Blockchain trong chuỗi cung ứng
Blockchain không phải công nghệ mới. Nếu bạn đã từng nghe về Bitcoin, tức là ít nhiều bạn đã biết về blockchain rồi. Nhưng rất có thể bạn chưa biết rằng, blockchain thậm chí có thể tạo nên một cuộc cách mạng trong quản lý chuỗi cung ứng. Trong ngành FMCG(Fast Moving Consumer Goods), rất nhiều các ...
Blockchain không phải công nghệ mới. Nếu bạn đã từng nghe về Bitcoin, tức là ít nhiều bạn đã biết về blockchain rồi. Nhưng rất có thể bạn chưa biết rằng, blockchain thậm chí có thể tạo nên một cuộc cách mạng trong quản lý chuỗi cung ứng.
Trong ngành FMCG(Fast Moving Consumer Goods), rất nhiều các tập đoàn lớn như Walmarts, Co-op… đang sử dụng blockchain để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của họ. Hãy xem blockchain có thể làm được gì.
Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, vì vậy cơ sở dữ liệu này được gọi là chuỗi khối. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được ghi thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Blockchain hoạt động như “một cuốn sổ lớn mọi người cùng dùng chung” để lưu trữ tất cả các thông tin cần theo dõi về hàng hóa, từ khi còn là sản phẩm thô cho đẽn khi đến tay người tiêu dùng. Mỗi hoạt động của sản phẩm đều được lưu lại dưới dạng "khối" (block), cùng một mã chữ & số, được đánh dấu thời gian diễn ra và có thể truy cập bởi tất cả các thành viên trong nội bộ chuỗi cung ứng.
Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao. Vì vậy sự đồng thuận phân cấp có thể đạt được nhờ Blockchain. Vì vậy Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Việc này có tiềm năng giúp xóa bỏ các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.
Co-op sử dụng blockchain để theo dõi sản phẩm cá ngừ từ khi được đánh bắt cho đến khi đến tận tay khách hàng
Hiểu một cách đơn giản, đây là một kỹ thuật mã hóa cho phép xác minh thông tin xuyên suốt vòng đời của sản phẩm, theo dõi dòng đi của sản phẩm giữa các bên mà không cần phải liên tục ghi lại theo kiểu thủ công. Bạn chỉ cần click chuột truy cập là biết ai đã làm gì, vào lúc nào với sản phẩm trong chuỗi.
Thay vì chỉ được truy cập bởi một hoặc một số ít người làm ra, thông tin trong blockchain có thể được hiển thị với tất cả mọi người trong hệ thống. Bạn có thể kiểm tra trực tiếp dữ liệu về sản phẩm bất cứ lúc nào mà không cần phải đi qua bên quản lý trung tâm như trước đây. Tuy vậy, mọi dữ liệu đều được “đóng hộp” vô cùng bảo mật, được đồng bộ và sao chép một cách tự động.
Tính minh bạch - vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng ngày nay Có rất nhiều các bên liên quan tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, đặc biệt trong ngành FMCG. Nghĩa là, có hàng trăm bước phải làm để biến nguyên liệu thô thành sản phảm cuối cùng được tiêu thụ trên thị trường. Từ đó, nguồn gốc cũng như giá thành của sản phẩm rất dễ bị biến tướng, không chỉ với khách hàng mà với cả nhà quản lý chuỗi cung ứng. Điều hành một chuỗi cung ứng tối ưu, tiết kiệm và hiệu quả thật không phải một công việc dễ dàng.
Việc thiếu sự trao đổi thông tin đáng tin cậy xuyên suốt chiều đi của sản phẩm không chỉ gây khó khăn trong việc xác định giá trị thực sự của hàng hóa mà còn trong việc điều tra khi có tiêu cực xảy ra trong quá trình sản xuất: giả mạo, nhiễm bẩn thực phẩm, lạm dụng lao động hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác...
1. Hệ thống theo dõi dữ liệu không lỗi, giúp quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn
Công nghệ Blockchain không cần máy quét hoặc bất cứ thiết bị nào tương tự để xác thực thông tin, nó có thể tự động lưu lại dữ liệu mọi thể loại về sản phẩm. Không còn phải lo lưu trữ tài liệu giấy, không còn cần những báo cáo thủ công. Blockchain lưu lại mọi sự tương tác dù là nhỏ nhất trong suốt chiều đi của sản phẩm. Dữ liệu không hề bị ảnh hưởng, dù có vấn đề gì xảy ra với hệ thống.
