục đích công việc xem có gì cần ưu tiên thực hiện hơn không, rồi confirm với khách hàng hay cấp trên.

Bệnh chứng mà những người làm được việc và chăm chỉ dễ mắc phải

Triệu chứng

  • Do những việc chỉ có mình mới làm được tăng lên mà nhầm lẫn bản thân đã trở nên ưu tú.
  • Vì là những công việc chỉ có mình làm được nên ôm hết vào mình, sao nhãng việc đào tạo cho đàn em.
  • Vì bình thường đã quá bận với các công việc chỉ mình mới làm được, nên tình trạng - không thể tập trung vào những việc có độ ưu tiên cao hay những việc thực sự quan trọng - cứ luôn tiếp diễn.

Cách phòng tránh

  • Nhận thức rằng kỹ sư là loại nghề mà tính con người đặc biệt cao, nếu là những việc mà thường ngày mình vẫn đang làm thì chắc chắn sẽ xuất hiện những việc phát sinh chỉ mình mới làm được, chỉ mình mới rõ nhất. (chứ chẳng phải mình kiệt xuất hay gì cả)
  • Nếu là công việc có giá trị mà con người phải làm thì hãy traning cho người bạn có thể share công việc đó, từng phần thôi cũng được.
  • Nếu là công việc không có giá trị mà con người phải làm thì hãy tự động hoá để ai cũng có thể thực hiện được.
  • Từ thông thường chuyển thành trạng thái thảnh thơi để tập trung vào những việc mình thực sự nên làm.

Nếu tránh được các anti-pattern thì bước tiếp theo nên làm gì

Cám ơn các bạn đã đọc đến tận cuối bài viết.

Nếu để nói tránh anti-pattern có chắc chắn trưởng thành được hay không thì đương nhiên là không hẳn như thế.

Vâỵ thì làm thế nào để đào tạo bản thân trở nên tiến bộ? Bằng quan điểm này tôi đã viết bài viêt “Say goodbye với thu thập chứng chỉ vô ích Cách tạo “Bản đồ đào tạo bản thân” ”. Nếu bạn chưa hài lòng với các anti-pattern và muốn biết về các winning pattern thì nhất định hãy tham khảo nhé.

Bài viết của tác giả Isekawa.

0