17/09/2018, 19:57

Cục dự trữ liên bang Mỹ đe dọa phạt Yahoo $250.000 mỗi ngày do không tuân thủ PRISM

Một trận chiến bí mật và khá cứng rắn Yahoo đưa ra tại tòa để chống lại chương trình gián điệp PRISM của NSA đã kết thúc vào năm 2008 sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ(Feds) đe dọa phạt một khoản tiền lên đến $ 250,000 mỗi ngày nếu trang mạng khổng lồ này không tuân thủ và tòa án phán quyết rằng lập ...

Một trận chiến bí mật và khá cứng rắn Yahoo đưa ra tại tòa để chống lại chương trình gián điệp PRISM của NSA đã kết thúc vào năm 2008 sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ(Feds) đe dọa phạt một khoản tiền lên đến $ 250,000 mỗi ngày nếu trang mạng khổng lồ này không tuân thủ và tòa án phán quyết rằng lập luận của Yahoo nhằm chống lại Feds là không có cơ sở.

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Feds) đe dọa phạt Yahoo $250.000 mỗi ngày do Không Tuân thủ PRISM

Các chi tiết của hành động đe dọa này đã được công khai ngày hôm nay sau khi 1.500 trang có giá trị của các tài liệu tiết lộ thông tin mới về cuộc chiến không khoan nhượng Feds đã thực hiện để buộc các công ty phải chấp thuận yêu cầu của mình. Các thông tin lần đầu tiên được đăng tải trên Washington Post sau khi một bài viết trên blog được xuất bản bởi luật sư của Yahoo tiết lộ rằng các tài liệu đã được “bóc niêm phong” và lần đầu tiên tiết lộ mối đe dọa về hành động phạt tiền của một cơ quan chính phủ.

Yahoo đã chiến đấu để công khai các tài liệu nhằm đưa ra ánh sáng các chương trình thu thập dữ liệu của chính phủ và gây tranh cãi của Tòa án FISA trong việc phê duyệt hầu hết các dữ liệu mà chính phủ yêu cầu.

Bạn  có thể đọc thêm về dự án PRISM của NSA tại đây.

Công ty phản biện trước tòa vào năm 2007 bởi vì họ cho rằng yêu cầu một số lượng lớn dữ liệu email là đi ngược lại hiến pháp nhưng họ đã bị thua kiện trong cuộc chiến ở phiên sơ thẩm và phúc thẩm tại Tòa án tình báo nước ngoài. Đây là một trong chín công ty Internet đầu tiên phản đối yêu cầu cung cấp dữ liệu về khách hàng cho chính phủ và là một chiến thắng rất quan trọng của Feds kể từ khi họ được chấp thuận thi hành các phán quyết yêu cầu các công ty khác tuân thủ.

Theo phán quyết, mỗi công ty internet phải tuân thủ chương trình tại mỗi thời điểm khác nhau.

Các tài liệu được công khai nhấn mạnh quá trình Yahoo đã phải đấu tranh từng bước trước những thách thức về nỗ lực giám sát của Chính phủ Mỹ, Tại một thời điểm, Chính phủ Hoa Kỳ đe dọa phạt $ 250,000 mỗi ngày nếu Yahoo không tuân thủ.

Việc công khai tài liệu của Tòa án FISA là cực kỳ hiếm nhưng, như Bell lưu ý, đó là “Một chiến thắng quan trọng cho tính minh bạch và (chúng tôi) hy vọng rằng những tài liệu này giúp thúc đẩy cuộc thảo luận thông tin về mối quan hệ giữa tính riêng tư, thủ tục, và thu thập thông tin tình báo.”

Các tài liệu được đăng trực tuyến ngày hôm nay bởi Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia. Bell lưu ý rằng “Mặc dù đã được tiết lộ và công khai nhưng một số phần của tài liệu này hiện vẫn bị niêm phong và không được tiết lộ tính đến hôm nay, thậm chí ngay cả nhóm của chúng tôi cũng không được biết”.

Hiệp hội Dân quyền Mỹ (The American Civil Liberties Union – ACLU) ca ngợi Yahoo đã góp công trong cuộc chiến đẩy lùi kế hoạch giám sát bất hợp lý của chính phủ.

