Chỉ bằng thuật toán và đám mây, các nhà nghiên cứu có thể tăng thời lượng pin smartphone tới 60%
Không cần đến các biện pháp phần cứng, các nhà khoa học đã tìm ra cách cải thiện đáng kể thời lượng pin smartphone chỉ bằng các thuật toán kết nối với đám mây. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aston, Anh, đã tìm ra một kỹ thuật giúp tối ưu mức tiêu thụ năng lượng trên smartphone ...
Không cần đến các biện pháp phần cứng, các nhà khoa học đã tìm ra cách cải thiện đáng kể thời lượng pin smartphone chỉ bằng các thuật toán kết nối với đám mây.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aston, Anh, đã tìm ra một kỹ thuật giúp tối ưu mức tiêu thụ năng lượng trên smartphone lên tới 60%.
Được công bố trên tạp chí Transactions on Emerging Telecommunications Technologies Journal, nghiên cứu của họ hướng tới việc tạo ra một nền tảng điện toán đám mây lai cho di động, có thể tự động xác định và tải lên các phần tiêu tốn năng lượng nhất của một ứng dụng để chạy trên các máy chủ từ xa.
Các nhà khoa học tuyên bố rằng, cho dù giải pháp điện toán đám mây lai cho di động không còn là điều mới (ví dụ như Google Maps) đây là lần đầu tiên một nền tảng tương tự như vậy đủ linh hoạt để có thể triển khai cho bất kỳ ứng dụng nào đã được phát triển.
Theo các nhà nghiên cứu, chìa khóa cho giải pháp của họ nằm ở các thuật toán tối ưu hóa để tìm ra những phần nào của ứng dụng có thể tải lên đám mây để chạy. Do những phần này không chạy trực tiếp trên các phần cứng của thiết bị, điện thoại sẽ không cần tiêu tốn các chu kỳ điện toán cho chúng, vì vậy tiết kiệm được năng lượng.
Các kỹ sư tại Đại học Aston do nhà nghiên cứu Amir Akbar dẫn đầu, đã tìm ra cách để làm như vậy trong khi cùng lúc đó, cũng giảm đáng kể kết nối giữa điện thoại và đám mây.
Theo Akbar, công cụ của họ có tác động đến hai ứng dụng trong thực tế: “Trên một tài khoản Instagram thử nghiệm, các kết quả của chúng tôi cho thấy lượng tiêu thụ pin có thể giảm hơn 60% và chỉ tốn thêm 1 MB dữ liệu kết nối mạng.” Ông cho biết. Trên ứng dụng thứ hai – ứng dụng mã nguồn mở Mather – ông tuyên bố phiên bản đã được tối ưu hóa của họ sử dụng năng lượng ít hơn 35%, “với mức tiêu thụ dữ liệu tăng thêm chỉ 4 KB“.
Tuy nhiên, có hai nhược điểm của giải pháp này: đầu tiên là nó chỉ hoạt động nếu có kết nối mạng. Nhưng nó cũng chỉ tiêu tốn năng lượng khi ứng dụng chạy các đoạn code ngay trên thiết bị.
Nhược điểm thứ hai là nó có thể gây ra một số vấn đề về quyền riêng tư, nhưng hiện tại hầu như tất cả chúng ta đều đang sử dụng các ứng dụng với đầy đủ dữ liệu riêng tư thông qua các kết nối được mã hóa – như Google Docs, Office 365, hay Facebook – vì vậy có lẽ điều đó không còn là vấn đề quá quan trọng vào lúc này.
Techtalk via Genk