Chương trình giám sát Treasure Map của NSA đang theo dõi toàn bộ hệ thống Internet
Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ và đối tác từ Anh quốc GCHQ đã bí mật tiếp cận vào mạng nội bộ của một số công ty viễn thông Đức, bao gồm Deutsche Telekom và Netcologne để “theo dõi toàn bộ Internet – mọi thiết bị, mọi nơi và mọi lúc”. Theo báo cáo của trang tin Der Spiegel của Đức ...
Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ và đối tác từ Anh quốc GCHQ đã bí mật tiếp cận vào mạng nội bộ của một số công ty viễn thông Đức, bao gồm Deutsche Telekom và Netcologne để “theo dõi toàn bộ Internet – mọi thiết bị, mọi nơi và mọi lúc”.
Theo báo cáo của trang tin Der Spiegel của Đức từ các tài liệu bị rò rỉ của Edward Snowden, các cơ quan tình báo lớn bao gồm NSA và GCHQ đã cộng tác với nhau để theo dõi toàn bộ Internet toàn cầu theo thời gian như là một phần của chương trình giám sát Treasure Map của NSA, được mệnh danh là “Google Earth of the Internet”.
Treasure Map theo dõi bạn mọi nơi mọi lúc
Các dữ liệu từ các cơ quan tình báo thu thập được không chỉ bao gồm thông tin từ các kênh truyền thông lớn, chẳng hạn như các loại cáp viễn thông. Thêm vào đó, nó cũng bao gồm thông tin từ tất cả các thiết bị đơn chiếc được kết nối với internet tại một nơi nào đó trên thế giới – tất cả các điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính cá nhân – bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Chương trình cho phép tạo ra bản đồ tương tác của internet toàn cầu trong thời gian gần chính xác với thực tế.
Chương trình Treasure Map được Snowden mô tả là “một cái nhìn 300.000 chân của Internet”, vì nó cho phép cơ quan thu thập mạng Wi-Fi và định vị dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới với khoảng 30.000.000-50.000.000 địa chỉ cung cấp dịch vụ Internet. Chương trình lần đầu tiên được công bố bởi tờ New York Times vào cuối năm ngoái cùng với các tài liệu khác của Snowden.
Nhưng vào thời điểm đó, các quan chức tình báo Mỹ dường như cho rằng chương trình này không được sử dụng với mục đích giám sát, mà chỉ để lập bản đồ mạng lưới nước ngoài và mạng nội bộ Bộ Quốc phòng Mỹ, bị cơ quan NSA hạn chế số lượng dữ liệu cho phép.
Các cơ quan nhóm Five Eyes
Der Spiegel cho biết 5 cơ quan của nhóm Five Eyes bao gồm Mỹ, Úc, Anh, Canada và New Zealand. Các nhà điều tra của quốc hội Đức lên kế hoạch chất vấn giám đốc điều hành của các nhà khai thác viễn thông về chương trình mà các cơ quan này đột nhập vào mạng lưới cung cấp dịch vụ để theo dõi họ. Tuy nhiên, Deutsche Telekom báo cáo cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng của các thao tác hay truy cập vào các mạng bên ngoài. Một phát ngôn viên của Deutsche Telekom nói với Reuters: “Chúng tôi đang xem xét tất cả các dấu hiệu cho thấy các thao tác khả nghi nhưng vẫn chưa tìm thấy bất kỳ manh mối nào cho cuộc điều tra của chúng tôi. Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với các chuyên gia CNTT và cũng đã liên lạc với cơ quan an ninh Đức. Hoàn toàn không thể chấp nhận được nếu một cơ quan tình báo nước ngoài truy cập vào mạng của chúng tôi”.
NSA vẫn chưa bình luận gì về những cáo buộc mới nhất liên quan đến Treasure Map. Trong khi đó, GCHQ nói rằng công việc của họ được thực hiện theo một khuôn khổ pháp lý và chính sách nghiêm ngặt, đảm bảo rằng các hoạt động của của họ được ủy quyền, cần thiết và tương xứng, có sự giám sát nghiêm ngặt của các cơ quan chính phủ khác.
Mối quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ
Ủy ban điều tra NSA của Đức được thành lập hồi tháng ba để điều tra những cáo buộc liên quan đến giám sát toàn cầu mà Edward Snowden tiết lộ, rằng chính phủ Mỹ đã nghe trộm công dân Đức và thậm chí là nghe trộm điện thoại di động cá nhân của Thủ tướng Angela Merkel. Vấn đề này đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa 2 quốc gia và đặt ra vấn đề lòng tin giữa các đồng minh lâu năm giữa Berlin và Washington.
Quan hệ giữa hai quốc gia càng trở nên tồi tệ hơn khi hai tháng trở lại đây, Đức đã bắt giữ một sĩ quan tình báo Đức làm điệp viên hai mang và truyền thông tin cho CIA về ủy ban điều tra NSA của quốc hội Đức. Điều này cho thấy rằng Hoa Kỳ vẫn luôn rình mò theo dõi.
Theo THN