Bây giờ, bạn có thể cắt bỏ những chi phí lưu trữ hành chính khổng lồ mà vẫn đảm bảo tính xác thực cao của dữ liệu, từ đó quản lý và dự đoán rủi ro tốt hơn.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu tin cậy và an toàn, tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Với blockchain, dữ liệu một khi đã được xác thực và lưu lại sẽ không thể thay đổi hay đánh cắp. Điều này có được nhờ các kết nối thông minh với một số điều kiện mã hoá được yêu cầu để xác nhận tính hợp lệ và cho phép hoàn tất giao dịch. Bạn sẽ thấy rằng blockchain có thể ngăn chặn những tiêu cực thường thấy trong cơ sở dữ liệu truyền thống, ví dụ như việc khai khống dữ liệu vì mục đích cá nhân. Ngoài ra, với yêu cầu xác thực duy nhất để tương tác với blockchain, những lỗ hổng bảo mật đã được giảm đến mức tối thiểu.
Với quyền truy cập rộng mở cho cả mạng lưới, các thành viên giờ đây có quyền bình đẳng chia sẻ dữ liệu. Điều này giúp tăng sự tin tưởng giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và từ đó, tạo nên sự hợp tác chặt chẽ hơn trong cả hệ thống. Không chỉ thế, doanh nghiệp có thể lấy được sự tin tưởng nhiều hơn từ khách hàng bằng cách show ra tiến trình sản xuất sản phẩm, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh.
3. Tăng năng suất làm việc, đơn giản hóa việc tìm lỗi trong chuỗi cung ứng
Khi lòng tin và sự minh bạch đã được hình thành, tất cả những tương tác liên quan đến sản phẩm đều trở nên nhanh chóng và thông suốt hơn, từ đó tăng năng suất và sản lượng giao dịch.
Lợi ích của blockchain không chỉ dừng lại ở đó. Khi các giao dịch được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu có phân cấp và theo thứ tự thời gian, việc theo dõi lỗi trở nên thật đơn giản. Nó cũng giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng phản ứng kịp thời với các sự cố xảy ra trong chuỗi. Quay lại trường hợp của Chipotle, nếu họ sử dụng blockchain để theo dõi nguồn cũng như chất lượng của nguyên liệu thô, họ đã có thể phát hiện ra vi khuẩn E. coli sớm hơn, loại bỏ các thành phần bị nhiễm bệnh trước khi bán chúng cho khách hàng.
Trường hợp của Chipotle đã trở thành một lời cảnh tỉnh không chỉ đối với các nhà hàng mà cả các công ty FMCG. Việc theo dõi sản phẩm từ khi xuất ra đang ngày càng thu hút sự chú ý của các ông lớn. Đầu năm nay, Walmart đã bắt đầu áp dụng công nghệ trong việc theo dõi sản xuất thịt lợn ở Mỹ và Trung Quốc [4]. Co-op cũng là siêu thị đầu tiên tiên phong nâng cao tính xác thực của thực phẩm với chiến dịch “công bằng thương mại trong thời đại số”
Blockchain: con đường giúp quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn
Công nghệ Blockchain được phân cấp, mở rộng quyền truy cập cho tất cả mọi người, mã hóa, có khả năng lưu trữ một lượng lớn thông tin tự động và đồng bộ. Những ưu điểm này khuyến khích sự tin tưởng giữa các đối tác vốn hay nghi ngờ vào chuỗi cung ứng. Càng nhiều thông tin đáng tin cậy được chia sẻ, tính minh mạch trong chuỗi cung ứng sẽ càng cao. Đó là khởi đầu của một chuỗi cung ứng hiệu quả.
https://en.wikipedia.org/wiki/Blockchain http://logistics-institute.vn/blockchain-trong-chuoi-cung-ung/ https://www.forbes.com/sites/kevinomarah/2017/03/09/blockchain-for-supply-chain-enormous-potential-down-the-road/2/#3540d4b53832 http://www.cityam.com/248873/co-op-exploring-blockchain-technology