20/10/2018, 23:18

Các nhiệm vụ của Technical Test Analyst trong Kiểm thử dựa trên rủi ro

Thông thường các Test Manager có trách nhiệm chung cho việc thiết lập và quản lý chiến lược test . Test Manager sẽ luôn yêu cầu Technical Test Analyst tham gia để đảm bảo việc tiếp cận dựa trên rủi ro được thực hiện chính xác. Bởi vì chuyên môn kỹ thuật của họ, Technical Test Analyst được tham gia ...

Thông thường các Test Manager có trách nhiệm chung cho việc thiết lập và quản lý chiến lược test . Test Manager sẽ luôn yêu cầu Technical Test Analyst tham gia để đảm bảo việc tiếp cận dựa trên rủi ro được thực hiện chính xác. Bởi vì chuyên môn kỹ thuật của họ, Technical Test Analyst được tham gia vào các nhiệm vụ kiểm thử dựa trên rủi ro như sau:

  • Xác định rủi ro
  • Đánh giá rủi ro
  • Giảm thiểu rủi ro

Những nhiệm vụ này được thực hiện lặp đi lặp lại xuyên suốt dự án để giải quyết các rủi ro của sản phẩm và thay thứ tự ưu tiên, thường xuyên đánh giá và giao tiếp trạng thái của rủi ro.

Technical Test Analyst làm việc bên trong khung kiểm thử dựa trên rủi ro được thiết lặp bởi người quản lý kiểm thử của dự án. Technical Test Analyst đóng góp kiến thức của mình về những rủi ro kỹ thuật trong dự án, chẳng hạn như rủi ro liên quan đến bảo mật, độ tin cậy và hiệu suất của hệ thống.

1.1 Xác định rủi ro

Quá trình xác định rủi ro là khả năng phát hiện số lượng rủi ro lớn nhất có thể. Bởi vì Technical Test Analysts có các kỹ thuật riêng. Các kỹ thuật này đặc biệt phù hợp để tiến hành các cuộc phỏng vấn chuyên gia, các cuộc họp brainstorming với các đồng nghiệp và cũng phân tích những kinh nghiệm hiện tại và quá khứ để xác định những vị trí mà có khả năng xảy ra rủi ro của sản phẩm. Đặc biệt, các Technical Test Analyst làm việc chặt chẽ với các đồng nghiệp kỹ thuật khác (ví dụ: nhà phát triển, kiến trúc sư, kỹ sư phần mềm) để xác định các khu vực của rủi ro kỹ thuật.

Một số các ví dụ về rủi ro có thể được xác định bao gồm:

  • Rủi ro hiệu suất (ví dụ: không có khả năng đạt được thời gian phản hồi trong điều kiện tải cao).
  • Rủi ro bảo mật (ví dụ: tiết lộ dữ liệu nhạy cảm thông qua các cuộc tấn công bảo mật).
  • Rủi ro về độ tin cậy (ví dụ: ứng dụng không thể gặp được những cái hiện có trong thỏa thuận mức độ dịch vụ ).

Các khu vực rủi ro liên quan đến xác định đặc trưng chất lượng phần mềm.

1.2 Đánh giá rủi ro

Trong khi xác định rủi ro là xác định càng nhiều rủi ro nhiều nhất có thể, đánh giá rủi ro là việc nghiên cứu về những rủi ro đã được xác định đó để phân loại từng rủi ro và xác định khả năng và tác động liên quan đến từng rủi ro.

Xác định mức độ rủi ro thường liên quan đến việc đánh giá, đối với từng mục rủi ro, khả năng xảy ra và tác động khi xảy ra. Khả năng xảy ra thường được hiểu là khả năng vấn đề tiềm ẩn có thể tồn tại trong hệ thống dưới sự kiểm thử.

Technical Test Analyst góp phần tìm kiếm và tìm hiểu rủi ro kỹ thuật tiềm ẩn cho mỗi mục rủi ro trong khi Test Analyst góp phần tìm hiểu tác động của vấn đề liên quan đến kinh doanh có thể xảy ra.

Các nhân tố thông thường cần xem xét bao gồm:

  • Độ phức tạp của công nghệ
  • Độ phức tạp của cấu trúc mã nguồn
  • Sự xung đột giữa các bên liên quan tương ứng với các yêu cầu kỹ thuật
  • Các vấn đề giao tiếp phát sinh từ sự phân bố địa lý của tổ chức phát triển
  • Các công cụ và công nghệ
  • Thời gian, sức ép về nguồn lực và quản lý
  • Thiếu đảm bảo chất lượng từ sớm
  • Tỉ lệ thay đổi của các yêu cầu kỹ thuật cao
  • Một lượng lớn các lỗi được tìm thấy liên quan đến các đặc trưng chất lượng kỹ thuật
  • Các vấn đề liên quan đến tích hợp và giao diện kỹ thuật.

Thông tin rủi ro hiện có được đưa ra, Technical Test Analyst thiết lập mức độ rủi ro theo hướng dẫn đã được Test Manager thiết lập. Ví dụ, Test Manager có thể xác định các rủi ro nên được phân loại theo các giá trị từ 1 đến 10 với 1 là mức độ rủi ro lớn nhất.

1.3 Giảm thiểu rủi ro

Trong suốt dự án, Technical Test Analysts ảnh hưởng tới việc kiểm thử tương ứng với các rủi ro đã được xác định như thế nào. Điều này thường bao gồm những điều sau:

  • Giảm thiểu rủi ro bằng cách thực thi phần lớn những công việc kiểm thử quan trọng và bằng cách đưa vào các hoạt động phù hợp cho các hoạt động giảm thiểu và phòng tránh được đưa ra trong kế hoạch kiểm thử và chiến lược kiểm thử.

  • Đánh giá các rủi ro dựa trên các thông tin bổ sung thu thập được khi dự án mở và sử dụng thông tin để thực hiện hành động giảm thiếu nhằm làm giảm khả năng và tác động của rủi ro đã được xác định và được phân tích trước đó.

Ở trên tôi đã giới thiệu cho các bạn về nhiệm vụ của Technical Test Analyst trong Kiểm thử dựa trên rủi ro. Bây giờ tôi sẽ đưa ra ví dụ giúp các bạn hiểu thêm hơn về vấn đề này

Ở hình trên bạn nhìn thấy một văn bản phân tích rủi ro chất lượng. Trong văn bản này phương pháp tiếp cận mà họ sử dụng là Pragmatic Risk Analysis and Management. Trong bảng này, bạn có thể nhìn thấy các mục rủi ro là trong ba phân loại phi chức năng: hiệu năng, độ tin tưởng và tối ưu nguồn lực Những mục rủi ro chất lượng được xác định và đánh giá cho một khung chính công cụ quản lý hệ điều hành được gọi là Sysview.

Hy vọng qua bài viết này tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của Technical Test Analyst trong Kiểm thử dựa trên rủi ro.

0