12/08/2018, 17:08

Cách trở thành một tester beta giỏi

Bài viết sau được dịch từ link: https://blog.instabug.com/2017/07/how-to-be-a-good-beta-tester/ Tôi là một kỹ sư kiểm soát chất lượng phần mềm với bốn năm kinh nghiệm, và thử nghiệm phần mềm là niềm đam mê của tôi. Tôi rất thích tìm bug - dù là về chức năng, kỹ thuật, thiết kế giao diện người ...

Bài viết sau được dịch từ link: https://blog.instabug.com/2017/07/how-to-be-a-good-beta-tester/

Tôi là một kỹ sư kiểm soát chất lượng phần mềm với bốn năm kinh nghiệm, và thử nghiệm phần mềm là niềm đam mê của tôi. Tôi rất thích tìm bug - dù là về chức năng, kỹ thuật, thiết kế giao diện người dùng, cách hoạt động hay bảo mật - và bàn luận về những bug đó với các developer. Tôi đã làm qua rất nhiều công việc kiểm thử theo dạng freelance cũng như làm kiểm thử viên cho các ứng dụng beta có phạm vi toàn cầu và địa phương. Làm kiểm thử viên beta có rất nhiều lợi ích, kể cả khi làm không công, và dù là với một ứng dụng phổ biến hay một sản phẩm indie. Ngoài những ưu đãi mà các developer dành cho kiểm thử viên beta, bạn còn có thể tiếp xúc với những tính năng mới nhất của ứng dụng. Và nếu bạn làm việc trong lĩnh vực này, một điều tối quan trọng đó là phải thu thập thật nhiều kinh nghiệm, dẫn đầu xu hướng và luôn luôn luyện tập. Bạn có thể biết được mọi chuyện đang xảy ra trên thế giới, từ nhiều loại ứng dụng và đặc điểm khác nhau trong phạm vi kinh doanh để tương tác với người từ những nền văn hoá khác nhau trong ngành công nghiệp phần mềm. Bản thân tôi rất tự hào mỗi khi tìm được lỗi và phản hồi về chúng - vì như vậy có nghĩa là tôi đã góp phần cải thiện phần mềm. Và bug càng lạ bao nhiêu thì tôi càng thấy nó thú vị bấy nhiêu. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm về việc kiểm thử beta để giúp các bạn trở thành những kiểm thử viên beta xuất sắc.

1. Nghĩ xa hơn những bước làm mà người dùng thường sử dụng

Trong khi kiểm thử một ứng dụng, đừng quá tập trung vào bất kỳ chức năng hay trang nào. Hãy cố gắng hết sức để kiểm thử tất cả chức năng và màn hình kể cả khi chúng không phải là chức năng trọng yếu của ứng dụng. Khi đó, bạn sẽ có thể tìm được những lỗi ẩn ở những chỗ mà người ta thường bỏ qua khi kiểm thử. Tiến xa hơn và kiểm tra các case corner. Hãy dùng một chiếc điện thoại cũ với hệ điều hành lỗi thời, bộ nhớ đầy và pin yếu trong khi kết nối đến một thiết bị khác trong một vùng với tín hiệu di động không ổn định có các ứng dụng khác đang chạy đồng thời. Làm đầy bộ nhớ ứng dụng với các ký tự đặc biệt và dữ liệu rác. Hãy suy nghĩ một cách táo bạo, bạn sẽ tìm thấy những lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng tới người dùng mà không ai ngờ tới.

