Cách mã hóa tối ưu dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp
Những lo ngại về bảo mật dữ liệu doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng khi gần đây ứng dụng Apple bị rò rỉ ảnh cá nhân và một loạt các cơ sở dữ liệu thẻ tín dụng bị tấn công. Điều này khiến các CEO lo lắng về sự ảnh hưởng lâu dài. Các giám đốc điều hành hiện nay đã thông minh hơn khi đặt một ...
Những lo ngại về bảo mật dữ liệu doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng khi gần đây ứng dụng Apple bị rò rỉ ảnh cá nhân và một loạt các cơ sở dữ liệu thẻ tín dụng bị tấn công. Điều này khiến các CEO lo lắng về sự ảnh hưởng lâu dài.
Các giám đốc điều hành hiện nay đã thông minh hơn khi đặt một khoản phí bảo hiểm cao hơn cho việc bảo vệ dữ liệu của họ. Tuy nhiên, rất khó để phối hợp các biện pháp an ninh trên các hệ thống và các thiết bị khác nhau trong khi lại quá dễ dàng để bỏ qua một hay nhiều thiết bị, ngay cả đối với các chủ doanh nghiệp thận trọng nhất.
Một trong những giải pháp tốt nhất cho vấn đề này chính là mã hóa dữ liệu. Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp mã hóa trực tiếp trong máy tính, các thiết bị di động, các hệ thống điện toán đám mây của họ và một số thiết bị khác. Có thể không đạt được 100% mức độ bảo vệ khỏi tin tặc và những tên trộm dữ liệu, nhưng chúng làm giảm khả năng dễ bị tấn công cũng như nguy cơ tổn thất tài chính.
Cách mã hóa làm việc?
Sử dụng kết hợp với các biện pháp bảo mật khác, việc mã hóa sẽ đảm bảo dữ liệu được sạch sẽ trong khi vẫn được chuyển giao cho các bên khác. Khi một tập tin được mã hóa, bên ngoài sẽ khó khăn hơn nếu muốn phá vỡ và tiếp cận với thông tin cá nhân nhạy cảm hoặc thông tin kinh doanh.
Mã hóa là một thành phần bảo mật quan trọng với nhiều chức năng như:
- Bảo vệ lưu trữ đám mây:Mặc dù các giải pháp lưu trữ đám mây thường có giá cả phải chăng, có khả năng mở rộng và thuận tiện cho việc chia sẻ, lưu trữ dữ liệu nhưng chúng vẫn dễ bị tấn công từ bên ngoài.
- Che giấu hệ điều hành của người dùng: Khi tất cả mọi thứ trên hệ điều hành của bạn yêu cầu mức bảo vệ cao nhất, các chương trình có sẵn sẽ ẩn toàn bộ khỏi việc bị nhìn thấy.
- Giữ email an toàn:Với một lượng lớn các thông tin nhạy cảm được gửi qua email, mã hóa sẽ giúp nó không bị tin tặc kiểm soát.
Bất kể những tên trộm dữ liệu chuyên nghiệp có thể truy cập vật lý vào máy tính, tất cả các công ty nên sử dụng các mức độ cao nhất có thể mã hóa để bảo vệ dữ liệu của mình.
Làm thế nào các CEO có thể mã hóa dữ liệu quan trọng của công ty
Là một chủ doanh nghiệp, một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để bảo vệ dữ liệu và thiệt hại tài chính là đầu tư vào mã hóa các thiết bị và mạng lưới của bạn.
Mã hóa luôn có sẵn cho bất kỳ thiết bị hoặc khu vực mà thông tin được lưu trữ, bao gồm:
- Lưu lượng truy cập Internet: Đi du lịch với một chiếc máy tính xách tay là cách thuận tiện để có thể truy cập vào các tập tin công ty bất cứ khi nào bạn cần chúng. Nhưng sử dụng một mạng Wi-Fi không bảo đảm ở nơi công cộng lại khiến bạn dễ bị tấn công. Với một mạng riêng ảo (VPN), người dùng có thể truy cập vào máy chủ của bên thứ ba đã được mã hóa thông tin.
- USB và ổ đĩa bên ngoài: Thiết bị lưu trữ dữ liệu di động rất thuận tiện để sử dụng, nhưng khả năng bị trộm cắp hoặc mất mát lại khá lớn. May mắn thay, các sản phẩm như BitLocker To Go giúp bạn giữ các phương tiện di động được mã hóa trong trường hợp rơi vào tay kẻ xấu.
- Mã hóa dữ liệu trên các ổ đĩa cứng: Một mật khẩu đăng nhập vào máy tính thuộc sở hữu công ty sẽ không thể giúp ích nhiều nếu ai đó đánh cắp ổ cứng. Một khi được cắm vào một máy tính khác, ổ cứng sẽ cho phép kẻ trộm có được tất cả các nội dung của nó. Đối với máy tính dùng cho doanh nghiệp hoặc Ultimate Windows 7 hay Vista, Microsoft cung cấp phần mềm mã hóa đầy đủ BitLocker. Đơn giản chỉ cần truy cập đến Control Panel> System and Security> BitLocker Drive Encryption để bật nó lên. Trên hệ điều hành MAC OS điều này cũng sẵn sàng để thực hiện.
- Mật khẩu: Phần cơ bản nhất của mã hóa chính là mật khẩu của bạn. Đối với hầu hết các mật khẩu hack-proof, lựa chọn một mật khẩu dài – 10 hoặc nhiều ký tự – bao gồm cả chữ thường, số và các ký tự đặc biệt. Hãy cung cấp cho mỗi thiết bị hoặc hệ thống một mật khẩu riêng biệt, lưu trữ chúng trong một nơi an toàn nếu bạn không thể ghi nhớ hết chúng.
- Đám mây lưu trữ: Các dịch vụ như Dropbox cung cấp mã hóa dữ liệu đã được xây dựng, bảo vệ thông tin của bạn khi chúng vẫn còn trên máy chủ. Tuy nhiên, người khác cũng có chìa khóa giải mã, cho phép họ truy cập vào thông tin của bạn trong những trường hợp nhất định. Các sản phẩm như TrueCrypt thêm vào địa điểm lưu trữ đám mây giúp cung cấp thêm một lớp bảo mật cho dữ liệu của bạn.
Tuy nhiên, với sự kiện phát tán ảnh nhạy cảm của người nổi tiếng thông qua iCloud của Apple gần đây, tính năng đám mây lưu trữ lại đặt ra một dấu hỏi cho người dùng về mức độ an toàn.
Vì vậy, hãy xem xét cẩn thận những gì, khi nào bạn chuyển dữ liệu vào đám mây; làm việc với một nhà cung cấp dịch vụ đám mây đủ điều kiện để tìm hiểu mức độ mã hóa tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Theo Forbes