Cách Viết Test Report (Part 2 - end)
Link phần 1: https://viblo.asia/p/cach-viet-test-report-part-1-djeZ18vmKWz Nguồn: https://geteasyqa.com/qa/write-test-report/ https://www.guru99.com/how-test-reports-predict-the-success-of-your-testing-project.html Trong phần này mình sẽ tiếp tục nói về các vấn đề sau: Nội dung của một ...
Link phần 1: https://viblo.asia/p/cach-viet-test-report-part-1-djeZ18vmKWz
Nguồn: https://geteasyqa.com/qa/write-test-report/
https://www.guru99.com/how-test-reports-predict-the-success-of-your-testing-project.html
Trong phần này mình sẽ tiếp tục nói về các vấn đề sau:
- Nội dung của một bản Test Report
- Các gợi ý để viết Test Report tốt hơn
4. Nội dung của một bản Test Report
Hình ảnh phía dưới đây miêu tả những thành phần cần có trong một bản Test Report (báo cáo kiểm thử).
Thông tin dự án
Thông thường, bạn nên ghi rõ tên dự án, tên sản phẩm và phiên bản của sản phẩm trong bản Test Report. Như ví dụ ở hình ảnh dưới đây.
Mục tiêu kiểm thử
Mục tiêu của từng giai đoạn trong quy trình kiểm thử phần mềm (kiểm tra chức năng, kiểm tra hiệu năng, kiểm tra giao diện người dùng, vv) cần phải được mô tả trong Test Report.
Tóm tắt kiểm thử
Điều tiếp theo bắt buộc phải được chỉ ra như phần dưới đây:
- Số lượng các trường hợp kiểm thử đã thực hiện
- Số lượng các trường hợp kiểm thử thành công
- Số lượng các trường hợp kiểm tra không thành công
- Tỷ lệ phần trăm các trường hợp kiểm thử thành công
- Tỷ lệ phần trăm các trường hợp kiểm thử không thành công
- Các bình luận liên quan
Việc trình bày sẽ tốt hơn nếu bạn thể hiện các thông tin một cách trực quan. Dùng các chỉ dẫn màu sắc, các biểu đồ, và các bảng biểu được đánh dấu nổi bật.
Bạn có thể xem ví dụ dưới đây về Test Report cho các trường hợp kiểm thử (Test cases)
Các lỗi
Phần này nên chứa những thông tin sau:
- Tổng số lỗi đã phát hiện
- Trạng thái mỗi lỗi (mở, đóng, đã sửa lỗi, v.v.) - (open, closed, fixed etc.)
- Số lỗi theo từng trạng thái (mở, đóng, đã sửa lỗi, v.v.) - (open, closed, fixed etc.)
- Phân tích mức độ ưu tiên và mức độ xảy ra lỗi - (Severity and priority)
Hình ảnh phía dưới đây minh hoạ bản Test Report cho các lỗi
Giả sử nhóm dự án đã gửi cho bạn thông tin về lỗi như sau:
- Mật độ lỗi là trung bình 20 lỗi/1000 dòng mã code
- Tổng số 90% lỗi đã được sửa
- Chi tiết của các lỗi được mô tả trong trình theo dõi lỗi
Vậy bạn có thể biểu diễn dữ liệu về lỗi như biểu đồ sau:
5. Các gợi ý để viết Test Report tốt hơn
Test Report là công cụ kết nối giữa Test Manager và stakeholder. Thông qua Test report, Stakeholder có thể hiểu rõ hơn về trạng thái của dự án, chất lượng sản phẩm và những thứ khác nữa.
Kịch bản dưới đây cho chúng ta thấy rằng tại sao chúng ta cần có 1 bản Test report tốt.
Bạn hợp tác với một công ty gia công phần mềm, và người kiểm thử của họ đã thực hiện kiểm thử
hiệu năng cho trang web "Guru99", và gửi cho bạn bản Test report như sau:
Thông tin của bản Test report đấy quá là trừu tượng. Nó không có bất kỳ thông tin chi tiết nào. Stakeholder có thể sẽ cảm thấy bối rối khi đọc bản báo cáo đấy. Và họ có thể sẽ đặt ra những câu hỏi sau:
- Tại sao lại không thực thi 30 Test cases còn lại?
- Những Test cases không thành công là gì?
- Tại sao không có bất kỳ mô tả lỗi nào?
Để giải quyết vấn đề này, sau đây sẽ là một vài gợi ý để việc viết một bản Test Report đầy đủ và tốt hơn
Sự chi tiết
Bạn nên mô tả chi tiết tất cả các hoạt động kiểm thử mà bạn đã thực hiện. Sẽ là một sự sai lầm nếu như bạn đưa các thông tin trừu tượng vào bản báo cáo kiểm thử của mình, bởi vì người đọc sẽ không hiểu được những gì bạn muốn nói.
Sự rõ ràng
Dữ liệu và thông tin trong bản Test Report của bạn nên rõ ràng và dễ hiểu.
Tiêu chuẩn hoá
Sử dụng các mẫu chuẩn cho bản Test Report của bạn. Đầu tiên nó sẽ dễ dàng hơn cho người đọc khi xem xét bản Test Report đó. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thể hiện được sự nhất quán giữa các bản Test Report từ tất cả các dự án của mình.
Tính cụ thể
Bạn không cần viết một bài luận dài về hoạt động của dự án. Mà hãy mô tả và tóm tắt một cách rõ ràng về kết quả kiểm thử và tập trung vào những điểm chính.
Ví dụ
Để viết ra một bản Test report đúng trong trường hợp ví dụ phía trên, người kiểm thử nên cung cấp nhiều thông tin hơn như là:
- Thông tin về dự án
- Vòng đời kiểm thử (Kiểm thử hệ thống, kiểm thử tích hợp...)
- Chức năng nào đã được kiểm thử (% test cases đã thực thi, % test cases đã thành công hoặc thất bại...)
- Báo cáo lỗi (mô tả lỗi, mức độ ảnh hưởng hoặc trạng thái...)
Dưới đây là hình ảnh về một bản mẫu Test Report.