2. Hiểu rõ sản phẩm

Kiểm thử ứng dụng mà không hề biết gì về ứng dụng đó là một điều không thể thiếu giúp các developer biết trước được những phản ứng và trải nghiệm đầu tiên của người dùng. Các kiểm thử viên beta phải tương tác với ứng dụng như thể họ là người dùng thật sự, đây là yêu cầu cơ bản. Để có thể có được nhiều phản hồi hữu ích hơn, hãy tìm hiểu kỹ để hiểu hết về các đặc điểm của sản phẩm. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của những người sử dụng với mục đích khác nhau khi tương tác với ứng dụng, điều đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều trường hợp để kiểm thử hơn. Một cụ già 70 tuổi mắt mờ sử dụng ứng dụng sẽ khác thế nào so với một cậu bé lớp 8 am hiểu công nghệ? Đừng ngại ngần khi đặt câu hỏi trong suốt chu kỳ kiểm thử mỗi khi đối mặt với những điều bạn không hiểu. Người phụ trách về kiểm thử beta sẽ ở đó để giúp bạn.

3. Luôn nhớ là ứng dụng nào cũng sẽ có bug

Hãy cân nhắc vấn đề rằng ứng dụng bạn đang kiểm thử vẫn còn chứa rất nhiều bug sót lại sau quá trình kiểm thử sơ bộ. Nền công nghiệp phần mềm trung bình có khoảng từ 15-50 lỗi trên mỗi 1000 dòng code. Và ¾ số ứng dụng di động được tung ra có trung bình từ 1-10 bug. Nếu sản phẩm đã hoàn thiện thì sẽ chẳng cần đến kiểm thử viên beta và kiểm thử beta làm gì, vậy nên hãy nhớ là, bạn càng phát hiện và phản hồi được nhiều bug thì càng có ít bug tồn tại trong ứng dụng.

4. Đưa ra các báo cáo thật chi tiết

Khi báo cáo về lỗi, hãy luôn chắc rằng dù là người không quen thuộc với sản phẩm đó cũng có thể hiểu được những gì bạn biết. Bạn có thể kiểm tra bằng các tiêu chí sau đây:

  • Một tiêu đề mô tả rõ vấn đề (bao gồm vấn đề và màn hình mà nó xuất hiện)
  • Các bước rõ ràng, dễ tái hiện.
  • Môi trường (model thiết bị, tình trạng kết nối internet, mức độ pin, v.v…)
  • Ảnh chụp màn hình khi có lỗi (bạn cũng có thể gắn thêm video nếu các bước tái hiện quá phức tạp)
  • Số dữ liệu bạn dùng để kiểm thử nếu lỗi xảy ra trong những trường hợp đặc biệt. Các quá trình kiểm thử beta chất lượng đều sử dụng công cụ như Instabug để tự động hóa các báo cáo và giúp cho kiểm thử viên giao tiếp với các nhà phát triển và cung cấp phản hồi dễ dàng hơn.

5. Đưa ra những thay đổi về khả năng sử dụng.

Khi làm kiểm thử viên beta, bạn có trách nhiệm chắc chắn rằng sản phẩm đang hoạt động bình thường, dễ sử dụng và các hoạt động trong đó đều có ý nghĩa. Vậy nên, nếu bạn tìm thấy bất kỳ chức năng nào cần cải thiện để có thể sử dụng dễ dàng hơn thì hãy phản hồi lại ngay cho các developer. Hãy luôn nhớ là sản phẩm bạn đang kiểm thử không phải là kết quả cuối cùng. Không có gì là chắc chắn trước khi sản phẩm được tung ra, và họ sẽ cân nhắc các đề nghị của bạn kể cả sau khi ứng dụng đã đi vào hoạt động.

6. Giữ bí mật tuyệt đối

Để tránh lộ thông tin vào phút cuối, rất nhiều công ty thực hiện vòng kiểm thử beta một cách bí mật, họ dành nhiều tháng để thiết kế và hoàn thiện sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Vậy nên, trách nhiệm của bạn là phải giữ bí mật tuyệt đối, nhất là khi bạn đã ký Thỏa thuận bảo vệ thông tin. Đừng đăng bài về những bug bạn đã tìm được, và trừ khi được cho phép, nếu không cũng đừng bao giờ tiết lộ mình là thành viên của nhóm kiểm thử beta.

0