“Yahoo nên được khen ngợi vì hành động đứng lên chống lại yêu cầu của chính phủ nhằm thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng,” Patrick Toomey, luật sư thành viên của ACLU cho biết trong một tuyên bố. “Nhưng tài liệu được công khai hôm nay chỉ nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách cơ cấu cơ bản để mang lại sự minh bạch các hoạt động giám sát của NSA. ”

Cuộc chiến bí mật của Yahoo và chương trình PRISM được đưa ra ánh sáng vào năm ngoái sau khi các tài liệu tiết lộ bởi NSA bị Edward Snowden phơi bày với các chương trình thu thập dữ liệu. Yahoo, Google, Apple và các công ty khác đã chỉ trích gay gắt việc tuân thủ các chương trình và dường như không khoan nhượng với chương trình này. Cuộc chiến dai dẳng của Yahoo với Feds nhằm chống lại chương trình này được đưa ra ánh sáng sau khi một tài liệu bị rò rỉ bởi Snowden phơi bày cuộc chiến pháp lý của Yahoo chống lại phán quyết của Tòa án FISA.

Yahoo đã tiếp tục cuộc chiến trên cơ sở sửa đổi luật lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh rằng một yêu cầu như vậy đòi hỏi một đảm bảo về hậu quả có thể xảy ra và yêu cầu giám sát quá rộng và không hợp lý, đó đã vi phạm Hiến pháp.

Yêu cầu dữ liệu ban đầu xuất phát từ Đạo luật bảo vệ Mỹ, được pháp luật thông qua do sự trỗi dậy của cuộc tấn công khủng bố 11/9 cho phép Giám đốc tình báo quốc gia và Bộ trưởng Tư pháp quyền “thu thập thông tin tình báo nước ngoài liên quan đến công dân được cho là không thuộc lãnh thổ Mỹ một cách hợp lý” trong thời gian lên đến một năm, nếu việc thu thập này đáp ứng năm tiêu chí. Đạo luật bảo vệ Mỹ kết thúc vào tháng Hai năm 2008, nhưng đã được đưa vào Đạo luật sửa đổi FISA vào tháng Bảy năm đó.

Theo luật này, chính phủ phải đảm bảo rằng các thủ tục hợp lý được thiết lập để xác định mục tiêu chắc chắn là công dân không thuộc lãnh thổ Mỹ và mục đích quan trọng của việc thu thập tin tức là để lấy được thông tin tình báo nước ngoài. Trong yêu cầu của mình cho Yahoo, chính phủ dường như đề xuất biện pháp bổ sung họ để đảm bảo rằng việc thu thập dữ liệu của họ là hợp lý.

Tuy nhiên, Yahoo cảm thấy các thủ tục và các biện pháp của chính phủ đề xuất không đầy đủ và từ chối tuân thủ các yêu cầu về thu thập dữ liệu. Chính phủ sau đó yêu cầu Toà án FISA buộc Yahoo phải tuân thủ, và họ đã làm như vậy.

Yahoo đệ đơn để kháng cáo quyết định và yêu cầu tạm không cung cấp dữ liệu trong khi chờ kháng cáo. Tuy nhiên, Tòa án FISA không phê chuẩn yêu cầu tạm ngưng cung cấp dữ liệu, và bắt đầu từ tháng 3 năm 2008, Yahoo đã buộc phải tuân thủ các yêu cầu về dữ liệu trong khi chờ đợi “một khả năng đe dọa xâm phạm quyền dân sự.”

Năm tháng sau, vào tháng Tám năm 2008, Tòa án FISA xem xét và thấy rằng các yêu cầu dữ liệu, được thực hiện vì lý do an ninh quốc gia, đủ điều kiện là một trường hợp ngoại lệ để bảo đảm tuân thủ sửa đổi luật lần thứ tư và phán quyết vẫn y án sơ thẩm.

Đối với mối lo ngại của Yahoo rằng yêu cầu là quá rộng và mở ra khả năng lạm dụng hoạt động, quan tòa đã viết rằng công ty đã “không trình được bằng chứng về bất kỳ thiệt hại nào thực tế, bất kỳ nguy cơ nghiêm trọng nào, hoặc bất kỳ tiềm năng lạm dụng nào trong trường hợp này” và gọi sự lo ngại của Yahoo là “không khác nào một sự than vãn về nguy cơ mà các quan chức chính phủ chắc chắn sẽ không vướng phải. ”

Để nhấn mạnh cho quyết định của mình, quan tòa đã viết rằng chính phủ “đảm bảo với chúng tôi rằng họ không duy trì một cơ sở dữ liệu tình báo thu thập được từ những công dân mà chính phủ Mỹ không nhắm đến, và không có bằng chứng cho thấy họ đã hành động ngược lại.”

Tuy nhiên, những thông tin đáng giá mà Snowden tiết lộ đã cho thấy điều này là một phần sai lầm của tòa án.

Wired

0